Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách trị và phòng ngừa hiệu quả
Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể khởi phát do bị các yếu tố dị nguyên tấn công. Bà bầu nên thận trọng tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ khi thấy bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng được đề cập dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện trước khi mang thai và tiếp tục tái diễn trong thai kỳ. Các yếu tố sau được xác định là nguyên nhân khiến chị em bị bệnh:
- Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng của nồng độ hóc môn estrogen trong thai kỳ làm tăng lượng máu lưu thông đến các mạch máu nằm ở mũi. Điều này khiến niêm mạc mũi bị sung huyết và thúc đẩy bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi mang thai, sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn. Chính vì vậy, các yếu tố dị nguyên có thể dễ dàng tấn công vào cơ thể gây ra phản ứng dị ứng tại mũi.
Góc giải đáp: Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?
Dấu hiệu bà bầu bị viêm mũi dị ứng
- Hắt hơi liên tục.
- Chảy nước mũi ra ngoài hoặc chảy xuống họng.
- Nghẹt mũi.
- Ngứa ở mũi, mắt, tai và cổ họng.
- Mắt đỏ, quầng thâm hoặc chảy nước mắt.
- Nhức mũi, đau đầu …
- Ngủ ngáy.
- Ho khan, đau họng, khạc đàm kéo dài.
5 Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
1. Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý để điều trị viêm mũi dị ứng thông qua hình thức xịt, rửa mũi có thể giúp tạm thời cải thiện các triệu chứng.
Mỗi lần thực hiện bạn có thể xịt từ 3-6 nhát mỗi bên mũi. Giữ nước muối trong mũi từ 15-30 giây rồi nhẹ nhàng xì ra.
2. Dùng thuốc kháng histamin chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai
Các loại thuốc như Chlorpheniramine, Tripelennamine, Loratadine, Cetirizine thường được chỉ định để điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai.
Thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt, khô miệng…
3. Dùng thuốc thông mũi cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Pseudoephedrine là thuốc thông mũi được xếp vào nhóm C, có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Thuốc xịt mũi
Thuốc Cromolyn giúp cải thiện các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Nếu không đáp ứng được với thuốc Cromolyn, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các thuốc như Budesonide hay Rhinocort.
Xem thêm: Top 8 Loại Thuốc Xịt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Hiện Nay
5. Sử dụng liệu pháp miễn dịch cho mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng
Nếu đang được điều trị viêm mũi dị ứng bằng liệu pháp miễn dịch trước khi có bầu, phương pháp này có thể tiếp tục được tiến hành trong thai kỳ. Bác sĩ có thể giảm liều mũi tiêm xuống còn 50%.
Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm mũi khi mang thai thường không trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu sức khỏe người mẹ suy yếu có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu nên biết
- Không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà chưa được chỉ định của bác sĩ.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Mang khẩu trang khi ra đường.
- Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tham gia các bộ môn thể dục phù hợp. Chúng vừa giúp dễ sinh nở, vừa cải thiện sức khỏe.
Bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp được áp dụng đều chỉ nhằm mục đích đối phó tạm thời. Nếu bệnh xuất hiện trong thai kỳ, bạn nên đi khám để được điều trị một cách an toàn.
Tham khảo thêm:
- Bỏ túi 6cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong hiệu quả và an toàn
- 4 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y giúp cải thiện bệnh rõ rệt
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!