9 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hay Nhất
Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà đem lại sự an toàn, tiết kiệm chi phí và phù hợp với mọi đối tượng. Việc điều trị tại nhà cũng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả rõ rệt.
Gợi ý 9 cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu nghiệm
1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Phương pháp này giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn, chống viêm, làm sạch khoang mũi, cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bình rửa mũi chuyên dụng neti pot chứa nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
- Nghiêng đầu sang một bên góc 45 độ, đặt đầu bình xịt vào bên trong lỗ mũi, bóp mạnh bình để xịt nước muối đi sâu vào bên trong.
- Lúc này, phải thở bằng miệng và xì nhẹ mũi.
- Lặp lại tương tự động tác này với bên mũi còn lại.
- Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng tại nhà
2. Xông hơi tinh dầu
Hơi nước nóng chứa tinh dầu khi vào trong khoang mũi sẽ được khuếch tán và thẩm thấu sâu giúp tiêu diệt các ổ viêm, loại bỏ chất nhầy, dịch đờm và các dị nguyên.
Cách thực hiện:
- Đun sôi một ấm nước, đổ ra chậu hoặc tô lớn, thêm vào vài giọt tinh dầu.
- Dùng khăn trùm kín đầu và đưa mặt lại gần chậu nước để xông hơi từ 15 – 20 phút. Chú ý hít thở đều.
3. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng cây giao
Cây giao giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết như ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, đau mũi…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị từ 13 – 15 đốt cành cay giao, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Cho vào nồi đun sôi cùng 300ml nước rồi đổ vào bình có miệng nhỏ.
- Dùng giấy bìa cứng tạo một ống dài, một đầu đặt ở miệng bình, đầu còn lại đặt sát mũi và hít từ từ.
- Kiên trì thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần thực hiện 15 phút.
4. Hạt gấc trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Hạt gấc giàu beta carotene, lycophen… có khả năng giảm sưng viêm, chống khuẩn và kích thích làm săn se những tổn thương trong niêm mạc mũi do bị kích ứng bởi thời tiết.
Cách thực hiện:
- Dùng 15 – 20g hạt gấc, rửa sạch, phơi khô.
- Nướng trên than hồng cho cháy xém phần vỏ.
- Giã nát hạt gấc và xếp vào bình thủy tinh.
- Đổ 250ml rượu trắng cao độ vào, đậy kín nắp và ngâm khoảng 1 tuần.
- Lắc đều bình rượu trước khi dùng, đổ một ít rượu ra chén và dùng bông y tế thấm rượu gấc đắp lên hai bên cánh mũi, sống mũi khoảng 5 phút. Sau đó, xì mạnh mũi rồi vệ sinh mũi lại bằng nước ấm.
5. Gừng chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Trong y học cổ truyền và cả hiện đại, gừng đều có khả năng chống khuẩn, tiêu viêm tại niêm mạc mũi, làm thông thoáng đường thở, giúp cơ thể khỏi bệnh nhanh hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Gừng tươi rửa sạch, cắt lát rồi hãm với nước sôi 15 – 20 phút. Có thể cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong, khuấy đều lên rồi uống hết khi còn ấm.
- Cách 2: Rửa sạch gừng và hành khô, sau đó giã nát, cho vào nồi đun sôi cùng 400ml nước. Khi nước sôi bùng lên thì thêm 2 thìa giấm nuôi. Đổ hỗn hợp này ra tô lớn, dùng khăn trùm kín đầu và xông trong 20 phút.
Gợi ý: 10Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Được Tin Dùng Hiện Nay
6. Dùng mật ong
Mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc mũi do bị kích ứng với thời tiết lạnh.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Pha mật ong với nước ấm để uống hàng ngày. Tối đa 2 ly vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cách 2: Pha mật ong với giấm táo theo tỷ lệ 1:2, thêm nước nóng vào khuấy đều lên rồi uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong.
7. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng tỏi
Tỏi có công dụng chữa được viêm mũi dị ứng thời tiết nhờ chứa hàm lượng cao các chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên như allicin, fitonxit và glycogen.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ, xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.
- Trộn nước cốt tỏi với dầu mè theo tỷ lệ 1:2.
- Dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi nhét vào hai lỗ mũi.
- Để yên khoảng 5 phút rồi vệ sinh mũi.
- Thực hiện cách này trong 2 – 3 tuần.
8. Hoa xuyến chi
Trong hoa xuyến chi có chứa hàm lượng cao những hoạt chất đặc biệt như acetone và methanol có khả năng sát trùng, giảm viêm nhiễm tại niêm mạc mũi,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá của cây hoa xuyến chi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Giã nát lá, vắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nước cốt này nhét vào hai bên lỗ mũi, để yên khoảng 10 phút rồi lấy ra.
- Kết hợp xì mũi thật mạnh. Sau đó vệ sinh mũi thật sạch.
- Kiên trì thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày.
9. Các món ăn bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
- Món chim bồ câu hầm thuốc Bắc: Cho chim bồ câu vào nồi sứ cùng với: 50g hoàng kỳ, 9g tân di cùng đại táo, bạch truật và vài lát gừng. Lưu ý nên cho các thảo dược vào trong túi vải. Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Hầm trên lửa vừa khoảng 40 phút cho chín mềm và có thể lấy ra sử dụng được.
- Món ếch hầm thuốc: Dùng khoảng 3 con ếch cùng một số vị thuốc gồm 15g tây dương sâm, 30g bách bộ và 3g hoàng ma. Cho hết các nguyên liệu vào nồi, đổ nước vào xâm xấp bề mặt và nêm nếm gia vị vừa ăn. Hầm trên lửa nhỏ khoảng 45 phút là có thể ăn được.
- Món cháo thịt bò: Người bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết ăn cháo thịt bò thường xuyên không chỉ bồi bổ sức khỏe, mà còn giảm xuất tiết dịch mũi, cải thiện các triệu chứng.
- Món đậu que xào: Món ăn này có khả năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết khá tốt.
Tham khảo thêm: Bỏ Túi 6 Cách Dùng Gừng Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả
Lưu ý khi thực hiện các cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà
- Dược liệu tự nhiên để trị bệnh, cần đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, sơ chế kỹ.
- Tránh lạm dụng quá mức đối với những cách dân gian.
- Chú ý giữ ấm cơ thể để hạn chế tác động của thời tiết lạnh đến sức khỏe.
- Khi ra ngoài nên che chắn kỹ lưỡng.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và không gian sống sạch sẽ, mát mẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Các mẹo chỉ phù hợp với những người bệnh mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh vừa khởi phát.
- Nếu sau một thời gian áp dụng điều trị tại nhà nhưng không có hiệu quả cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử lý.
Trên đây là 9 cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng những gợi ý sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới giúp chữa trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Top 7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả tốt nhất
- 5 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Bệnh Nhân Thường Gặp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!