Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em – Cách điều trị và phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, thường xuyên tái phát khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên. Bệnh không nguy hiểm nhưng khó trị dứt điểm nếu không có phương pháp phù hợp. 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm mũi dị ứng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm niêm mạc mũi, đặc trưng bởi các triệu chứng như: hắt hơi, tắc mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi khi tiếp xúc với các dị nguyên

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?
Tại Việt Nam, ngày càng nhiều trẻ em bị bệnh viêm mũi dị ứng.

Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh chiếm khoảng 12.3% dân số và có xu hướng gia tăng do các yếu tố: chuyển mùa, ô nhiễm môi trường, sự xuất hiện của kháng nguyên lạ. Các con số thống kê cho thấy, ngày càng nhiều trẻ em mắc căn bệnh trên.

Nguyên nhân & triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng có thể là do yếu tố dị truyền, dị ứng với các dị nguyên (phổ biến là hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, nấm, lông da động vật,…).

Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: 

  • Ngứa họng, tai, mắt
  • Chảy nước mũi trong
  • Ngạt mũi
  • Chảy nước mắt.

Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng chỉ được kích hoạt khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Cách tốt nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc hoặc hít phải các dị nguyên. 

Dùng thuốc điều trị

Thuốc kháng histamin

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorphenamine, có khả năng giảm nhanh triệu chứng ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,…
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 như loratadine, desloratadine, cetirizine, levocitirizine, azelastine làm giảm nhanh các triệu chứng.

Thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi

Thuốc thông mũi được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc xịt mũi, thuốc viên, thường được kê đơn đồng thời với một số loại thuốc khác.

Một số loại thuốc thông mũi được dùng phổ biến gồm: Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin), Cetirizine (Zyrtec-D), Pseudoephedrine (Sudafed), Phenylephrine (Sudafed PE).

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

Corticosteroid là liệu pháp đáp ứng miễn dịch, có tác dụng làm giảm viêm trường hợp bệnh nặng hoặc mạn tính. Điều trị lâu dài bằng Corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, suy tuyến thượng thận.

Dùng thuốc điều trị
Thận trọng khi dùng thuốc chứa corticosteroid.

Chất ổn định tế bào Mast

Chất ổn định tế bào Mast có tác dụng ngăn chặn cơ thể giải phóng histamin, ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Một số thuốc thuộc nhóm trên bao gồm: Lodoxamide – Tromethamine, Nedocromil (Alocril), Natri Cromolyn…

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Có Những Biến Chứng Nào Thường Gặp 

Liệu pháp tiêm miễn dịch

Với những trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng nặng, chuyên gia có thể đề nghị bạn liệu pháp tiêm miễn dịch. 

Thông thường, trong 3  – 6 tháng đầu, sẽ tiêm thuốc 3 lần/ tuần. Trong các giai đoạn tiếp theo, chuyên gia có thể tiêm 2  – 4 lần/ tuần trong thời gian từ 3  – 5 năm.

Liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi

Cơ chế hoạt động của liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi gần giống với liệu pháp miễn dịch.  Tuy nhiên, cách làm này cho phép người bệnh dùng thuốc đặt dưới lưỡi thay vì các mũi tiêm. 

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em?

  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng.
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên.
  • Giữ gìn không gian nhà ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể khi giao mùa.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong thức ăn hằng ngày.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Khi nhận thấy triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng chuyển biến nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Trang bị sớm cách điều trị và phòng ngừa để giúp bé sớm thoát khỏi triệu chứng và biến chứng.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Ngứa mũi, ngứa mắt Ngứa Mũi Ngứa Mắt – Có Phải Do Dị Ứng Hay không?

Ngứa mũi, ngứa mắt là những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…

Thuốc Zyzocete – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Zyzocete có tác dụng chống dị ứng mạnh. Được chỉ định điều trị các triệu chứng của bệnh viêm…

Nằm xuống là bị nghẹt mũi Hễ “nằm xuống là bị nghẹt mũi” là bị gì, làm sao chữa?

Rất nhiều người đang than phiền rằng cứ hễ nằm xuống là họ sẽ bị ngạt mũi. Đây cũng chính…

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không? Là câu hỏi được đặt ra ở nhiều người khi mắc…

viêm mũi dị ứng khi mang thai Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể khởi phát do bị các yếu tố dị nguyên tấn công.…

Chia sẻ
Bỏ qua