Sưng 1 cục ở hậu môn – Có thể dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sưng 1 cục ở hậu môn có thể gây khó chịu và gây đau đớn nếu khối u sưng phát triển đủ lớn. Các cục sưng này có thể là u nang, chấn thương xung quanh hậu môn hoặc thậm chí là dấu hiệu của ung thư hậu môn.

Sưng 1 cục ở hậu môn là bệnh gì?
Sưng 1 cục ở hậu môn có thể là dấu hiệu của u nang, chấn thương hoặc ung thư

Sưng 1 cục ở hậu môn là bệnh gì?

Các khối u, sưng ở hậu môn thường là dấu hiệu tổn thương ở vùng xương chậu dưới hoặc vùng da ở hậu môn. Một số bệnh lý có liên quan phổ biến thường bao gồm:

1. U nang dạng bì

U nang dạng bì là một loại u nang hiếm khi xảy ra, thường lành tính. Tuy nhiên, đôi khi u nang có thể phát triển thành các khối u ác tính bao gồm cả ung thư. Các khối u nang thường được tìm thấy ở tinh hoàn, phần rìa đáy chậu và ở giữa hậu môn – bìu.

Những khối u nang này thường xảy ra trong giai đoạn phát triển của thai nhi. Túi ngoài của nang có cấu trúc tương tự như da và chúng thường có lông, nang lông và cả dây thần kinh. Thông thường u nang dạng bì thường không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng cho đến khi nang phát triển đủ lớn.

U nang dạng bì
U nang dạng bì có thể gây sưng ở hậu môn, đau lưng dưới, khó tiểu

Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sưng một cục ở hậu môn, đáy chậu, tinh hoàn.
  • Khó tiểu.
  • Đau lưng dưới, đôi khi các cơn đau lan ra đến đùi.

U nang da dạng bì thường lành tính. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra khối u nang để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu u nang lành tính bác sĩ sẽ loại bỏ khối u nang. Trong trường hợp, u nang chứa tế bào ung thư hoặc nghi ngờ ung thư bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Chi phí mổ áp xe hậu mônvà địa chỉ uy tín chất lượng

2. U mỡ

U mỡ lành tính hay có tên khoa học là Lipoma. Đây là những khối u mỡ sưng lành tính. Mắc dù u mỡ thường không phổ biến ở vùng hậu môn, đáy chậu những u có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên da.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện một khối u, cục cứng, sưng phồng, hơi mềm trên bề mặt da.
  • Không đau, không gây khó chịu.
  • Nếu u phát triển lớn, u có thể gây khó chịu và khiến quần áo bị chật.

U mỡ là khối u lành tính và có thể không cần điều trị nếu khối u nhỏ. Trong trường hợp, khối u lớn bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để loại bỏ nguy cơ ung thư và phẫu thuật loại bỏ u mỡ.

3. U nang ống hậu môn

Các tuyến ở hậu môn đôi khi có thể bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, phân và tế bào da chết. Điều này có thể dẫn đến hình thành một khối u nang xung quanh hậu môn và các khu vực xung quanh. Các nang này có thể phát triển thành áp xe nếu như bị nhiễm trùng.

U nang ống hậu môn
U nang ống hậu môn gây đau ở đáy chậu đặc biệt là khi ngồi

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Bị sưng 1 cục ở hậu môn, bìu hoặc khu vực xung quanh lỗ hậu môn.
  • Đau ở phần đáy chậu và bụng dưới.
  • Mệt mỏi.

U nang ống hậu môn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bã nhờn, dịch và mủ cần được dẫn lưu ra khỏi cơ thể để tránh các biến chứng.

4. Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến là khối u phát triển trong quá trình hình thành ở thai nhi. U thường xuất hiện dưới dạng một cục u sưng phù ở phần cuối của xương sống. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi một số khối u có thể phát triển thành khối u ác tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau hậu môn khi ngồi
  • Táo bón
  • Có áp lực ở vùng hậu môn
  • Xuất hiện các khối u ở tầng sinh môn hoặc vùng xương sống

Để điều trị ung thư biểu mô tuyến, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Nếu khối u lớn, bác sĩ có thể phẫu thuật cả đáy chậu và ổ bụng.

5. U nang bã nhờn

U nang bã nhờn là những tế bào da không bị bong ra và bị kẹt lại sâu bên trong các nang lông. Điều này khiến bã nhờn, tế bào da chết và lông bị kẹt bên trong nang lông dẫn đến các khối u nang, đau đớn.

Ở vùng đáy chậu, hậu môn do điều kiện môi trường ẩm và ma sát nên rất dễ dẫn đến việc tắc nghẽn các tuyến. Điều này dẫn đến việc sưng 1 cục ở hậu môn và gây viêm, đau.

U nang bã nhờn thường không nguy hiểm. Người bệnh có thể chăm sóc và cải thiện tình trạng u nang ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu khối u nang to và gây đau đớn nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành dẫn lưu và điều trị hợp lý.

Gợi ý: Bị ngứa hậu môn khi mang thaigây khó chịu – Trị như thế nào?

6. Chấn thương tầng sinh môn

Chấn thương tầng sinh môn có thể dẫn đến một cục sưng ở giữa hậu môn và bìu (âm đạo). Điều này thường phổ biến ở những người đi xe đạp, bệnh nhân táo bón lâu ngày và nam giới làm việc trong ngành xây dựng. Đôi khi những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc phẫu thuật đáy chậu cũng có thể bị chấn thương tầng sinh môn.

Chấn thương tầng sinh môn
Chấn thương tầng sinh môn có thể dẫn đến sưng hậu môn

Các dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:

  • Đau khi cương cứng
  • Xuất hiện vùng da bầm tím ở vùng đáy chậu
  • Đau khi chạm vào khu vực bị sưng

7. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn hiếm khi xảy ra, tuy nhiên đôi khi các tế bào ung thư có thể hình thành và phát triển bên trong ống hậu môn. Ung thư có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Sưng 1 cục ở hậu môn
  • Xuất huyết bên trong hoặc xung quanh hậu môn
  • Chảy máu ở hậu môn
  • Ngứa ở lỗ hậu môn hoặc xung quanh hậu môn
  • Sưng các hạch bạch huyết ở háng, hậu môn

Xem thêm: Đau hậu môn– Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Biện pháp xử lý khi sưng 1 cục ở hậu môn

Đến bệnh viện để chẩn đoán điều trị là cách tốt nhất để xử lý cục sưng ở hậu môn. Để giảm bớt khó chịu, người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Chườm ấm xung quanh hậu môn là cách làm giảm sưng và đau hiệu quả. Người bệnh có thể ngồi ngâm hậu môn trong chậu nước ấm để giảm đau.
  • Sử dụng kem, thuốc mỡ không kê đơn để chống nhiễm trùng và vi khuẩn ở hậu môn.
  • Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu tràm trà để sát trùng, giảm đau, ngứa ở hậu môn.
  • Sử dụng nha đam để chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu cơn ngứa ngay lập tức.

Bất kỳ tình trạng sưng, u cục ở hậu môn, bìu, tinh hoàn đều cần được kiểm tra cẩn thận để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trao đổi với bác sĩ nếu người có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì, làm sao điều trị?
Rò hậu môn xuyên cơ thắt là tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở hậu môn và vùng da xung…
rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…
Hậu môn nổi mụn là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị
Hậu môn nổi mụn và đau có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Do…
Bị apxe hậu môn nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Ăn uống đúng cách được xem là liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh apxe…
Áp xe hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Áp xe hậu môn là hiện tượng một khoang bên trong hậu môn chứa đầy mủ, máu và chất dịch.…

Bài thuốc bôi trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang sẽ làm co, teo búi trĩ nhanh chóng Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn nhanh chóng, tiện lợi

Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn là một giải pháp tối ưu cho những ai đang gặp phải…

Bệnh mạch lươn là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh mạch lươn (rò hậu môn) là tình trạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mãn tính. Hơn 90%…

Bài thuốc đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dùng thuốc Đông y điều trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm ở hậu…

Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

Chia sẻ
Bỏ qua