Hậu môn nổi mụn là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hậu môn nổi mụn và đau có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp và kịp thời.

Nguyên nhân hậu môn nổi mụn
Mụn ở hậu môn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác

Nguyên nhân hậu môn nổi mụn

Mụn nhọt hình thành khi một lỗ chân lông hoạt động quá mức, tạo ra một lượng lớn bã nhờn và khiến lỗ chân lông bị tắc.Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, bao gồm cả hậu môn. Hậu môn bị nổi mụn có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm cả trĩ hoặc áp xe ở hậu môn.

Một số nguyên nhân có thể khiến hậu môn nổi mụn và ngứa bao gồm:

  • Di truyền: Các vấn đề mụn nhọt và các loại mụn khác có thể mang tính chất di truyền.
  • Quá nhiều mồ hôi: Điều này làm lượng mồ hôi dư thừa và độ ẩm bị giữ lại ở da xung quanh hậu môn và dẫn đến các nốt mụn mủ.
  • Nhiễm vi khuẩn: Hậu môn là nơi để phân đi ra khỏi cơ thể do đó chứa rất nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, các hoạt động tình dục, đặc biệt là tình dục thông qua hậu môn cũng làm tăng số lượng vi khuẩn ở khu vực này. Đôi khi hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn có ở lỗ chân lông, kích thích hoạt động ở các lỗ chân lông và gây ra mụn.
  • Thay đổi Hormone: Tuổi dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi nồng độ Hormone trong cơ thể. Điều này làm tuyến dầu hoạt động mạnh và gây ra mụn nhọt. Đôi khi căng thẳng, stress cũng có thể gây thay đổi nồng độ Hormone.
  • Da bị kích thích:Quần áo chật, ma sát hoặc các loại nước hoa vùng kín có thể gây kích ứng, đổ mồ hôi, tăng độ ẩm và gây mụn ở hậu môn.
  • Vệ sinh kém: Không giữ vệ sinh hậu môn hoặc vệ sinh không sạch có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn ở hậu môn.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc sữa có thể làm tăng nguy cơ mụn nhọt, bao gồm cả mụn ở hậu môn.

Gợi ý: Bài thuốc đông y điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn lành tính an toàn

Hậu môn nổi mụn là bệnh gì?

Hậu môn bị nổi mụn và ngứa có thể do nhiều bệnh lý khác nhau. Các khối u lớn không có mủ, cứng được gọi là nốt sần, trong khi các khối mụn chứa mủ (dịch) được gọi là u nang. U nang thường có xu hướng đau đớn cho người bệnh khi ngồi, di chuyển hoặc đi đại tiện.

Một số bệnh lý được cho là có thể dẫn đến việc hậu môn nổi mụn và đau bao gồm:

1. Áp xe hậu môn

Mụn nhọt ở hậu môn là sự tích tụ bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn. Điều này làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da ở hậu môn. Thông thường mụn hậu ở hậu môn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu mụn nhọt hình thành sâu hơn trong da, mụn có thể phát triển thành áp xe.

Áp xe hậu môn là một bệnh nhiễm trùng gây hình thành các ổ áp xe chứa mủ ở sâu bên dưới da. Bệnh gây đau đớn, mệt mỏi, chảy dịch trực tràng và gây sốt. Trong một số trường hợp, nếu áp xe hậu môn không lành, tự vỡ ra trên bề mặt da sẽ dẫn đến rò hậu môn gây đau đớn và cần phẫu thuật đề điều trị.

2. Bệnh trĩ

Trong một số trường hợp, một nốt mụn mủ hoặc cục máu đông có thể hình thành ở hậu môn, gây sưng và khó chịu cho người bệnh. Đôi khi nốt mụn này có thể là một búi trĩ, đặc biệt là khi người bệnh cảm thấy bị kích thích hoặc đau đớn.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể tạo ra các khối u sần, sưng đau ở hậu môn

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn và trực tràng dưới. Trĩ có thể hình thành bên trong hoặc bên ngoài trực tràng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ bao gồm:

  • Cực kỳ ngứa ở hậu môn
  • Hậu môn bị kích thích và đau
  • Xuất hiện một khối u sần, sưng đau ở gần lỗ hậu môn
  • Rò rỉ phân
  • Có máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh

Mặc dù trĩ rất phổ biến và gây đau đớn nhưng ít khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số trường hợp búi trĩ quá lớn có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu máu, da tái nhợt hoặc ngất xỉu.

3. Mụn nhọt

Mụn nhọt là một túi da nhỏ bị tắc nghẽn do bã nhờn và các tế bào da chết. Nếu mụn nhọt bị nhiễm trùng có thể dẫn đến u nang, áp xe gây đau đớn.

Mụn nhọt hậu môn và u nang hậu môn thường hình thành ở gần đỉnh mông thay vì ở xung quanh hậu lỗ hậu môn. Điều này có thể dẫn đến khó khi ngồi, mặc quần áo hoặc đi đại tiện.

4. Mụn rộp sinh dục

Một số bệnh tình dục như mụn rộp sinh dục có thể gây ra các nốt sưng tương tự như mụn ở hậu môn và vùng lông mu. Mụn rộp sinh dục thường do virus gây ra và có thể gây chảy dịch, lở loét.

Các dấu hiệu nhận biết khác của mụn rộp sinh dục bao gồm:

  • Ở nam giới: Xuất hiện mụn nước ở thân dương vật, bùi, mông hoặc gần xung quanh lỗ hậu môn (đặc biệt là nam giới quan hệ thông qua đường hậu môn).
  • Ở nữ giới: Hình thành mụn nước ở xung quanh âm đạo, âm hộ, hậu môn và mông.

Tham khảo thêm: Thuốc bôi giảm ngứa hậu môn tiện lợi, hiệu quả nhanh

5. Mụn cóc hậu môn

Mụn cóc hậu môn ở người thường do virus HPV gây ra. Mụn cóc thường hình thành từ các nốt mụn rất nhỏ và phát triển từ từ, lớn dần và có thể bao phủ phần lớn lỗ hậu môn.

Mụn cóc hậu môn thường không gây khó chịu hoặc đau đớn. Tuy nhiên, nếu mụn cóc phát triển đủ lớn có thể gây ngứa, chảy máu hoặc rò rỉ dịch hậu môn. Nếu mụn cóc che phủ lỗ hậu môn, người bệnh có thể cảm thấy giống như có một khối u hình thành ở lỗ hậu môn.

 Mụn cóc hậu môn
Mụn cóc hậu môn thường không gây khó chịu hoặc đau đớn cho người bệnh

6. U mềm lây

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da có thể khiến hậu môn nổi mụn. Các khối u thường không đau, lành tính, thường tự biến mất và hiếm khi để lại sẹo. Trong một số trường hợp, các khối u mềm lây có thể tồn tại từ 2 tháng đến 4 năm.

Trong trường hợp u mềm lây không tự khỏi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị.

7. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn có thể xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển bên trong mô hậu môn. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm đau ở hậu môn, xung quanh trực tràng và hình thành một khối u ở xung quanh lỗ hậu môn. Khối u có thể đau, ngứa hoặc hình thành mủ.

Ung thư hậu môn hiếm khi xảy ra, có thể là lành tính hoặc ác tính. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có thể lây lan sang các bộ phận khác và biến chứng theo thời gian. Do đó, tiến hành sàng lọc ung thư định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa và cải thiện ung thư hậu môn.

Tham khảo thêm: Chi phí mổ áp xe hậu môn và địa chỉ uy tín chất lượng

Cách điều trị hậu môn nổi mụn và đau

Hậu môn nổi mụn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hoặc đơn giản là nốt mụn thông thường. Các tốt nhất để chẩn đoán và có cách xử lý phù hợp là đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán. Tùy vào tình trạng các nốt mụn mà bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Nếu các nốt mụn ở hậu môn không có khả năng gây nguy hiểm, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc tại nhà. Một số bước vệ sinh hậu môn phổ biến bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ bằng nước và lau kỹ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Vệ sinh hậu môn, mông bằng xà phòng và nước ấm.
  • Mặc đồ lót bằng cotton hoặc các loại vải có nguồn gốc tự nhiên khác.
  • Không mặc đồ lót ướt. Tắm hoặc thay quần áo ngay lập tức khi bị ướt hoặc sau khi đi bơi.

Thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh tại nhà có thể giúp các nốt mụn tự cải thiện. Không tự ý nặn, ngoáy hoặc phá vỡ cấu trúc mụn mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu nốt mụn không tự cải thiện, hãy đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị cụ thể.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể cải thiện tình trạng hậu môn nổi mụn, bao gồm:

  • Retinoids đường uống bao gồm Soriatane (có nguồn gốc từ Vitamin A) thường được chỉ định để điều trị mụn ở hậu môn. Thuốc cũng thường được kê cho các bệnh ngoài da khác như vẩy nến.
  • Benzoyl peroxide có sẵn ở dạng kem bôi và thuốc mỡ thoa ngoài da. Thuốc có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn nhọt. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ về các rủi ro khi sử dụng và độ an toàn khi áp dụng ở hậu môn.
  • Axit salicylic có nhiều dạng bào chế bao gồm xà phòng, thuốc mỡ, kem và miếng lót hậu môn. Axit salicylic thường được chỉ định cho các trường hợp mụn trứng cá, mụn cóc, bệnh vẩy nến và một số bệnh ngoài da khác.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị mụn ở hậu môn

Một số loại thuốc điều trị mụn ở hậu môn có sẵn mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm bào mòn da.

Mụn nhọt ở hậu môn thường có xu hướng tự cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh. Nếu mụn không tự khỏi hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trong, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Bệnh mạch lươn là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh mạch lươn (rò hậu môn) là tình trạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mãn tính. Hơn 90%…

Bị ngứa hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi…

Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Nứt kẽ hậu môn là một trong những hệ quả thường gặp của chứng táo bón kéo dài hay các…

Bệnh rò hậu môn ở trẻ – Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ thường xảy ra do bất thường cấu trúc xoang tuyến bẩm sinh hoặc…

Bình luận (3)

  1. vu van uy
    vu van uy says: Trả lời

    toi bi moc mun ( 1 cai ) canh hau mon, di lai kho chiu,4 ngay roi , hien toi phai lam sao ? de tu vo hay nan no ra , xin bac sy tu van

  2. Lò cứu
    Lò cứu says: Trả lời

    Bác sỹ cho e hỏi e bị làm sao mọc 1 quả to bằng đầu đầu ngón tay cái ở hậu môn rất đâu đi lại nằm k đc ạ bác sỹ tư vẫn e với

  3. Manh tuấn
    Manh tuấn says: Trả lời

    Bác sĩ cho e e bị mọc 1quả mà k biết quả gì ở lỗ hậu môn rất đau đi lại hay ngồi là đau quả e mọc hơi to bắc sĩ có thể tư vấn e đc k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua