Bệnh rò hậu môn ở trẻ – Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ thường xảy ra do bất thường cấu trúc xoang tuyến bẩm sinh hoặc do áp xe hậu môn kéo dài. Trong trường hợp không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra biến chứng đứt vòng cơ thắt và lây lan viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận.

Rò hậu môn ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em thường là hệ quả do áp xe hậu môn kéo dài

Rò hậu môn ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trực tràng – hậu môn, có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Rò hậu môn xảy ra khi áp xe ở hậu môn không được điều trị, khiến ổ áp xe bị vỡ, tạo thành đường rò có cấu trúc dạng ống ngoằn ngoèo ở niêm mạc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ:

  • Bên ngoài hậu môn xuất hiện các lỗ rò, đi kèm với hiện tượng sưng đau và nóng rát.
  • Máu, dịch và mủ có thể chảy từ lỗ rò ra bên ngoài.
  • Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu.
  • Trẻ quấy khóc và đau đớn khi đại tiện
  • Trong giai đoạn viêm nhiễm cấp tính, trẻ có thể sốt cao, ớn lạnh, chán ăn và mệt mỏi
  • Rò hậu môn kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, trẻ chậm phát triển và học tập kém

Gợi ý: Bị ngứa hậu môn khi mang thai – Đây là cách trị hiệu quả

Nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ

Rò hậu môn ở trẻ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do bất thường cấu trúc xoang tuyến hậu môn bẩm sinh. Nếu do nguyên nhân này, bệnh thường khởi phát ở trẻ 7 – 10 ngày tuổi.
  • Áp xe hậu môn không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân thứ phát gây ra rò hậu môn ở trẻ nhỏ. Các vi khuẩn gây áp xe có thể là liên cầu Streptococcus, trực khuẩn mủ xanh, E. coli, vi khuẩn lao Mycobacterium, tụ cầu Staphylococcus,…

Ngoài những nguyên nhân trên, rò hậu môn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do một số yếu tố rủi ro như:

  • Vệ sinh hậu môn kém
  • Trẻ bị tiêu chảy và táo bón kéo dài
  • Trẻ mắc các bệnh về đường ruột (bệnh Crohn, nứt kẽ hậu môn,…)

Biến chứng của bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ

Rò hậu môn ở trẻ nhỏ thường có mức độ và phạm vi ảnh hưởng nghiêm trọng hơn ở người trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh không chỉ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt mà còn gây ra tình trạng chán ăn, chậm phát triển, giảm khả năng học tập,…

Biến chứng của bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ
Rò hậu môn không chỉ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt mà còn gây ra tình trạng chán ăn, chậm phát triển,…

Ngoài ra đường rò hậu môn đi xuyên qua cơ thắt có thể gây đứt cơ quan này. Khi cơ thắt hậu môn bị đứt, cơ thể sẽ không kiểm soát được hoạt động bài tiết và gây ra tình trạng đi ngoài không tự chủ. Hơn nữa, đường rò ở hậu môn có thể tăng nguy cơ bất thường ở tế bào và gây biến chứng ung thư.

Tham khảo thêm: Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì để giúp bệnh mau khỏi?

Điều trị rò hậu môn ở trẻ bằng cách nào?

1. Điều trị y tế

Rò hậu môn chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể phối hợp với kháng sinh và thuốc giảm đau để ức chế nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng và nâng đỡ thể trạng.

Điều trị y tế
Rò hậu môn ở trẻ nhỏ chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Các kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng để điều trị rò hậu môn ở trẻ, bao gồm:

  • Mở đường rò
  • Cột cơ thắt hậu môn
  • Cột đường rò gian cơ thắt
  • Sử dụng keo sinh học lấp đường rò
  • Cắt trọn đường rõ
  • Hạ niêm mạc trực tràng

Kỹ thuật được áp dụng tùy thuộc vào loại đường rò và tình trạng bệnh của trẻ. Phẫu thuật thường đem lại đáp ứng tốt. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, trẻ có thể đối diện với một số biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, hẹp hậu môn,…

2. Mẹo chữa dân gian

Mẹo chữa rò hậu môn từ dân gian có thể áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

  • Cách chữa 1: Dùng đương quy, cam thảo, kinh giới, bạch chỉ và huyết kiệt bằng lượng nhau. Đem các vị giã nát và đắp vào lỗ rò để giảm đau, sốt và sưng nóng trong giai đoạn viêm nhiễm cấp.
  • Cách chữa 2: Nấu sôi nước với lá trầu không, cho thêm 1 – 2 thìa muối. Đợi nước nguội bớt thì cho trẻ ngâm hậu môn trong 15 – 20 phút.

Trong giai đoạn viêm nhiễm cấp, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ dùng kháng sinh để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng trước khi can thiệp ngoại khoa. Vì vậy bạn nên áp dụng các mẹo chữa từ dân gian trong giai đoạn này nhằm hỗ trợ ức chế nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: Chi phí mổ áp xe hậu môn và địa chỉ uy tín & chất lượng

Phòng ngừa các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng cho trẻ

Tổn thương ở hậu môn – trực tràng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy phụ huynh nên chủ động bảo vệ sức khỏe con trẻ với các biện pháp phòng ngừa sau:

Phòng ngừa các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng cho trẻ
Vệ sinh hậu môn và thay tã cho trẻ thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ở hậu môn – trực tràng
  • Vệ sinh vùng kín và hậu môn cho trẻ đúng cách, đồng thời cần lau khô trước khi mang tã hoặc quần.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên. Vi khuẩn bên trong nước tiểu có thể sinh sôi và xâm nhập ngược trở lại vào bên trong niệu quản và hậu môn.
  • Với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, phụ huynh nên dặn trẻ không được gãi vào vùng kín và hậu môn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, vitamin để hạn chế táo bón. Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và làm tăng nguy cơ áp xe.
  • Tích cực trong việc điều trị bệnh Crohn, trĩ, nứt kẽ hậu môn,… cho con trẻ. Hạn chế tối đa biến chứng rò hậu môn và đứt cơ thắt.
  • Khuyến khích trẻ vui chơi và vận động thường xuyên nhằm tăng nhu động ruột, hạn chế tiêu chảy và táo bón kéo dài.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, vì vậy bạn nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu hóa như tôm, mực, nghêu, sò, trứng vịt lộn,…
  • Lựa chọn quần và trang phục phù hợp với cân nặng của trẻ. Đồng thời nên ưu tiên các chất liệu thông thoáng và thấm hút.

Bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ có thể được điều trị dứt điểm nếu can thiệp phẫu thuật kịp thời và chăm sóc đúng cách. Vì vậy khi thấy con trẻ xuất hiện triệu chứng, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau hậu môn khi ngồi cảnh báo điều gì?

Đau hậu môn khi ngồi là một vấn đề tương đối phổ biến. Hầu hết các nguyên nhân đều lành…

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì thì tốt cho bệnh?

Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và có đặc tính nhuận tràng…

rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…

Bị ngứa hậu môn sau khi cắt trĩ – Cách xử lý, khắc phục

Ngứa ngáy hậu môn sau khi cắt trĩ thường xảy ra do vệ sinh không đúng cách, búi trĩ chưa…

Ngứa hậu môn – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hiện tượng ngứa hậu môn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh kém, tác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua