Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì thì tốt cho bệnh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và có đặc tính nhuận tràng như bí đỏ, mồng tơi, rau dền… Ngoài ra cần hạn chế hoặc kiêng ngay một số thức ăn dưới đây nếu không muốn bệnh nặng thêm.

Bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?

Táo bón được xác định là thủ phạm chính gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn. Để ngăn chặn bệnh tiến triển và giảm thiểu đau đớn, chảy máu khi đi cầu, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm dưới đây vào thực đơn:

1. Thực phẩm nhuận tràng

Tăng cường các thực phẩm nhuận tràng trong bữa ăn là rất cần thiết cho những ai mắc chứng nứt kẽ hậu môn. Nhóm thực phẩm này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy việc đi ngoài diễn ra đều đặn, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Các loại thực phẩm nhuận tràng đều có tác dụng hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Một số loại thực phẩm nhuận tràng có tác dụng rất tốt cho người bệnh nứt kẽ hậu môn như: 

  • Bí đỏ
  • Khoai tây
  • Rau dền
  • Rau mồng tơi
  • Mè đen,…

Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình trị bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên bằng cách luân phiên sử dụng trong bữa ăn.

Xem thêmSiro nhuận tràng Baby – Thành phần, công dụng và cách dùng

2. Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc hỗ trợ giúp làm mềm phân, chất xơ còn có khả năng phân hủy các chất cặn bã, thúc đẩy hoạt động lưu thông diễn ra dễ dàng. Nhờ vậy sẽ hạn chế tối đa tần suất bị táo bón và giúp vết nứt ở kẽ hậu môn nhanh lành.

Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa các chứng bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm cả nứt kẽ hậu môn

Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn có thể bổ sung chất xơ thông qua các thực phẩm như:

  • Rau lá xanh
  • Ngũ cốc
  • Các loại đậu
  • Cà rốt
  • Yến mạch
  • Củ cải… 

3. Thức ăn chứa nhiều sắt

Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu tươi. Nếu như bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng, thể lực yếu mà mắc phải triệu chứng này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

bị nứt kẽ hậu môn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt
Ăn thức ăn nhiều sắt giúp hạn chế tình trạng thiếu máu khi bị nứt kẽ hậu môn

Do đó, người bệnh cần phải có kế hoạch ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể. Các thực phẩm cung cấp nhiều sắt cho cơ thể mà không gây táo bón bao gồm:

  • Gạo lứt
  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Rau chân vịt
  • Rau cải ngọt
  • Nho đen
  • Việt quất…

4. Thực phẩm chứa nhiều probiotics

Các thực phẩm chứa nhiều probiotics như sữa chua, kefir, miso, kim chi,… chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì”. Probiotics giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm tăng cường sức khỏe của hệ vi sinh vật trong đường ruột. Điều này hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ táo bón, một trong những nguyên nhân chính gây ra nứt kẽ hậu môn.

Ngoài ra, probiotics còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và tăng khả năng phục hồi của niêm mạc. Nhờ vậy, tổn thương ở hậu môn cũng nhanh được chữa lành hơn.

5. Bị nứt kẽ hậu môn nên uống nhiều nước

Mỗi ngày, người bị nứt kẽ hậu môn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước. Chất lỏng sẽ giữ cho phân luôn mềm, dễ dàng qua kẽ hậu môn mà không gây ra tổn thương thêm.

Tìm hiểu thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nứt kẽ hậu môn kiêng ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu kỹ nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý loại bỏ các thực phẩm gây bất lợi dưới đây ra khỏi thực đơn để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

1. Thực phẩm cay nóng

Bao gồm:

  • Tiêu
  • Ớt
  • Các món ăn cay
  • Vải
  • Nhãn
  • Xoài
  • Mít
  • Sầu riêng…

Thực phẩm có tính cay, nóng thường được liệt kê vào danh sách thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa. Sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, làm cản trở hoạt động tiêu hóa dẫn đến táo bón và hình thành nứt kẽ hậu môn. 

Bị nứt kẽ hậu môn kiêng ăn gì? - thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng là thực phẩm bạn cần kiêng ăn nếu đang bị nứt kẽ hậu môn

Vì vậy, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là loại bỏ đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn hằng ngày. Ngay cả sau khi điều trị khỏi bệnh, nhóm thực phẩm này cũng không được khuyến khích sử dụng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

2. Thức ăn có vị quá mặn, quá nhiều dầu mỡ

Khi ăn thực phẩm quá mặn hay chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nứt kẽ hậu ngày càng trầm trọng hơn. Những món ăn này rất khó tiêu và có thể khiến cơ thể mất nước, phân trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đại tiện

Bên cạnh, thói quen ăn mặn và ăn nhiều đồ chiên xào còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa. Tất cả đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương ở hậu môn, thậm chí có thể khiến cho phản ứng viêm bùng phát.

Kiêng gì khi bị nứt kẽ hậu môn
Sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Lời khuyên hữu ích cho người bệnh là nên giảm lượng muối và dầu mỡ trong cách chế biến thức ăn. Hãy duy trì một chế độ ăn uống thanh đạm để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn, đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các căn bệnh khác. 

3. Kiêng gì khi bị nứt kẽ hậu môn? – Thực phẩm chứa nhiều đường

Đồ ngọt có thể gây ra tình trạng táo bón do chúng làm chậm quá trình tiêu hóa. Lúc này, phân cứng lại và tạo áp lực lên kẽ hậu môn và hình thành các vết nứt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh đang có.

Ngoài ra, thức ăn nhiều đường cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và gây khó khăn trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn. Điều này khiến cho việc phục hồi các tổn thương trở nên khó khăn hơn.

4. Kiêng chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, rượu có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đau rát ở người bị nứt kẽ hậu môn. Lạm dụng các thức uống này quá mức còn gây mất nước, táo bón và nhiều tác hại khác cho cơ thể.

Khi hiểu rõ “bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì”, người bệnh có thể tối ưu hóa chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng. Lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát của bệnh.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ngày đăng 12:13 - 28/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:25 - 28/03/2024
Chia sẻ:
Áp xe hậu môn khi nào nên mổ? Quy trình và lưu ý sau mổ

Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến để dẫn lưu mủ ra khỏi vùng tổn…

Bị ngứa hậu môn khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi…

Bị ngứa hậu môn vào ban đêm là do giun gây ra?

Ngứa hậu môn vào ban đêm là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm giun kim. Tuy nhiên trên…

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục

Táo bón, tiêu chảy và yếu tố cơ địa được cho là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh…

Chi Phí Mổ Rò Hậu Môn Và Địa Chỉ Thực Hiện Uy Tín Nhất

Rò hậu môn là hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn khu trú diễn ra ở các tuyến hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua