Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc gì? Các loại thuốc thường được khuyến nghị bao gồm thuốc co mạch để giảm xuất huyết, thuốc kháng acid và thuốc kháng thụ thể H2… giúp giảm tiết axit dạ dày, đều cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì
Nên uống thuốc gì khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày?

Tổng quan về tình trạng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy hiểm, thường xảy ra khi dạ dày bị tổn thương do viêm loét, sử dụng kháng sinh dài hạn, ung thư, hoặc hội chứng Mallory-Weiss.

Triệu chứng bao gồm nôn máu, phân đen, và đau bụng dữ dội. Xuất huyết nặng có thể dẫn đến sốc, biểu hiện qua hạ huyết áp, khó thở, và mất ý thức, đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Bác Sĩ Tư Vấn

Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì để khắc phục nhanh?

Tình trạng xuất huyết dạ dày dù xuất hiện ở mức độ nặng hay nhẹ cũng cần được cấp cứu ngay lập tức. Các chuyên gia cho biết, trường hợp chảy máu lần đầu với mức độ nhẹ thì việc điều trị nội khoa hoàn toàn có thể đáp ứng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp cầm máu. Đồng thời thuốc điều trị cũng sẽ hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Vậy xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì? Dưới đây là câu trả lời:

1. Thuốc co mạch

Các loại thuốc co mạch được xếp vào nhóm thuốc có tác dụng cầm máu gián tiếp, có thể đáp ứng trong trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ. Các loại được dùng phổ biến nhất có thể là:

  • Carbazochrome
  • Octreotide
  • Posthypophyse

Các thuốc này đều có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, đồng thời giảm áp lực tĩnh mạch gánh, co mạch trung ương. Từ đó có thể ức chế tình trạng xuất huyết ở dạ dày nói riêng và cơ quan tiêu hóa nói chung.

thuốc chữa xuất huyết dạ dày
Thuốc co mạch có thể đáp ứng với tình trạng xuất huyết dạ dày do vỡ tĩnh mạch thực quản

Thuốc co mạch phù hợp nhất với đối tượng bị xuất huyết dạ dày do vỡ tĩnh mạch thực quản liên quan đến hội chứng Mallory-Weiss hay bệnh viêm gan là phổ biến. Tuyệt đối không sử dụng khi xuất hiện các cơn đau quặn thắt ở ngực hay dùng cho phụ nữ mang thai.

Đọc thêm: Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh?

2. Thuốc ức chế bơm Proton

Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến trong khắc phục các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp xuất huyết dạ dày, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc ức chế bơm Proton để hỗ trợ.

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hồi phục của enzyme hydro-kali adenosine triphosphatase. Từ đó giúp ức chế quá trình tiết acid dịch vị. Thuốc ức chế bơm Proton thường có tác dụng nhanh và kéo dài. Chính vì thế mà được sử dụng với trường hợp bị xuất huyết dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản hay do hội chứng Zolliger-Ellison.

Một hạn chế của loại thuốc này là tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay người cao tuổi. Đối với các trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine H2 để thay thế.

3. Thuốc kháng acid

Nhóm thuốc này có tác dụng trong việc tái tạo lớp màng để bảo vệ ổ viêm loét. Đồng thời hỗ trợ ức chế cơn đau do niêm mạc dạ dày bị kích thích và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết tái phát.

Một số loại thuốc kháng acid được dùng phổ biến trong điều trị xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Maalox
  • Kremil – S
  • Pepsane
  • Phosphalugel
  • Yumangel
  • Varogel
điều trị chảy máu dạ dày
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Kremil – S khi bị xuất huyết dạ dày

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thuốc kháng acid không phù hợp với những đối tượng bị suy thận nặng hay quá mẫn với Magnesi hydroxid, Dimethicone hay Aluminium phosphate. Bên cạnh đó, hãy chủ động thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc chứng không dung nạp fructose.

4. Thuốc kháng thụ thể H2

Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong trường hợp tăng tiết dịch vị dạ dày quá mức. Bởi tình trạng này có thể gây kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét. Từ đó gây đau tức vùng thường vị, đồng thời làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày tái phát.

Thuốc kháng thụ thể H2 hoạt động nhờ cơ chế ức chế cạnh tranh có chọn lọc với thụ thể H2. Điều này sẽ làm hạn chế tiết acid cũng như pepsin tại dạ dày. Đây là nhóm thuốc tương đối an toàn và có thể được dung nạp tốt thông qua đường tiêu hóa.

Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Ranitidine
  • Famotidine
  • Cimetidine

Với những trường hợp bị xuất huyết nghiêm trọng, trước khi chỉ định thuốc, bác sĩ cần thăm khám kỹ càng để loại trừ nguyên nhân ung thư dạ dày. Đồng thời những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng thụ thể H2.

Tham khảo: Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

5. Thuốc giảm đau chống co thắt

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày gây ra cơn đau quặn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau chống co thắt như Buscopan, Mebeverin, Alverin và Drotaverin. 

uống thuốc gì khi bị xuất huyết dạ dày
Không sử dụng thuốc giảm đau chống co thắt cho những người bị suy giảm chức năng gan thận

Nhóm thuốc này hoạt động nhờ cơ chế giảm co thắt lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Từ đó có thể ức chế nhanh tình trạng đau quặn bụng. Tuy nhiên, những người đang bị suy gian, thận, tắc ruột, liệt ruột hay tim nặng… thì tuyệt đối không nên sử dụng.

6. Thuốc kéo dài thời gian đông máu

Khi cục máu đông bắt đầu hình thành ở vị trí xuất huyết dạ dày, các thuốc kéo dài thời gian đông máu như Hemocaprol và vitamin nhóm K (Phytomenadiol, Menaquinon, Menadion) được sử dụng để ngăn chặn tái phát xuất huyết.

Chúng hoạt động bằng cách ức chế quá trình hóa lỏng máu đông và tăng sản xuất prothrombin, qua đó củng cố quá trình đông máu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cho những người có chức năng gan khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, các thuốc như Acid tranexamic, Calci clorid, và Ethamsylat cũng được kê để tăng độ bền mao mạch và phòng ngừa xuất huyết dạ dày tái phát, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc Đông y

Trên thực tế bị xuất huyết dạ dày người bệnh hoàn toàn có thể dùng Đông y và được khuyên dùng Đông y khá nhiều. Lợi ích Đông y mang lại cho người bệnh trong trường hợp này:

  • Thành phần thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, không khiến bệnh tiến triển nặng hơn
  • Điều trị từ gốc căn nguyên, bệnh khỏi lâu dài, triệt để.
  • Làm lành tổn thương và niêm mạc từ bên trong, ngăn ngừa tái phát và hạn chế xuất huyết về sau

Người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo thêm thông tin và lựa chọn cho mình bài thuốc phù hợp.

Lưu ý cho bệnh nhân khi dùng thuốc điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh xuất huyết dạ dày, việc tuân thủ những lưu ý khi sử dụng thuốc là hết sức quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Giữ liên lạc với bác sĩ: Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc.
  • Tránh rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như thức ăn cay nóng, axit và gia vị mạnh.
  • Kiểm tra tương tác thuốc: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc mới nào khác, hãy kiểm tra xem có tương tác nào với thuốc điều trị xuất huyết dạ dày không.

Nội dung bài viết chính là câu trả lời trước vấn đề “bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?”. Cần chú rằng tất cả các loại thuốc dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày đều cần nhận được chỉ định từ bác sĩ. Nếu không may gặp các vấn đề bất thường, hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Ngày đăng 10:15 - 26/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:19 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa chủ yếu là do các vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá…

phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa của bộ y tế

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không được can…

xuất huyết niêm mạc dạ dày Xuất huyết niêm mạc dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng chảy máu từ các mạch máu trong niêm mạc dạ dày,…

Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Để điều trị hiệu quả, việc phân biệt giữa xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là thiết yếu. Mỗi…

[GIẢI ĐÁP] Cơ chế điều trị xuất huyết dạ dày của Sơ can Bình vị tán: Tiêu diệt - Phục hồi - Phòng ngừa [GIẢI ĐÁP] Cơ chế điều trị xuất huyết dạ dày của Sơ can Bình vị tán: Tiêu diệt – Phục hồi – Phòng ngừa

“Tôi bị xuất huyết dạ dày ở giai đoạn đầu được kê thuốc Tây uống. Sau khi dùng 15 ngày…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua