Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xuất huyết dạ dày thường gây ra các triệu chứng như nóng rát, đau dữ dội vùng thượng vị, bụng cứng, đi ngoài phân đen, thiếu máu… Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị sẽ dễ dẫn đến tử vong. Vậy xuất huyết dạ dày có chữa được không, thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Chảy máu dạ dày có chữa được không
Xuất huyết dạ dày có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

Khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày, dù cấp tính hay mãn tính, quan trọng là phải xử lý nhanh chóng:

  • Giữ người bệnh nằm yên, đầu thấp hơn chân, tránh vận động để giảm chảy máu, ủ ấm cơ thể.
  • Nếu đã thăm khám bác sĩ thì nên cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu, đảm bảo dạ dày có lót trước khi dùng thuốc.
  • Hòa 8g muối vào 100ml nước lạnh để hạn chế chảy máu nặng.
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp cấp cứu như hồi sức, chống sốc, truyền dịch, truyền máu và cầm máu.

Việc nhận diện sớm và xử lý đúng cách có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng, tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.

Xem thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Bác Sĩ Tư Vấn

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày – một tình trạng nguy hiểm và thường là kết quả của viêm loét dạ dày không được điều trị kịp thời hoặc không triệt để.

Căng thẳng, mệt mỏi, lạm dụng thuốc giảm đau, ăn thức ăn cay nóng, và uống rượu bia thường xuyên là những yếu tố có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết.

Xuất huyết dạ dày nếu được phát hiện sớm thông qua các triệu chứng có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, việc chủ quan và phát hiện bệnh muộn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên không thể cứu chữa. Điều trị thành công xuất huyết dạ dày đòi hỏi việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp chữa xuất huyết dạ dày

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học, có rất nhiều phương pháp chữa xuất huyết dạ dày, tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể:

Thuốc Tây y điều trị xuất huyết dạ dày

Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng, mức độ bệnh. Các loại thuốc thường dùng là:

  • Adrenalin hòa với nước muối đẳng trương lạnh để cầm máu
  • Thuốc kháng tiết acid, trung hòa acid trong dạ dày chứa nhôm, magie
  • Thuốc kháng tiết acid dạ dày có kháng H2, ức chế bơm proton. Thường là Cimetidin, Nizatidine, Ranitidine…
Thuốc tây y điều trị bệnh dạ dày
Dùng thuốc Tây chữa xuất huyết dạ dày có thể mang đến hiệu quả nhanh nhưng được không bền

Phương pháp này tập trung vào việc giảm đau nhanh chóng và kiểm soát triệu chứng. Thuốc thường mang lại hiệu quả sau 3 – 5 ngày, với một số loại có khả năng giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn và một số thành phần thuốc có thể làm viêm loét trở nên tồi tệ hơn, đôi khi dẫn đến xuất huyết dạ dày và các biến chứng khác.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Xem ngay: Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nội soi thực hiện cầm máu

Được áp dụng khi đã dùng cách rửa dạ dày và thuốc mà không thấy hiệu quả. Lúc này các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách dùng đầu điện, tia laser, chất cầm máu xịt tại chỗ. Trong đó:

  • Đầu điện, tia laser được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị ổ loét còn đang chảy máu do tổn thương mao mạch tại vị trí loét, có thể nhìn thấy rõ vị trí chảy máu.
  • Thuốc cầm máu xịt tại chỗ được áp dụng cho trường hợp khó xác định được vị trí vết loét, lượng dịch được bơm vào có tác dụng tạo lớp choáng ở mô, giảm lượng máu chảy đến vị trí loét.

Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật, độ an toàn, chính xác cao nhưng người bệnh cần kết hợp giải pháp điều trị tận gốc nguyên nhân gây xuất huyết để tránh nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cho các ca chảy máu dạ dày nặng, đe dọa tính mạng, với sự tham gia của bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị tiên tiến. Các tùy chọn bao gồm mổ nội soi hoặc mổ mở, phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tuy nhiên, đây cũng không phải lựa chọn chữa xuất huyết dạ dày tối ưu vì được xem là có nhiều nguy cơ tiềm ẩn biến chứng và nguy hiểm xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Người bệnh sau phẫu thuật đòi hỏi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh bình phục. Tốt nhất, bệnh nhân nên phát hiện và tìm cách điều trị dứt điểm trước đó để tránh những can thiệp bằng dao kéo.

Những lưu ý khi điều trị xuất huyết dạ dày

Để điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Sử dụng thực phẩm chống tăng tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật.
  • Tăng cường thực phẩm trung hòa acid: sữa, trứng, bột sắn, bánh mì, khoai lang, gạo nếp, thực phẩm ít xơ như rau củ non.
  • Hạn chế nước sôi, nước chè loãng, nước lạnh và chất kích thích, đặc biệt là rượu bia.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích.
  • Không ăn thực phẩm cứng, dai, nhiều xơ: thịt có gân, rau sống, hoa quả xơ già.
  • Hạn chế thức ăn chua và gia vị mạnh như dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, ngủ đủ giấc, ngủ trước 23h.

Thay đổi lối sống và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng điều trị khoa học sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Như vậy với thắc mắc xuất huyết dạ dày có chữa được không thì câu trả lời chính là được, nếu như kịp thời phát bệnh và sớm thăm khám. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe

Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp là rất quan trọng để giúp làm dịu dạ dày và hỗ trợ…

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa chủ yếu là do các vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá…

Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Để điều trị hiệu quả, việc phân biệt giữa xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là thiết yếu. Mỗi…

xuất huyết niêm mạc dạ dày Xuất huyết niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng chảy máu từ các mạch máu trong niêm mạc dạ dày,…

Xuất huyết hang vị dạ dày điều trị như thế nào?

Xuất huyết hang vị dạ dày xảy ra khi niêm mạc ở hang vị bị viêm loét nặng nề. Đối…

Chia sẻ
Bỏ qua