Cách xử lý tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày
Trong lúc chờ đợi sự giúp đỡ y tế, biết cách xử lý tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày không chỉ giúp làm giảm tình trạng tổn thương mà còn có thể cứu mạng người bệnh. Sự can thiệp ngay lập tức với các biện pháp phù hợp sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế được các rủi ro nghiêm trọng.
Xuất huyết dạ dày là gì? Làm sao nhận biết?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân như lạm dụng rượu bia, ăn uống không an toàn, sử dụng kéo dài thuốc kháng sinh, hoặc căng thẳng quá mức. Bệnh có thể là biến chứng của viêm loét dạ dày, hội chứng Mallory Weiss, thủng dạ dày, hoặc ung thư dạ dày.
Bệnh xuất huyết dạ dày nếu không được xử lý đúng cách có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy cần nhanh chóng nhận biết được các dấu hiệu của căn bệnh này để có hướng xử trí kịp thời.
Một số triệu chứng nhận biết nhanh bệnh xuất huyết dạ dày:
- Nôn ói ra máu
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt là ở khu vực thượng vị dạ dày. Cơn đau sau đó dần lan tỏa ra khắp ổ bụng
- Ấn vào bụng thấy căng cứng, đau
- Đi phân có lẫn máu. Máu thường có màu nâu sẫm hoặc trộn lẫn vào trong phân khiến phân có màu đen, mùi hôi thối.
- Trường hợp nặng, xuất huyết dạ dày ồ ạt thì bệnh nhân còn đi ngoài ra cả máu tươi, phân loãng.
- Các biểu hiện bên ngoài: Da tái xanh, sắc mặt nhợt nhạt, chóng mặt, hoa mắt, lạnh tay chân, mạch đập yếu, tụt huyết áp, mất tỉnh táo, ngất xỉu do sốc mất máu.
Lúc này, người nhà nên xử lý tại chỗ để cầm máu cho bệnh nhân trước khi đưa tới bệnh viện.
Tham khảo: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Bác Sĩ Tư Vấn
Cách xử lý tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày
Các bước xử lý khi bị xuất huyết tại chỗ bao gồm:
Bước 1: Đặt người bệnh nghỉ ngơi cố định một chỗ trên giường
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần hạn chế di chuyển để tránh làm tăng chảy máu. Nên bố trí cho bệnh nhân nằm ngửa tại một vị trí thoáng khí, đầu hơi thấp và chân được nâng cao bằng gối so với phần thân, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng bụng.
Đảm bảo bệnh nhân không nằm ở nơi có gió lùa và giữ ấm bằng chăn nếu cần, nhất là khi người bệnh bị lạnh tay chân do tụt huyết áp. Người bệnh nên nằm yên trong khoảng 15-30 phút để giảm tối đa sự kích thích đối với dạ dày, qua đó giảm bớt tình trạng chảy máu.
Bước 2: Cầm máu dạ dày
Cầm máu là bước xử lý tại chỗ khi bị xuất huyết dạ dày vô cùng quan trọng. Người nhà bệnh nhân có thể thực hiện một trong 2 cách cầm máu sau:
Cách 1: Cho người bệnh uống nước muối pha loãng
Uống nước muối pha loãng là một cách cầm máu khá hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp bổ sung lượng nước và chất điện giải bị thất thoát khi người bệnh nôn ói hoặc tiêu chảy.
Cách thực hiện khá đơn giản: Dùng 6 – 8g muối ăn đem pha với 100ml nước ấm. Khuấy tan và dùng thìa đút cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết.
Cách 2: Uống thuốc cầm máu
Nếu nhà ở gần tiệm thuốc tây, người nhà có thể hỏi ý kiến dược sĩ về việc mua và sử dụng một trong các loại thuốc cầm máu dưới đây để người bị xuất huyết dạ dày uống:
- Thuốc Posthypophyse.
- Vitamin K dạng ống có dung tích 5ml
- Hemocaprol: Thuốc dạng dung dịch lỏng được đóng gói trong các ống dung tích 10ml
Bước 3: Gọi xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế gần nhất
Sau bước sơ cứu xử lý tại chỗ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, nếu người bệnh có các biểu hiện nguy cấp, hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115. Các trường hợp còn lại cũng cần được nhanh chóng đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
Đọc thêm: Người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng gì?
Quy trình xử lý cấp cứu cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tại bệnh viện
Tại bệnh viện, bác sĩ có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để cấp cứu cho bệnh nhân
Bước 1: Hồi sức
Để hồi sức cho người bệnh, nhân viên y tế tiến hành một số thao tác sơ cấp cứu cơ bản như:
- Đặt bệnh nhân nằm trên giường bệnh với tư thế ngửa, đầu hơi thấp so với chân.
- Đặt nội khí quản đối với các trường hợp có biểu hiện bị trào ngược phổi, rối loạn ý thức hoặc có nguy cơ cao bị suy hô hấp.
- Trường hợp khó thở, cho bệnh nhân sử dụng máy thở oxy mũi với lưu lượng oxy dao động từ 2 – 6l/phút.
- Tiến hành đặt 2 đường tuyền tĩnh mạch với kích thước phù hợp cho người bệnh
- Đặt ống thông tiểu ( sonde ) nhằm mục đích theo dõi được lưu lượng nước tiểu của người bệnh
- Đặt sonde dạ dày và tiến hành rửa sạch máu tồn đọng bên trong
- Lấy mẫu máu của bệnh nhân đem đi làm xét nghiệm công thức máu tổng quát
Bước 2: Áp dụng kỹ thuật phục hồi và chống sốc cho người bệnh
- Truyền tĩnh mạch các dung dịch gồm NaCl 0,9%, keo (Heamaccel, Gelafundin) hay dung dịch bù nước và chất điện giải Ringer lactat.
- Kiểm tra thường xuyên trong quá trình bệnh nhân được truyền dịch để theo dõi được số lượng và tốc độ truyền.
Lưu ý: Hạn chế truyền dung dịch Glucose 5% cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày vì nó cho hiệu quả không cao trong việc bù thể tích lòng mạch của người bệnh.
Bước 3: Truyền máu bù đắp lại một phần máu đã mất
Trong trường hợp xuất huyết dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần truyền máu để bù đắp lượng máu đã mất. Quá trình này sẽ được thực hiện cho đến khi chỉ số huyết động ổn định với hematocrit (Ht) trên 25%.
Đối với những người cao tuổi, có bệnh lý tim mạch, hoặc suy hô hấp, mục tiêu hematocrit cần đạt là trên 30%. Bệnh nhân bị rối loạn đông máu còn có thể được truyền huyết tương tươi đông lạnh nếu tỷ lệ Prothrombin dưới 30%.
Xem ngay: Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh?
Bước 4: Điều trị cầm máu cho từng trường hợp tùy theo nguyên nhân gây bệnh
Trong điều trị xuất huyết dạ dày, đa số vết loét có thể tự cầm máu mà không cần can thiệp y tế. Chỉ khoảng 20% bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp y tế để cầm máu, bao gồm:
- Nội soi dạ dày: Sử dụng Adrenalin hoặc các chất gây xơ như cồn nguyên chất hay polidocanol để co mạch tại chỗ.
- Can thiệp cầm máu bằng nội khoa: Truyền nước lạnh ở 5 độ C qua ống sonde dạ dày để giảm chảy máu.
- Dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc ức chế sản xuất dịch vị và axit trong dạ dày như Ranitidine hoặc Omeprazole.
- Phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa cho những trường hợp chảy máu nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các biện pháp khác.
Các phương pháp này được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Trong quá trình điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Người nhà cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Tạo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát; tránh gió lùa, không để bệnh nhân nằm gối đầu.
- Theo dõi thường xuyên các chỉ số như nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch đập và tình trạng nôn ói hay đau bụng. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất thường.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc cũng như chế độ ăn uống cho người bệnh.
- Tránh cho người bệnh ăn khi dạ dày đang chảy máu; chỉ cho ăn khi ngừng nôn ói và có thể bắt đầu với thức ăn lỏng như cháo, súp.
- Tăng dần độ đặc của thức ăn tùy theo tốc độ hồi phục của bệnh nhân.
- Cho ăn thịt bò, thịt nạc lợn bằm nhuyễn, hầm nhừ với cháo để dễ tiêu hóa.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ trong khi chế biến thức ăn.
- Bổ sung nước ép và trái cây không chua để tăng cường vitamin và khoáng chất.
- Tránh thực phẩm thô cứng và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Ưu tiên chế biến thức ăn dễ tiêu hóa như hấp, luộc, nấu hoặc hầm nhừ.
- Chia nhỏ bữa ăn: Khoảng 6-8 bữa nhỏ một ngày để không làm quá tải dạ dày.
Việc nắm vững các bước xử lý sơ cứu tại chỗ cho người bị xuất huyết dạ dày là hết sức quan trọng, có thể giúp giảm thiểu những tổn thương và tăng cơ hội cứu sống người bệnh. Mặc dù những biện pháp này không thể thay thế cho sự can thiệp y tế chuyên nghiệp, song chúng lại là bước đầu tiên đảm bảo an toàn và ổn định cho bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
- Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất
Bình luận (1)
e bị ói ra máu như màu huyết heo và đi tiêu cũng vậy có phải e bị xuất huyết bao tử ko ạ