Xuất huyết đường ruột ở người già có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xuất huyết đường ruột ở người già thường khởi phát do bệnh Crohn, bệnh trĩ, dị dạng mạch máu hoặc ung thư đại – trực tràng. So với người trẻ, mức độ xuất huyết ở người cao tuổi thường nặng nề và dễ phát sinh biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời.

Xuất huyết đường ruột ở người già
Xuất huyết đường ruột ở người già có nguy hiểm không?

Xuất huyết đường ruột ở người già và dấu hiệu nhận biết

Xuất huyết đường ruột ở người già thường gặp và nguy hiểm hơn do bệnh lý mãn tính và thoái hóa mạch máu. Dấu hiệu bao gồm chảy máu tại tá tràng, đại tràng hoặc trực tràng, thường nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi. Nhận biết sớm và can thiệp kịp thời là quan trọng để tránh biến chứng và nguy cơ tử vong.

Xuất huyết đường ruột ở người già
Người mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xuất huyết đường ruột

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết đường ruột ở người cao tuổi bao gồm:

  • Đau Thượng Vị Dữ Dội: Cơn đau nặng nề hơn so với các bệnh thông thường ở đường tiêu hóa.
  • Mệt Mỏi và Buồn Nôn: Kèm theo ói mửa, chóng mặt và hoa mắt.
  • Nôn Ra Máu: Xuất hiện ở trường hợp xuất huyết tại tá tràng, dịch nôn có thể có màu cà phê hoặc là máu tươi, thường lẫn với dịch nhầy và thức ăn.
  • Phân Đen: Đặc trưng cho xuất huyết tại đại – trực tràng, phân có màu đen và tính chất nhão.
  • Triệu Chứng Toàn Thân: Bao gồm thở nhanh, đổ mồ hôi bất thường, và cảm giác mệt lịm.

Trong trường hợp mất máu nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải:

  • Mạch nhanh
  • Tụt huyết áp
  • Lạnh đầu chi
  • Lơ mơ hoặc mất ý thức

Tham khảo: Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Cách nhận biết và điều trị

Nguyên nhân gây xuất huyết đường ruột ở người già

Xuất huyết đường ruột ở người già có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

  • Ung thư hoặc polyp lành tính đường ruột
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Viêm nhiễm túi thừa
  • Viêm đại tràng mãn tính
  • Bệnh Crohn ở tá tràng hoặc đại tràng
  • Thiếu máu đại tràng
  • Dị dạng mạch máu (nguyên nhân thường gặp nhất ở người cao tuổi)
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Bệnh trĩ

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng xuất huyết đường ruột ở người già có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi như:

  • Chấn động tinh thần mạnh
  • Cảm cúm (gây ho quá mức và làm tăng áp lực trong ổ bụng)
  • Sử dụng một số loại thuốc như corticoid, thuốc chống viêm không steroid,…
  • Lạm dụng rượu bia
  • Thường xuyên hút thuốc lá

Người cao tuổi bị xuất huyết đường ruột có nguy hiểm không?

Xuất huyết đường ruột ở người già thường có mức độ nghiêm trọng hơn người trẻ. Do ở nhóm đối tượng này, khả năng đông máu và chức năng phục hồi của các cơ quan đều có xu hướng thuyên giảm.

Vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện cảnh báo, cần chủ động đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Chẩn đoán xuất huyết đường ruột ở người cao tuổi

Bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán là xác định vị trí xuất huyết nhằm cầm máu kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhân không có tiền sử mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, bác sĩ có thể xét nghiệm phân để loại trừ khả năng phân đen do uống thuốc sắt hoặc thu nạp các thực phẩm có màu đỏ (củ dền).

Xuất huyết đường ruột ở người già
Nội soi là thủ thuật chẩn đoán chính với trường hợp xuất huyết đường ruột

Sau khi xác định có tình trạng xuất huyết, bác sĩ có thể thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán sau:

  • Rửa dạ dày để xác định xuất huyết ở cơ quan tiêu hóa trên hoặc dưới (xuất huyết đường ruột thuộc cơ quan tiêu hóa dưới).
  • Nội soi ruột non và đại – trực tràng để tìm kiếm vị trí chảy máu.
  • Trong trường hợp không thể xác định được nguồn gốc xuất huyết, bác sĩ có thể yêu cầu mở bụng thăm dò, chụp mạch máu hoặc sử dụng máy quét có đồng vị phóng xạ.

Đọc thêm: Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp và cách xử lý

Xuất huyết đường ruột ở người già được điều trị như thế nào?

Xuất huyết đường ruột là một dạng cấp cứu nội/ ngoại khoa. Do đó cần tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu lượng máu thất thoát, ngăn ngừa biến chứng và bảo tồn tính mạng của bệnh nhân.

1. Điều trị ban đầu

Sau khi tiếp nhận trường hợp xuất huyết đường ruột, cần tiến hành các thủ thuật ban đầu nhằm cầm máu và ổn định tình trạng.

  • Truyền dịch để tránh mất sức và cân bằng nồng độ điện giải.
  • Với những trường hợp mất máu nhiều, có thể tiến hành truyền máu.
  • Tiến hành nội soi nhằm đốt điện, laser, tiêm kẹp các mạch máu, tiêm xơ xung quang vùng viêm loét… nhằm cầm máu kịp thời.

2. Điều trị bảo tồn

Với những trường hợp xuất huyết lần đầu hoặc ngưng chảy máu hoàn toàn sau khi nội soi, có thể chỉ định điều trị bảo tồn để ngăn ngừa tái phát.

Các biện pháp điều trị bảo tồn cho người bị xuất huyết đường ruột:

  • Tiếp tục truyền dịch và vitamin để hồi sức và ổn định tình trạng sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống có thắt để làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột.
Xuất huyết đường ruột ở người già
Điều trị nội khoa được áp dụng cho người bị chảy máu lần đầu và mức độ xuất huyết nhẹ đến trung bình

Theo dõi biểu hiện sau 24 giờ, nếu không có xuất huyết tái phát, người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị bảo tồn.

Sau khi đã ổn định, bệnh nhân cần tiến hành điều trị các bệnh lý gây xuất huyết như viêm đại tràng, bệnh Crohn, bệnh trĩ, nứt hậu môn, ung thư/ polyp đại trực tràng… Với những trường hợp không can thiệp điều trị, tình trạng xuất huyết thường có nguy cơ tái phát cao.

Xem ngay: Chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa

3. Điều trị ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được thực hiện ở những người cao tuổi có tiền sử xuất huyết đường ruột hoặc đã phát sinh biến chứng (thủng đường ruột). Ngoài ra can thiệp ngoại khoa cũng được thực hiện với một số tình trạng xuất huyết do các bệnh lý như ung thư đại – trực tràng, polyp, búi trĩ sa…

Với những trường hợp bệnh nhân không có đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể điều trị nội khoa để cầm máu và trì hoãn phẫu thuật.

Chăm sóc người cao tuổi bị xuất huyết đường ruột

Sau khi tình trạng xuất huyết đường ruột đã ổn định, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh nhằm phục hồi tĩnh mạch bị tổn thương và ngăn ngừa xuất huyết tái phát.

Xuất huyết đường ruột ở người già
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phục hồi mạch máu bị vỡ và hạn chế xuất huyết tái phát

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân xuất huyết đường ruột:

  • Nghỉ Ngơi: Ghỉ ngơi ít nhất 1-2 tuần sau điều trị, tránh vận động nặng.
  • Chế Độ Ăn Uống: Ăn điều độ, chú trọng thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, sữa, khoai lang, cá hồi, quả bơ.
  • Tránh Thực Phẩm Khó Tiêu: Không ăn đồ dầu mỡ, acid, thức ăn nhanh, đồ hộp.
  • Hạn Chế Chất Kích Thích: Không hút thuốc, uống rượu bia, caffein.
  • Ăn Nhỏ Giọt: Chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ.
  • Hidrat Hóa và Chất Xơ: Uống đủ nước, ăn rau xanh để phòng táo bón.
  • Giảm Căng Thẳng: Thư giãn, đảm bảo giấc ngủ tốt.
  • An Toàn Thực Phẩm: Ăn chín, uống sôi, tránh thức ăn sống.
  • Vệ Sinh Cá Nhân: Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Theo Dõi Sức Khỏe: Thăm khám định kỳ 3 tháng/lần để kiểm tra niêm mạc và đường tiêu hóa.

Hy vọng rằng, thông tin trên sẽ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là ở người cao tuổi. Sự chăm sóc, quan sát từ gia đình và bản thân người già, cùng với sự can thiệp y tế kịp thời, có thể làm giảm đáng kể rủi ro và hậu quả nghiêm trọng từ tình trạng xuất huyết đường ruột.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa của bộ y tế

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không được can…

Chế độ ăn tốt nhất dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa

Trong chế độ ăn dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa nên có các món dễ tiêu và có…

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa thường gặp

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa chủ yếu là do các vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá…

Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất

Ngành y học ngày càng tiến bộ đã phát triển ra nhiều loại thuốc mới, giúp quá trình điều trị…

Xuất huyết dạ dày y học cổ truyền Bệnh xuất huyết dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị

Xuất huyết dạ dày là một trong những căn bệnh dễ gây tử vong nhất hiện nay nếu không được…

Bình luận (1)

  1. Hanh Tan nguyen
    Hanh Tan nguyen says: Trả lời

    Niêu như xuất huyết đường ruột phải điều tri lâu ko ah

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua