Trẻ bị ngứa khó ngủ nên làm gì? Mẹo dành cho mẹ
Trẻ bị ngứa da, khó chịu sẽ không thể ngủ ngon và thường xuyên quấy khóc. Những bà mẹ có thể áp dụng những mẹo như dưỡng ẩm da cho trẻ, tắm gội hàng ngày, chọn quần áo mềm mại, thoáng mát,… để cải thiện tình trạng trên.
Tại sao trẻ lại ngứa ngoài da, khó ngủ?
Ngứa ngoài da là một hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi bị ngứa, trẻ sẽ khó ngủ, liên tục quấy khóc. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và ảnh hưởng đến giờ giấc, công việc của bậc cha mẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da ở trẻ như:
- Trẻ dị ứng với trang phục, dược phẩm (phấn rôm, sữa tắm);
- Trẻ bị dị ứng với thuốc men, thực phẩm;
- Trẻ bị mắc các bệnh về da như nổi mề đay, viêm da cơ địa;
- Thời tiết thay đổi thất thường;
- Da bị mất nước;
- Trẻ bị nhiễm giun: Ngứa hậu môn, ngứa vùng kín,…;
- Gan mật của trẻ đang gặp vấn đề.
Để giải quyết dứt điểm chứng ngứa da ở trẻ, cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có phương pháp điều trị thích hợp.
Mẹo chữa ngứa gây khó ngủ ở trẻ
Để khắc phục tình trạng trẻ ngứa ngoài da, quấy khóc, mất ngủ, bậc cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
1. Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Để hạn chế việc nhiễm khuẩn ở da gây ngứa, bậc cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng cách:
- Tắm gội cho trẻ;
- Dùng khăn khô, sạch và mềm để lau mình cho trẻ;
- Cắt móng tay, móng chân, tránh để vi khuẩn tích tụ nhiều ngày ở kẽ móng lan ra, gây ngứa ngáy ở da trẻ;
- Trước khi trẻ ngủ, cha mẹ có thể dùng nước ấm lau mình cho trẻ để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn. Da trẻ sẽ sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế những vi khuẩn gây ngứa ngáy ngoài da. Lưu ý, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng trước khi trẻ ngủ.
- Không cho trẻ cọ gãi, chà xát vùng da bị ngứa. Bởi vì điều này có thể khiến da trẻ bị nhiễm trùng, ngứa nặng hơn.
2. Chọn lựa quần áo
Bên cạnh việc tắm gội, cha mẹ cũng cần thay quần áo cho trẻ mỗi ngày. Điều này giúp ngăn chặn những vi khuẩn gây ngứa, gây hại cho sức khỏe trên quần áo bị loại bỏ bớt.
Chọn cho trẻ quần áo có chất liệu mềm mại, thoải mái với làn da và thông thoáng để trẻ cảm thấy dễ chịu. Không chọn những quần áo chật, bó sát, không thoáng khí, dễ gây ra mồ hôi, da nổi mẩn.
Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết: mùa hè cho trẻ mặc thoáng mát, mùa đông mặc trang phục có chất liệu thoải mái, giữ ấm cơ thể.
3. Dưỡng ẩm và chọn lựa dược phẩm
Nếu trẻ bị rôm ngứa, hăm tã, bậc cha mẹ có thể dùng phấn rôm để da hút ẩm, ngăn ngừa mồ hôi ẩm sẽ làm da bị nhiễm khuẩn. Hãy chọn những loại phấn cho trẻ em an toàn và phù hợp với da của trẻ. Không nên chọn những loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, sẽ gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ. Dùng kem dưỡng ẩm giúp làn da không bị thiếu nước, chống khô da và bong tróc, da trẻ sẽ luôn dịu dàng, mềm mịn.
Bôi một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm lên da trẻ sau khi tắm. Hoặc có thể thoa kem khi trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, nhất là vào thời tiết mùa hè. Chọn loại kem dưỡng ẩm được qua kiểm định an toàn, không gây hại cho da, không gây kích ứng, phù hợp với độ tuổi và có thành phần từ tự nhiên.
4. Chườm lạnh
Trong trường hợp trẻ bị ngứa, nổi mẩn trên da, mẹ có thể chườm lạnh lên da trẻ trước khi trẻ ngủ. Hãy dùng một túi chườm hoặc dùng khăn lông mềm gói một vài viên đá để chườm lên vùng da đang bị ngứa.
Chườm lạnh giúp cho da dịu bớt các cơn ngứa, trẻ sẽ thấy khó chịu và dễ ngủ hơn.
5. Cải thiện chế độ ăn uống
Ngứa da còn xuất phát từ nguyên nhân chế độ ăn uống chưa đủ dinh dưỡng hoặc ăn những thực phẩm không tương thích với cơ địa. Nếu ăn uống không đủ chất cơ thể sẽ không đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Hãy cải thiện chế độ ăn của trẻ bằng những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để mẩn ngứa sớm bị loại bỏ.
Không chỉ vậy, bậc cha mẹ cũng nên quan tâm đến các loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ hàng ngày. Rất có thể, cơ thể của trẻ bị dị ứng với những loại thực phẩm đó. Hãy thận trọng khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm như hải sản, tôm, thịt gà, thịt bò,…
6. Dùng thuốc trị côn trùng
Trẻ ngứa ngáy có thể do côn trùng đốt. Do đó, cha mẹ nên thoa kem chống côn trùng cho trẻ khi trẻ vui chơi, đi ngủ. Điều này giúp côn trùng tránh xa và không làm hại đến làn da của trẻ. Hãy chọn những sản phẩm đã qua kiểm định an toàn y tế, có nguồn gốc từ tự nhiên và phù hợp với da của trẻ.
Khi trẻ bị côn trùng đốt, gây ra những nốt mẩn ngứa, cha mẹ hãy dùng thuốc trị côn trùng để tiêu độc và làm lành những nốt mẩn ngứa trên da. Điều này sẽ giúp trẻ khỏi ngứa, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, hãy dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ. Phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ giúp hạn chế muỗi và các loại côn trùng khác gây hại da của trẻ.
Đến gặp bác sĩ khi nào?
Nếu sau khi áp dụng những mẹo vặt trên không cải thiện được tình trạng ngứa da, khó ngủ của trẻ, bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chăm sóc, khắc phục.
Ngứa da xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân mà cha mẹ có thể tự khắc phục được, có nhiều nguyên nhân cần phải có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu gan mật trẻ có vấn đề, không đào thải được hết các chất độc hại, cặn bã trong cơ thể, trẻ cũng có thể bị ngứa da. Do đó, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm.
Những bệnh da liễu như viêm da cơ địa, nổi mề đay ở trẻ,… sẽ không thể khỏi nếu không được bác sĩ xem xét, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ tắm với các loại lá cây, dược liệu. Những bài thuốc dân gian này có thể sẽ không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn điều trị,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.
ĐỪNG BỎ LỠ:
- Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
- Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay, dị ứng 10 người dùng 9 người khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!