Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thủy đậu ngứa không ngủ được có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như hiệu suất công việc vào ban ngày. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới.

Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra, có thể phát triển thành dịch do có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch của người bệnh. Các triệu chứng chính của thủy đậu bao gồm xuất hiện mụn nước, sốt, đau đầu, đau cơ.

Thủy đậu ngứa không ngủ được
Thuỷ đậu xuất hiện các mụn nước trên da gây ngứa ngáy không ngủ được

Khi bị thủy đậu, các mụn nước nổi trên da gây ngứa ngáy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Đặc biệt là vào ban đêm, ngứa ngáy có thể khiến người bệnh không ngủ được, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bệnh lâu lành.

Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm cơn ngứa nhanh chóng, bạn có thể áp dụng:

1. Dùng thuốc giảm ngứa

Sử dụng kem bôi trị ngứa hoặc thuốc kháng histamin giúp giúp làm dịu cơn ngứa một cách nhanh chóng. Các sản phẩm này có thể sử dụng theo toa hoặc không theo toa của bác sĩ, tuy nhiên điều quan trọng là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thoa kem dưỡng da, trị ngứa:

Kem bôi Calamine là sản phẩm phổ biến nhất được chỉ định sử dụng để cải cơn đau nhức do thủy đậu. Thành phần chính của sản phẩm là oxit sắt và kẽm, có tác dụng làm khô da và dịu các vết mụn nước. Điều này mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị kích ứng, ngứa trên da do thủy đậu gây ra.

Calamine là kem thoa da lành tính, rất an toàn, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, cần tránh thoa lên vùng da quanh mắt và miệng và không dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Không nên sử dụng kem Hydrocortisone lên các vết mụn nước. Sản phẩm này cũng có tác dụng giảm ngứa nhưng sẽ gây giảm miễn dịch khi bị nhiễm trùng do virus , ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Bị thủy đậu ngứa trong bao lâu
Sử dụng kem bôi Calamine để làm giảm các triệu chứng ngứa

Sử dụng các loại thuốc kháng histamine:

Histamin là một loại protein gây ngứa da. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa, mang lại cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể và vị trí trên cơ thể mà histamin bám vào, có tác dụng giảm ngứa hiệu quả.

Các loại thuốc kháng histamin không kê đơn thường được sử dụng để điều trị tình trạng thủy đậu ngứa không ngủ được là Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec). Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như hồ nước, xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)

2. Các biện pháp chăm sóc da giúp giảm ngứa

Các loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng thủy đậu ngứa không ngủ được, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này. Ngoài việc sử dụng thuốc, các biện pháp chăm sóc da đúng cách mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Bị thủy đậu ngứa phải làm sao
Cắt ngắn và vệ sinh sạch sẽ móng tay giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua da

Các vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Không gãi: Ngứa là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân bị thủy đậu, bọng nước xuất hiện càng nhiều thì tình trạng ngứa càng nhiều. Nếu gãi sẽ gây ngứa nhiều hơn, các mụn nước này vỡ rất nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, có thể để lại sẹo trên da sau khi lành bệnh.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp làm thuyên giảm cơn ngứa do thủy đậu rất hiệu quả Người bệnh có thể chườm lạnh bằng cách bọc đá viên trong khăn mỏng và chườm lên vùng da ngứa trong 20 – 30 phút. Hoặc nhúng khăn sạch vào nước lạnh, sau đó chườm lên vùng da ngứa.
  • Tắm nước ấm: Việc tắm nước ấm thường xuyên ngay sau khi hình thành vết mụn đỏ và mụn nước trên da cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa do thủy đậu gây ra. Khi tắm cần lưu ý sử dụng xà phòng dịu nhẹ khi tắm. Ngoài ra, có thể cho thêm muối nở hoặc bột ngô, bột yến mạch qua chế biến vào nước tắm giúp làm sạch da và dưỡng ẩm, hỗ trợ chữa ngứa da.
  • Tránh những tác nhân gây kích ứng: Nên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa không chứa hương liệu để tránh gây kích ứng da. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi cho da sau khi tắm, không xịt nước hoa, thoa mỹ phẩm hay bất cứ sản phẩm chăm sóc nào khác lên da.
  • Mặc quần áo thoải mái: Nên sử dụng các loại trang phục rộng rãi, thoải mái có chất liệu bằng cotton hoặc lụa để tránh gây kích ứng da. Tránh sử dụng các chất liệu vải thô cứng gây chà xát lên vùng da ngứa.
  • Cắt ngắn, giữ sạch móng tay: Cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh móng tay sạch sẽ để phòng tránh khi gãi ngứa, vi khuẩn dưới móng tay xâm nhập vào da gây nhiễm trùng, gia tăng tình trạng ngứa. Sử dụng các loại xà phòng có khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ để vệ sinh tay.
  • Chế độ ăn uống: Người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý khi bị thủy đậu sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng thủy đậu ngứa không ngủ được. Người bệnh không nên ăn hải sản, thịt gà, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa, tuy nhiên có thể bôi sữa lên da sẽ giúp da khỏi nhanh hơn. Bổ sung nhiều trái cây chứa vitamin giúp tăng cường sức để kháng. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp tăng cường đào thải độc tố ra ngoài, tránh bị mất nước.

Thủy đậu ngứa không ngủ được là tình trạng phổ biến và cần được điều trị, chăm sóc đúng cách để đảm bảo thời gian phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thủy đậu tắm lá trầu không có tốt không?
Thủy đậu tắm lá trầu không là phương pháp dân gian, được sử dụng phổ biến để kiểm soát cơn ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, tắm lá trầu cần…
Bệnh nhân bị thủy đậu nên nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian bệnh, không nên ra ngoài. Bị thủy đậu có được ra ngoài không?

Bị thủy đậu có được ra ngoài không? Khi bệnh thủy đậu, người bệnh thường có dấu hiệu sốt và…

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người thường là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nhiễm…

Bị thủy đậu tắm lá chè xanh được không?

Tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ y học dân gian.…

Bệnh thủy đậu có nên tắm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Bệnh thủy đậu có được tắm không? Để giúp bệnh nhân không còn băn khoăn việc có nên tắm khi…

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ? Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ?

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp, vỡ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua