Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả
Cách chữa thủy đậu dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong vườn, có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng. Các bài thuốc này có thể có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa biến chứng.
Gợi ý 4 phương pháp chữa thủy đậu dân gian hiệu quả
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 12 tuổi. Các triệu chứng của thủy đậu bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, và nổi mụn nước trên da.
Các cách chữa thủy đậu dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong vườn, có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng. Các bài thuốc này có thể có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa biến chứng.
1. Tắm lá sầu đâu trị thủy đậu
Lá sầu đâu có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nên thường được sử dụng để nấu nước tắm chữa bệnh thủy đậu. Loại cây này còn có tên gọi khác là xoan Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các tỉnh Ninh Thuận, Kiên Giang, Châu Đốc nước ta.
Cách tắm lá sầu đâu trị thủy đậu:
- Chuẩn bị một nắm lá sầu đâu (khoảng 200g) rửa sạch, cùng 3 lít nước và một ít muối.
- Vo lá bỏ vào nồi, đun sôi khoảng 15 phút rồi cho muối vào và để nguội.
- Pha loãng hỗn hợp với nước và tắm như bình thường.
- Tắm lá sầu đâu 2-3 lần/ngày.
- Nên tắm khi nước ấm, tránh tắm khi nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không gãi các nốt thủy đậu sau khi tắm.
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng lá sầu đâu tươi, sạch.
- Không sử dụng lá sầu đâu đã bị úa vàng, héo úa.
- Không sử dụng lá sầu đâu cho người bị dị ứng.
Khi tắm lá sầu đâu, các thành phần có trong lá, chẳng hạn như flavonoid và saponin, sẽ giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm ngứa và giúp các vết thương nhanh lành.
*Lưu ý: Không nên tự ý uống nước lá sầu đâu vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như nôn ói, động kinh, tiêu chảy, hoặc thậm chí là tử vong.
Tham khảo thêm: Bị thủy đậu tắm lá chè xanh được không?
2. Cách chữa thủy đậu dân gian từ lá kinh giới
Lá kinh giới được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đánh giá cao về tác dụng kháng viêm, khử khuẩn. Với khả năng chống dị ứng, lá kinh giới còn giúp giảm các chất gây ngứa ở tổn thương, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Cách chữa thủy đậu từ lá kinh giới:
- Chuẩn bị 50 gram lá kinh giới, rửa sạch, để ráo nước
- Cho lá kinh giới vào ấm cùng 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút
- Để nguội, pha loãng với nước ấm, dùng tắm
- Tắm ngày 2-3 lần, mỗi lần tắm trong khoảng 15-20 phút.
- Nên tắm khi nước còn ấm, tránh tắm khi nước quá nóng hoặc quá lạnh
3. Tắm lá tre chữa bệnh thủy đậu
Tắm nước lá tre hàng ngày là một cách chữa thủy đậu dân gian mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ngứa, làm lành các tổn thương và phục hồi sức khỏe làn da.
Cách tắm lá tre chữa thủy đậu:
- Dùng một nắm to lá tre, rửa sạch, để ráo nước
- Đun sôi khoảng 3 lít nước, khi nước sôi thì cho lá tre vào, đun thêm 20 phút
- Dùng nước này để tắm rửa, ngâm mình hoặc lau người mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện các triệu chứng thủy đậu
Tìm hiểu: Bệnh thủy đậu có được tắm không?
4. Bài thuốc uống chữa thủy đậu từ dân gian
Bên cạnh việc tắm lá hàng ngày, bạn có thể kết hợp các bài thuốc uống trong từ thảo dược dân gian để đẩy nhanh tốc độ hồi phục:
– Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Bông mã đề và lá rau bát mỗi loại 15g; Lá tiết dê, rau má, rau diếp cá và lá rau ngót mỗi loại 20g; Lá bạc thau 8g; Lá đào tiên và lá dâm bụt mỗi loại 5g; Lá quỳnh châu và lá mặt trăng mỗi loại 10g.
- Cách dùng: Đun sôi các nguyên liệu trên với 1 lít nước. Chắt lấy nước uống, bã dùng chà nhẹ lên khắp người. Mỗi ngày dùng 1 thang.
- Công dụng: Giải độc, giảm ngứa, giúp tổn thương mau bình phục.
– Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Liên kiều và chi tử sao mỗi loại 5g; Sinh địa hoàng, chàm mèo mỗi loại 6g; Hoạt thạch 4g; Mộc thông 3g; Cam thảo 2g.
- Cách dùng: Sắc lấy nước đặc chia làm 2 -3 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
- Chỉ định: Bài thuốc này thích hợp với những người bị mọc nhiều nốt thủy đậu, mụn vỡ loét và ngứa ngáy nhiều.
– Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: Hoa mai, mật ong nguyên chất
- Cách dùng: Hoa mai giã nát, vo thành từng viên hoàn có kích thước cỡ hạt ngô. Liều dùng thuốc tùy theo độ tuổi, trẻ 1 tuổi thì uống 1 viên và cứ tăng thêm 1 tuổi thì lại tăng thêm 1 viên nữa. Uống thuốc mỗi ngày 3 lần bằng nước ấm.
- Chỉ định: Cách chữa thủy đậu dân gian từ hoa mai và mật ong thích hợp cho người bị thủy đậu nhẹ, bệnh mới phát, nốt mụn còn ít.
– Bài thuốc số 4:
- Chuẩn bị: Cát căn, cát cánh, tiền hồ mỗi loại 12g; Thanh bì, thuyền thoái, kinh giới, sơn tra, liên kiều, mạch nha mỗi vị 8g.
- Cách dùng: Sắc uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
- Chỉ định: Dùng cho các trường hợp bị thủy đậu có kèm theo biểu hiện sốt, nôn ói, hay cáu gắt, khát nước.
– Bài thuốc số 5:
- Chuẩn bị: Đậu xanh có vỏ và rau ngổ tươi mỗi loại 20g; Quả dành dành, kim ngân hoa mỗi loại 16g; Rễ cỏ tranh 12g.
- Cách dùng: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, thêm 600ml, sắc đến khi cạn còn 200ml. Tiếp tục sắc thuốc thêm một nước nữa, trộn chung với nhau. Chia thuốc làm 2 lần uống.
- Chỉ định: Dùng cho các trường hợp bị thủy đậu có biểu hiện nóng trong, mụn lở loét, cơ thể tích tụ nhiều chất độc.
– Bài thuốc số 6:
- Chuẩn bị: Sắn dây, rễ tranh, lá chàm, đậu xanh mỗi vị 20g, 10g cam thảo, 3 lát gừng tươi.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 500ml nước uống hết trong ngày.
- Chỉ định: Dùng bài thuốc này khi bạn nổi thủy đậu quá 3 ngày mà chưa hết sốt.
Các cách chữa thủy đậu dân gian, chẳng hạn như tắm lá tre, được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu các triệu chứng thủy đậu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh thủy đậu có lây không? Qua đường nào?
- Bệnh Thủy Đậu Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Những Gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!