Bị mụn nhọt ở mặt nên làm gì – cách trị nào an toàn, không sẹo?
Mụn nhọt rất dễ mọc ở mặt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không xử lý đúng cách, chúng rất dễ gây nguy hiểm và để lại sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Bị nổi mụn nhọt ở mặt cần biết
Mụn nhọt ở mặt thường xuất hiện khi tuyến bã nhờn hay tuyến dầu bị tắc nghẽn gây nhiễm trùng. Điều này khiến cho lỗ chân lông sưng lên và hình thành những nốt mụn chứa đầy dịch mủ.
Tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, điển hình nhất là thanh thiếu niên.
1. Nguyên nhân
Mụn nhọt ở mặt sẽ được kích hoạt khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi da chết và bã nhờn. Tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là tụ cầu khuẩn làm phát sinh các phản ứng viêm cũng như nhiễm trùng.
Dưới đây là một số nguyên nhân liên quan đến việc hình thành mụn nhọt trên mặt:
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: Thông thường,bã nhờn được tiết ra sẽ có tác dụng giữ độ ẩm cho da, bôi trơn da. Tuy nhiên nếu chúng được tiết ra quá nhiều sẽ khiến nang lông bí tắc và gây viêm.
- Vệ sinh da mặt kém: Đây là lý do khiến cho bụi bẩn, mồ hôi và các loại hóa mỹ phẩm trang điểm tích tụ trên da. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt xuất hiện.
- Cạo lông mặt: Đây là thói quen của rất nhiều người với mong muốn làm cho da mặt láng mịn hơn. Tuy nhiên, việc dùng dao cạo có thể khiến da mặt bị trầy xước hay tổn thương nhẹ. Từ đó, các loại vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây ra mụn nhọt ngay tại vết xước.
- Nhiễm trùng nấm men: Mụn nhọt còn có thể xuất hiện do nấm men pityrosporum xâm nhập vào nang lông. Bình thường loại nấm này có sẵn trên da nhưng chúng chỉ gây ra vấn đề khi phát triển quá nhiều.
- Rối loạn hormone: Tình trạng mọc mụn nhọt trên mặt được cho là có liên quan đến nồng độ cao testosterone và các nội tiết tố androgen khác của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao da mặt phụ nữ có nguy cơ mọc mụn nhọt cao hơn nam giới.
2. Nhận biết mụn nhọt ở mặt
Thông thường, các vết mụn nhọt trên mặt chỉ gây ra các triệu chứng bên ngoài da. Tuy nhiên, nếu mụn phát triển lớn thì một số biểu hiện toàn thân cũng rất dễ phát sinh.
Sau đây là một số triệu chứng khi da mặt bị nổi mụn nhọt:
- Vùng da có nguy cơ nổi mụn sẽ đỏ lên và thường ấm hơn vùng da khác
- Ban đầu nốt mụn thường xuất hiện với kích thước nhỏ
- Mụn nhọt dần phát triển và hình thành mủ
- Da thường sưng lên và đau nhức
- Ngứa ngáy xung quanh vết mụn
- Sưng hạch bạch huyết
Tuy nhiên, nếu mụn được kích hoạt với kích thước lớn thì bạn có thể gặp các biểu hiện khác đi kèm. Điển hình nhất đó là sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Nổi mụn nhọt ở mặt có nguy hiểm không?
Tình trạng mụn nhọt xuất hiện trên cơ thể thường không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên nếu mụn nhọt mọc trên vùng mặt thì bạn nên chú ý hơn.
Vùng mặt chứa hệ thống mạch máu rất phong phú. Quan trọng nhất là mối liên hệ giữa động mạch góc ở vùng mặt với tĩnh mạch xoay hang ở cực sau của hốc mắt vào não. Nếu mụn nhọt gây nhiễm trùng thì tụ cầu có thể tấn công và gây nhiễm khuẩn tĩnh mạch xoang hang. Đây là vấn đề nghiêm trọng, có thể đe dọa cả tính mạng.
Bị mụn nhọt trên mặt có nên nặn không?
Khi bị mọc mụn nhọt ở mặt, nhiều người thường có thói quen nặn mụn để loại bỏ phần dịch mủ bên trong. Tuy nhiên, tự ý nặn mụn nhọt là vấn đề được bác sĩ da liễu khuyến cáo là không nên. Nặn mụn không đúng cách thường khiến cho phản ứng viêm phát triển, tổn thương da thêm nghiêm trọng.
Đặc biệt là khi mụn nhọt xuất hiện ở các vị trí nguy hiểm như khóe mắt, trên môi, cằm, chóp mũi… thì bạn tuyệt đối không nên đụng chạm đến chúng. Bởi khu vực này chứa nhiều dây thần kinh quan trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi bạn tác động vào.
Ngoài ra, khi mụn nhọt được kích hoạt dưới dạng mụn đinh râu, sưng to, đau và có ngòi ở đầu thì bạn càng phải tránh việc nặn. Loại mụn này nếu nặn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tĩnh mạch và gây nhiễm trùng máu. Nếu không được can thiệp kịp thời, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.
Việc nặn mụn để loại bỏ dịch mủ cần được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, có vô trùng để đảm bảo an toàn. Bạn tuyệt đối không nên nặn mụn nhọt trong bất cứ tình huống nào.
Bị mụn nhọt ở mặt nên làm gì điều trị?
Mặc dù mụn nhọt ở mặt thường không quá nguy hiểm nhưng bạn nên chú ý xử lý đúng cách. Điều này sẽ giúp hạn chế được tổn thương trên da và giảm yếu tố rủi ro phát sinh.
1. Cách trị mụn nhọt ở mặt tại nhà
Khi mụn nhọt trên mặt xuất hiện với số lượng ít, kích thước nhỏ và không có các triệu chứng nghiêm trọng đi kèm thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà.
Dưới đây là một số biện pháp thông dụng:
Chườm túi trà:
Bã trà có chứa một hàm lượng antioxidants nhất định với tác dụng kháng khuẩn. Chính vì thế mà việc chườm túi trà sẽ giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây nhọt.
Thực hiện:
- Cần có một vỏ trà túi lọc.
- Dùng túi trà còn ướt chườm trực tiếp lên các nốt mụn ngọt.
- Để trong 15 phút rồi vệ sinh sạch da bằng nước ấm.
Bôi kem đánh răng:
Nên thực hiện khi các nốt mụn mới bắt đầu xuất hiện. Trong kem đánh răng có chứa Triclosan với tác dụng làm giảm kích thước lỗ chân lông. Nên dùng các loại kem đánh răng có chứa bạc hà để giúp làm dịu da tốt hơn.
Thực hiện:
- Dùng kem đánh răng bôi 1 lớp mỏng lên đầu mụn nhọt.
- Bôi trước khi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.
Sử dụng nghệ:
Ngoài đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nghệ còn có chứa hoạt chất Curcumin cùng hàng loạt các vitamin thúc đẩy quá trình làm lành da. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để xử lý các nốt mụn nhọt xuất hiện ở da mặt.
Thực hiện:
- Dùng bột nghệ trộn đều với nước theo tỷ lệ 1:1.
- Thoa trực tiếp lên các nốt nhọt.
- Vệ sinh sạch da sau khoảng 15 phút.
- Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần.
Dùng gel nha đam:
Gel nha đam là nguyên liệu có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da rất tốt. Do đó, nó có tác dụng cải thiện tình trạng nóng rát, sưng viêm do các vết mụn nhọt gây ra trên vùng da mặt.
Thực hiện:
- Rửa sạch và gọt vỏ lá nha đam để lấy phần gel.
- Bôi trực tiếp gel nha đam lên các nốt mụn.
- Để khoảng 15 phút rồi rửa lại.
- Mỗi ngày có thể áp dụng 2 lần.
Dùng thuốc mỡ kháng sinh:
Một số loại thuốc mỡ như cloroxit hay tetracyclin có thể sử dụng khi bị mụn nhọt trên mặt mà không cần kê toa. Nhóm thuốc này thường có tác dụng ức chế sự phát triển và lan rộng của vi khuẩn. Đồng thời còn làm dịu da, giảm sưng, giảm ngứa khi bị mụn nhọt. Tuy nhiên, đối tượng có tiền sử dị ứng cần chú ý thận trọng.
Thực hiện:
- Lấy lượng thuốc mỡ vừa đủ bôi 1 lớp mỏng lên nốt mụn.
- Cách 6 tiếng thực hiện bôi thuốc 1 lần.
Các biện pháp trên đây thường có độ an toàn tương đối cao nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi áp dụng. Thực hiện đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng phát sinh. Nếu gặp bất cứ rủi ro nào hãy tìm đến bác sĩ ngay để được xử lý.
2. Bị mụn nhọt trên mặt khi nào nên thăm khám?
Trong nhiều trường hợp, những nốt mụn nhọt trên mặt sẽ không thể khắc phục bằng việc điều trị tại nhà. Bạn nên thăm khám ngay khi gặp các trường hợp sau:
- Nốt nhọt không biến mất sau 2 tuần
- Hạch bạch huyết sưng lên
- Có biểu hiện sốt
- Mụn có kích thước lớn, đau nhiều
3. Điều trị mụn nhọt ở mặt theo phác đồ bác sĩ
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào hiện trạng của nhọt để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể là:
Sử dụng thuốc:
Tùy thuộc vào kích thước, vị trí nổi mụn cũng như các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ lên toa thuốc cho phù hợp. Đa phần các vết mụn nhọt thường có xu hướng được khắc phục nhanh khi sử dụng thuốc sớm.
Mục đích chính của việc dùng thuốc là diệt khuẩn, ngăn tiết mồ hôi quá nhiều và giúp tế bào da được phục hồi. Bác sĩ có thể kê toa kết hợp các loại thuốc sát trùng, kháng sinh hay thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
Thuốc sát trùng:
- Povidone iodine
- Hydrogen peroxide
Kháng sinh tại chỗ:
- Gentamicin
- Acid fusidic
- Mupirocin
Kháng sinh đường uống:
- Amoxicillin
- Cephalexin
- Flucloxacillin
Thuốc giảm đau:
- Aspirin
- Acetaminophen
Các loại thuốc điều trị nhọt thường cho kết quả nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phản ứng phụ, nhất là các thuốc dùng theo đường uống. Chính vì vậy mà bạn cần hết sức chú ý, theo dõi sát sao biểu hiện cơ thể trong suốt quá trình điều trị. Nhớ dùng thuốc đúng kế hoạch theo chỉ định bác sĩ. Không tự ý thay đổi liệu trình trong bất cứ tình huống nào nếu chưa nhận được chỉ dẫn y khoa.
Tiểu phẫu:
Tiểu phẫu để điều trị mụn nhọt trên mặt cũng là liệu pháp mà bác sĩ có thể chỉ định trong những trường hợp cần thiết. Thông thường qua hình ảnh siêu âm, nếu có nhiễm trùng nặng hay áp xe hình thành thì bạn buộc phải tiểu phẫu.
Phẫu thuật nhỏ này sẽ giúp loại bỏ áp xe hoạc dịch mủ bên trong mụn nhọt để ức chế tình trạng nhiễm trùng và chống biến chứng phát sinh. Sau khi tiểu phẫu, cần chú ý đến việc dùng thuốc và vấn đề chăm sóc theo hướng dẫn bác sĩ để vết thương chóng lành.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, mặt bạn sẽ bị sẹo, đôi khi là một vết sẹo lớn. Hãy tham khảo bác sĩ để được tư vấn về một loại thuốc làm mờ sẹo phù hợp.
Biện pháp ngăn ngừa mụn nhọt mọc ở mặt
Tình trạng nổi mụn nhọt ở mặt có thể tái phát nếu bạn không chăm sóc và dự phòng tốt. Để ngăn ngừa mụn nhọt, bạn hãy chú ý đến các vấn đề sau:
- Vệ sinh da mặt đúng cách. Tẩy trang sạch sẽ sau trang điểm. Dùng các loại sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn. Mỗi tuần nên tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần.
- Tránh để mồ hôi bám quá lâu trên da mặt. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều nên rửa mặt thường xuyên với nước sạch.
- Không nên gãi hay chà xát lên da mặt. Điều này có thể khiến da trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân với những người đã từng bị mụn nhọt hay các vấn đề về da có sinh mủ.
- Giặt giũ khăn mặt, khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng.
- Bổ sung đủ nước cũng như cân bằng dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời cần xây dựng lối sống khoa học.
Thông thường, tình trạng mụn nhọt ở mặt có thể khắc phục nhanh sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, để dự phòng các vấn đề nghiêm trọng, bạn nên thăm khám để điều trị theo phác đồ bác sĩ.
Bạn có thể xem thêm:
- Mụn nhọt ở lưng là bệnh gì – Làm sao điều trị?
- Cách nặn mụn nhọt ở mông nào an toàn hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!