Uống Kháng Sinh Bị Đau Dạ Dày và Cách Xử Lý An Toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là phản ứng phổ biến do ảnh hưởng của thuốc lên niêm mạc và hệ vi khuẩn ruột. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, nhưng việc tìm cách xử lý an toàn và hiệu quả là cần thiết để giảm bớt khó chịu, hỗ trợ hồi phục nhanh chóng. 

Bị đau dạ dày có nên uống kháng sinh không?

Khi gặp phải tình trạng đau dạ dày, việc sử dụng kháng sinh cần được tiếp cận một cách thận trọng. Kháng sinh, dù có lợi ích to lớn trong việc kiểm soát nhiễm trùng, nhưng có thể gây kích thích niêm mạc tiêu hóa. Điều này đặt ra nghi vấn liệu người bị đau dạ dày có nên tiếp tục sử dụng kháng sinh hay không.

uống kháng sinh bị đau dạ dày
Kháng sinh được sử dụng để kiểm soát nhiễm trùng nên bắt buộc phải dùng ngay cả khi đang bị đau dạ dày

Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe đòi hỏi việc điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thì việc dùng thuốc là cần thiết và không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh qua đường tiêm để giảm thiểu tác động tiêu cực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.

Đồng thời, việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị do bác sĩ chỉ định là hết sức quan trọng để kiểm soát hiệu quả tình trạng nhiễm trùng và ngăn chặn sự phát triển của kháng thuốc.

Tham khảo: Dấu Hiệu Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Và Cách Trị

Vì sao uống kháng sinh bị đau dạ dày?

Uống kháng sinh và gặp phải cảm giác đau dạ dày không phải là hiện tượng hiếm gặp, chủ yếu do kháng sinh vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa ảnh hưởng đến các lợi khuẩn trong đường ruột.

Sự mất cân bằng này gây rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, và đau dạ dày. Mức độ của cơn đau có thể biến đổi tùy thuộc vào liều lượng và loại kháng sinh, cũng như tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh.

Kháng sinh có thể chữa đau dạ dày nhưng cũng làm đau dạ dày
Các thuốc kháng sinh có thể chữa đau dạ dày nhưng cũng gây đau dạ dày nhiều hơn nên phải cẩn trọng

Người mắc các vấn đề tiêu hóa sẵn có thường cảm thấy cơn đau tăng lên khi sử dụng kháng sinh, gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, và buồn nôn.

Trong khi đó, những người khỏe mạnh hơn có thể chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ. Tuy đau dạ dày khi dùng kháng sinh là tình trạng thường gặp, việc tìm cách giảm đau sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị.

Triệu chứng đau dạ dày do kháng sinh

Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như:

  • Đau bụng: Các cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ kéo dài, cũng có thể xuất hiện đột ngột và quặng thắt.
  • Ợ nóng: Ợ lên chất lỏng chua, có cảm giác nóng rát vùng ngực.
  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn ói, khó chịu khi ăn uống, có thể có các cơn đau bụng kèm theo, nhất là khi bụng no.
  • Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng.
  • Táo bón: Phân cứng, khó đi đại tiện.

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào từng người và loại kháng sinh sử dụng. Ngoài ra, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Do đó, bạn có thể theo dõi một số triệu chứng khác kèm theo như khó nuốt, phân đen, phân lẫn máu, sốt, nôn ra máu… để có thể xác định chính xác tình hình. Bên cạnh đó, việc thăm là điều cần thiết để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Đau dạ dày khi dùng thuốc kháng sinh gây ợ chua
Ợ chua, ợ nóng là một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng đau dạ dày khi dùng thuốc kháng sinh

Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Và Không Nên Ăn Rau Gì? Lựa Chọn Tốt Nhất

Cách xử lý đau dạ dày do uống kháng sinh

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý an toàn và hiệu quả sau:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Khi dùng kháng sinh, việc tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác dụng phụ như đau dạ dày do liều lượng không phù hợp, mà còn góp phần hạn chế vấn đề kháng thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến. 

2. Dùng kháng sinh sau khi ăn no

Dùng thuốc sau khi ăn là một trong những cách giảm đau dạ dày an toàn, hiệu quả. Khi ăn no, lượng dịch vị trong dạ dày giảm đi đáng kể nên mức độ kích thích lên dạ dày và niêm mạc đường ruột sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác thời gian dùng thuốc. Bởi một số loại thuốc có thể giảm khả năng hấp thu nếu uống sau khi ăn.

3. Uống nhiều nước

Khi dùng kháng sinh, bạn nên uống cùng với nhiều nước lọc để giảm kích thích lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. 

uống nhiều nước chữa đau dạ dày
Uống nhiều nước là phương pháp giúp cải thiện đau dạ dày hiệu quả

Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước khoáng, nước ép từ rau củ, trái cây tươi, nước dừa hoặc nước hạt chia để trung hòa dịch vị dạ dày. Các loại nước này có tác dụng tăng độ pH trong dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác đau và nóng rát vùng thượng vị.

4. Ăn nhiều rau xanh 

Trong thời gian uống kháng sinh, nên tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn hằng ngày. Rau xanh có độ pH kiềm và chứa nhiều nước giúp trung hòa dịch vị, giảm cảm giác nóng rát và khó chịu ở dạ dày khi sử dụng kháng sinh. Tăng cường rau xanh trong chế độ ăn còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

5. Bổ sung lợi khuẩn

Bạn nên bổ sung lợi khuẩn để giảm đau dạ dày, táo bón, đầy hơi và chướng bụng do uống kháng sinh. 

Khi bổ sung các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn, bạn nên sử dụng sau khi dùng kháng sinh khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Như vậy, lợi khuẩn có thể di chuyển từ dạ dày xuống đường ruột một cách thuận lợi. Nếu sử dụng cùng thời điểm với kháng sinh, lợi khuẩn trong thức ăn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đọc thêm: Giảm Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Lựa Chọn An Toàn Mà Hiệu Quả.

6. Áp dụng mẹo giảm đau dạ dày tại nhà

Nếu áp dụng những mẹo kể trên mà cơn đau dạ dày vẫn không dứt hoàn toàn, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà như:

  • Uống trà hoa cúc: Khi cơn đau bùng phát, bạn có thể uống một tách trà hoa cúc ấm. 
  • Nước nha đam: Khi đau dạ dày bùng phát, bạn nên uống 1 ly nước nha đam. Sau đó khoảng vài phút, cảm giác đau và nóng rát sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Chườm ấm: Chườm ấm lên vùng thượng vị sẽ giúp giảm cơn đau và cảm giác khó chịu. 
uống kháng sinh bị đau dạ dày
Uống trà hoa cúc giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, đường ruột, giảm tình trạng uống kháng sinh bị đau dạ dày

Những mẹo giảm đau dạ dày tại nhà có thể cải thiện cơn đau cùng với một số triệu chứng kèm theo. Trong thời gian uống kháng sinh, bạn nên thực hiện các mẹo này và một số biện pháp kể trên để hạn chế cơn đau dạ dày ở mức tối đa.

6. Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày khi uống kháng sinh

Thuốc bảo vệ dạ dày có nhiều loại, nhưng cơ chế hoạt động chủ yếu là tạo thành một lớp màng bao phủ lên niên mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của axit dịch vị và các yếu tố gây kích ứng khác. Một số loại thuốc còn có khả năng ức chế axit, giúp giảm áp lực lên niêm mạc, thúc đẩy qua trình tái tạo niêm mạc.

Những loại thuốc này thường được dùng trong trường hợp kháng sinh sử dụng có tác động mạnh, có khả năng gây ra tổn thương cho dạ dày, những người có tiền sử dạ dày hoặc gặp các vấn đề khó chịu về dạ dày khi dùng kháng sinh trước đây cũng nên sử dụng. Một số loại thuốc thông dụng có thể lựa chọn là:

  • Nhóm thuốc kháng acid: Giúp trung hòa axit dạ dày, giảm ợ nóng, đau rát.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết axit dạ dày hiệu quả, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày nặng.
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc: Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày khi uống kháng sinh
Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày khi uống kháng sinh đúng cách sẽ giúp giảm triệu chứng đau đớn

Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, sử dụng đúng cách – đúng liều để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: Người Bị Đau Dạ Dày Có Uống Được Tâm Sen Không?

7. Tìm gặp bác sĩ

Trong trường hợp đau dạ dày dữ dội và cơn đau không thuyên giảm khi áp dụng những mẹo trên, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc để giảm đau dạ dày, thay đổi kháng sinh hoặc các loại thuốc đi kèm.

Trên thực tế, kháng sinh thường được dùng đồng thời với các loại thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt – phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có nguy cơ cao gây loét và xuất huyết dạ dày.

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà và lựa chọn thời điểm uống kháng sinh tốt nhất. 

Phòng ngừa đau dạ dày khi sử dụng kháng sinh

Để phòng ngừa đau dạ dày khi sử dụng kháng sinh, bạn có thể thực hiện những cách sau:

  • Dùng kháng sinh sau bữa ăn: Giúp giảm tác động kích thích dạ dày.
  • Uống nhiều nước: Hỗ trợ hòa tan thuốc, giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Tránh thức ăn gây kích ứng: Tránh đồ ăn cay, chua, nhiều dầu mỡ… để giảm nguy cơ đau dạ dày.
  • Sử dụng probiotic: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm tác dụng phụ của kháng sinh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu có tiền sử đau dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh ít gây kích ứng dạ dày hơn.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit dạ dày và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và giảm stress.
  • Không tự ý ngưng thuốc: Việc ngưng thuốc kháng sinh giữa chừng có thể làm cho bệnh trở nặng và tạo ra vi khuẩn kháng thuốc.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng: Chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là một vấn đề thường gặp. Để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh. Hãy luôn nhớ rằng, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng để có được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bình luận (59)

  1. Van Anh
    Van Anh says: Trả lời

    Cho minh hoi minh truoc co bi benh ve hong nen bac si cho khang sinh ve uong, uong nhieu, lieu cao nen bi dau da day, gio nen dung thuoc tay hay dong y de dieu tri da day day chu thay neu dung thuoc tay nua so da day chiu khong noi

  2. Thiên Khôi
    Thiên Khôi says: Trả lời

    Hiện em bị đau dạ dày do kháng sinh uống nhiều quá, giờ em có thể cải thiện bằng cách siêng ăn sữa chua siêng ăn rau rồi bổ sung nghệ được không hay là vẫn cần phải uống thuốc vậy ạ?

    1. Nguyễn Ngọc Nguyên
      Nguyễn Ngọc Nguyên says:

      Ăn uống chỉ là một phần trong quá trình điều trị thôi, làm sao chỉ ăn uống thôi mà hết bệnh được, phải có thuốc đặc trị, đó là điều chắc chắn rồi, cái em phân vân bây giờ là dùng thuốc tây hay thuốc ta thôi

    2. Lý
      says:

      Mình thấy nhiều người họ chọn đông y á, họ nói hiệu quả hơn với lại đỡ ảnh hưởng sức khỏe hơn. Rồi trong lúc trị bệnh thì kết hợp ăn uống khoa học, bổ sung nhiều món có lợi cho dạ dày vào là sẽ hết bệnh nhanh lắm

  3. Trương Châu Uyên
    Trương Châu Uyên says: Trả lời

    Hay đau ốm nên là cũng tấp kháng sinh nhiều nên giờ bị viêm loét dạ dày, cho hỏi thuốc sơ can bình vị tán có chữa viêm loét không và bao lâu thì đỡ đau????

    1. Minh Trí
      Minh Trí says:

      Có đó bác, thuốc này chữa tất cả mọi bệnh dạ dày mà, uống cỡ 2-3 tháng tùy vào tình hình bệnh thế nào nhé. Trong lúc dùng thuốc bác nhớ ăn uống khoa học, tránh stress, ngủ sớm để bệnh nhanh hồi phục nha

    2. Hà Nam
      Hà Nam says:

      Thuốc này có làm lành vết loét luôn không hay là chỉ giảm đau, đỡ xót ruột thôi vậy?

    3. Ngọc Ngọc
      Ngọc Ngọc says:

      Nếu giảm đau thôi thì ngoài thị trường giờ đầy thuốc, nhưng em chọn sơ can bình vị tán vì cơ chế nó khác, nó dứt triệu chứng mà còn giúp dạ dày mình hồi phục để ăn uống tốt lại như trước rồi ổn bệnh khó tái phát ấy

  4. Thảo Vy
    Thảo Vy says: Trả lời

    Tôi đã dùng thuốc tây chữa dạ dày nhưng mà lại không thể hết triệt để, giờ đã tái lại cũng đã lần thứ 3 rồi, giờ tôi dùng sơ can bình vị tán có được không?

    1. Nguyễn Hồng Loan
      Nguyễn Hồng Loan says:

      Đc đó chế, đáng lẽ chế nên dùng sơ can bình vị tán từ sớm thì sẽ tốt hơn á, thuốc này trị vào gốc bệnh để ổn bệnh lâu dài luôn chứ như thuốc tây chủ yếu là giảm đau, hết triệu chứng lúc đó thôi. Cái rồi tái lại phải dùng lại thuốc, càng dùng càng mệt rồi gây lờn thuốc

    2. Minh Anh
      Minh Anh says:

      Tính đên nay mình ngưng thuốc sơ can bình vị cũng đã 3 năm rồi, dạ dày vẫn ổn định, ăn tốt, hấp thụ tốt, hoàn toàn không gặp hiện tượng ợ chua, đau thắt hay buồn nôn như trước nữa. Cơ mà mấy bác cũng phải biết kiêng khem cái vụ ăn uống, ngủ nghỉ vào để ổn bệnh nhé

    3. Võ Nhật Long
      Võ Nhật Long says:

      Em thấy thuốc này uống cũng 2-3 tháng, liệu uống lâu vậy có gây nhờn thuốc hay ảnh hưởng gì sức khỏe không?

    4. Nguyễn Trực
      Nguyễn Trực says:

      Thuốc uống lâu là do cần thời gian để thuốc ngấm để giảm đau rồi phục hồi dạ dày, bồi bổ cơ thể chống tái phát các kiểu ấy. Đông y mà, mát lắm nên là uống lâu cũng không bị gì đâu, không có tác dụng phụ hay nhờn rồi phụ thuộc gì cả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trào Ngược Dạ Dày Ợ Hơi Do Đâu? Làm Sao Nhanh Hết?

Trào ngược dạ dày ợ hơi là triệu chứng thường gặp. Khác với triệu chứng ợ hơi thông thường, ợ…

Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày được đánh giá cao (mọi góc nhìn)

Bệnh lý trào ngược dạ dày gây nên triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị vô cùng…

Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Đau Dạ Dày Giúp Nhiều Người Khỏi Bệnh

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện và không…

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày ở trẻ em khi nào cần điều trị?

Hiện nay, tình trạng nhiễm khuẩn HP dạ dày ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng và gây…

Uống Kháng Sinh Bị Đau Dạ Dày và Cách Xử Lý An Toàn

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là phản ứng phổ biến do ảnh hưởng của thuốc lên niêm mạc…

Chia sẻ
Bỏ qua