Hậu môn chảy dịch – Nguyên nhân, nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm hậu môn, bệnh trĩ, viêm tầng sinh môn, áp xe hậu môn… đều là những bệnh lý có thể khiến hậu môn bị chảy dịch. Tùy vào từng loại bệnh và mức độ nặng nhẹ mà sẽ có biện pháp can thiệp riêng. Điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi và thăm khám kịp thời.

Hậu môn bị chảy dịch - Nguyên nhân do đâu?
Hậu môn chảy dịch là triệu chứng liên quan trực tiếp đến các bệnh lý hậu môn trực tràng

Hậu môn bị chảy dịch nguyên nhân do đâu?

Hậu môn chảy dịch bất thường có thể do rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng này cũng chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng ngay vùng hậu môn.

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan:

1. Viêm hậu môn

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng vùng hậu môn và trực tràng bị viêm nhiễm. Nó gây ra triệu chứng đau ngứa và có cảm giác mót rặn ngay cả khi không có nhu cầu đi đại tiện.

Khi tình trạng viêm nhiễm bắt đầu nặng dần lên thì hậu môn thường sẽ chảy dịch bất thường, kèm theo đó là mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng đau bụng trái, chảy máu hậu môn, đau hậu môn nặng hơn khi đại tiện.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm hậu môn, phải kể đến là các bệnh tiêu hóa hay nhiễm các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng, xạ trị trực tràng hay tuyến tiền liệt… cũng có thể là những yếu tố liên quan.

Tham khảo thêm: Sưng 1 cục ở hậu môn – Lưu ý dấu hiệu bệnh nguy hiểm

2. Áp xe hậu mô

Áp xe hậu môn có thể là biến chứng của một số bệnh lý. Dễ gặp nhất ở bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, rò hậu môn, đái tháo đường. Thêm vào đó, sử dụng thuốc điều trị kích ứng cao, tiểu phẫu trực tràng hay niệu đạo cũng có thể là nguyên nhân.

Áp xe hậu mô
Các khối áp xe vỡ ra khiến hậu môn bị chảy dịch mủ kèm theo mùi hôi

Ở giai đoạn đầu, thường sẽ có sự xuất hiện của các khối sưng tấy ở quanh hậu môn. Chúng sẽ gây ra hiện tượng bí bách, căng tức rất khó chịu. lâu dần các khối áp xe có thể sẽ bị vỡ ra và khiến hậu môn chảy dịch mủ kèm mùi hôi.

Bệnh càng nặng thì lượng dịch mủ sẽ chảy ra càng nhiều, có màu vàng và mùi hôi sẽ càng dữ dội. Bên cạnh đó, vùng da ở xung quanh hậu môn còn bị ngứa ngáy. Người bệnh có thể bị sốt, khô môi, mệt mỏi toàn thân, chóng mặt, thiếu máu, ăn không ngon…

3. Rò hậu môn

Đây là một nhiễm khuẩn mãn tính phát triển khi các tuyến bã ở bên trong hậu môn bị nhiễm trùng hay áp xe. Mắc bệnh đường ruột, táo bón kéo dài, vệ sinh hậu môn không đúng cách, nhiễm khuẩn… đều được cho là những yếu tố liên quan hoặc khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi ổ áp xe xung quanh hậu môn tự vỡ và vết thương tự liền lại nhưng vẫn để lại một lỗ đóng vảy khô. Thỉnh thoảng, hậu môn sẽ chảy mủ hay dịch vàng hôi. Tình trạng này thường sẽ có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác kèm theo như ngứa ngáy, hay xì hơi qua lỗ rò. Lúc ấn vào sẽ có cảm giác đau hơn, vị trí tổn thương có thể cứng chắc.

4. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện là do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hay phình đại tĩnh mạch ngay tại vùng mô bao xung quanh hậu môn. Từ đó phát sinh các triệu chứng rất khó chịu ở cơ quan này.

Biểu hiện trước tiên của bệnh là đau rát, khó chịu vùng hậu môn và đại tiện ra máu. Lâu dần nếu không được can thiệp, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài và dẫn đến viêm nhiễm.

Khi tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng phát triển, hậu môn thường sẽ bị chảy dịch mủ. Lượng dịch nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dịch mủ thường có màu vàng và kèm theo mùi hôi rất khó chịu.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hậu môn bị chảy dịch

Ngoài ra, người bệnh còn gặp khó khăn khi đại tiện, luôn phải rặn mạnh bởi tình trạng táo bón. Táo bón càng nặng thì nguy cơ bị chảy máu hậu môn sẽ càng nhiều. Trong nhiều trường hợp, máu còn chảy thành từng giọt hay từng tia.

Gợi ý: Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết và xử lý

5. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn đặc trưng bởi sự xuất hiện của một ổ loét ngay tại niêm mạc da ống hậu môn. Nó thường đi kèm với sự co thắt của cơ co thắt ở hậu môn, gây đau dữ dội sau khi đại tiện.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh lý này là cảm giác đau đơn, cơn đau thường sẽ kéo dài, nhất là khi đại tiện hay ngồi xổm. Khi hậu môn bị nứt kẽ thì máu sẽ thường chảy ra. Trường hợp các vết nứt lở loét thì sẽ kèm theo dịch chảy ra gây ngứa ngáy, khó chịu.

Cơn đau của bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó tránh khỏi khác. Điển hình như người bệnh sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sợ đi tiêu. Ngoài ra, ham muốn tình dục cũng sẽ bị suy giảm rõ rệt.

6. Ung thư hậu môn

Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng hậu môn chảy dịch. Bệnh ung thư hậu môn đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tế bào ung thư ngay trong các mô của hậu môn.

Ở bệnh lý này, dịch chảy bất thường ở hậu môn thường có màu lạ kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà biểu hiện chảy dịch sẽ có sự khác nhau ở mỗi đối tượng. Trong nhiều trường hợp dịch mủ chảy ra còn có lẫn theo máu.

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư hậu môn vẫn chưa được xác định một cách rõ rang. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, nhiễm HPV có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn cũng có thể khiến hậu môn bị chảy dịch kèm theo máu

Ngoài triệu chứng hậu môn chảy dịch bất thường, bạn nên chú ý thêm các biểu hiện khác để phát hiện bệnh được tốt hơn. Điển hình như ngứa, đau rát hay có khối u gần hậu môn, chảy máu từ hậu môn trực tràng, đi tiểu bất thường…

Hậu môn bị chảy dịch có nguy hiểm không?

Hậu môn chảy dịch chính là biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng viêm nhiễm kích hoạt ngay tại cơ quan này. Nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về trực tràng hậu môn nguy hiểm.

Nếu không sớm phát hiện và can thiệp đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải một số biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng lan rộng:Hậu môn chảy dịch sẽ khiến cho khu vực này thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt, có mủ và có mùi hôi. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng phát triển mạnh. Từ đó khiến nhiễm trùng lở loét ngay tại vùng hậu môn và các vùng da xung quanh.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Hậu môn chảy dịch thường kéo theo hang loạt các vấn đề viêm nhiễm. Từ đó có thể phát sinh một số bệnh nguy hiểm ngay tại đây, trong đó có nguy cơ phát triển thành u bướu.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Ở phụ nữ, hậu môn và cơ quan sinh dục nằm ngay cạnh nhau. Khi hậu môn bị chảy dịch thì sẽ rất dễ gây ra viêm nhiễm lan tỏa sang cơ quan sinh sản. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung…

Đọc thêm: Bị áp xe hậu môn nên ăn gì, kiêng gì giúp mau hết bệnh?

Cách điều trị khi hậu môn bị chảy dịch

Việc điều trị triệu chứng chảy dịch ở hậu môn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình nhất là nguyên nhân cùng với mức độ biểu hiện của các triệu chứng đi kèm. Đối với mỗi đối tượng người bệnh, khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt.

1. Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần chú ý khi hậu môn bị chảy dịch là hãy sớm thăm khám để bác sĩ xác nhận vấn đề. Cần chia sẻ cụ thể với bác sĩ về các triệu chứng khác đi kèm. Đây là vấn đề cơ bản giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng, thường là các bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Phác đồ này không chỉ phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh mà còn phải đảm bảo thích hợp với thể trạng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh.

Nguyên tắc điều trị
Nên sớm thăm khám bác sĩ khi hậu môn có dấu hiệu chảy dịch vàng

Vấn đề quan trọng mà người bệnh cần thực hiện là nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Nếu trong quá trình điều trị gặp phải những vấn đề bất thường hãy chủ động tìm đến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi, điều chỉnh phác đồ khi chưa được hướng dẫn.

Nguyên tắc cuối cùng trong điều trị hậu môn bị chảy dịch là kết hợp với chế độ chăm sóc và dự phòng. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ cho quá trình đẩy lùi bệnh mà còn dự phòng nguy cơ triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần. Cần đặc biệt đến vấn đề giữ vệ sinh hậu môn và vùng kín đúng cách để tránh viêm nhiễm lan rộng.

2. Các biện pháp

Việc điều trị tình trạng hậu môn bị chảy dịch thường liên quan trực tiếp đến bệnh lý gây ra nó. Đối với mỗi loại bệnh sẽ có một cách can thiệp riêng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sử dụng thuốc Tây hoặc can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp cần thiết.

Để tránh tình trạng viêm nhiễm lan tỏa, bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại kháng sinh chống nhiễm trùng. Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm cũng có thể được dùng để góp phần ức chế triệu chứng.

Thông thường, tình trạng táo bón có thể khiến các bệnh ở hậu môn – trực tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc nhuận tràng hay thuốc kích thích nhu động ruột.

Còn phẫu thuật thì thường sẽ được chỉ định trong một số trường hợp hậu môn xuất hiện khối u, polyp hay bệnh trĩ diễn tiến nặng khiến các búi trĩ sa ra ngoài… Việc can thiệp ngoại khoa cũng sẽ được bác sĩ cân nhắc rất kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro.

Tất cả các biện pháp điều trị hậu môn chảy dịch nêu trên đều phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Người bệnh hãy nghiêm túc làm theo hướng dẫn để sớm đẩy lùi triệu chứng, tránh các vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
chữa ngứa hậu môn tại nhà 5 mẹo chữa ngứa hậu môn tại nhà cực hay – Hết ngứa tức thì

Khi những cơn ngứa kích hoạt ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo chữa…

Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì thì tốt cho bệnh?

Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và có đặc tính nhuận tràng…

Đau hậu môn khi ngồi cảnh báo điều gì?

Đau hậu môn khi ngồi là một vấn đề tương đối phổ biến. Hầu hết các nguyên nhân đều lành…

Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn và cách khắc phục tận gốc

Trẻ có thể bị ngứa hậu môn do vệ sinh cơ thể không đúng cách, táo bón kéo dài, nhiễm…

rò hậu môn ăn gì Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để sớm đẩy lùi bệnh rò hậu môn thì bạn cần duy trì…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua