Hễ “nằm xuống là bị nghẹt mũi” là bị gì, làm sao chữa?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Rất nhiều người đang than phiền rằng cứ hễ nằm xuống là họ sẽ bị ngạt mũi. Đây cũng chính là dấu hiệu thường gặp cho thấy rằng hệ hô hấp đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, nghẹt mũi khi nằm không phải là triệu chứng nghiêm trọng và có thể dễ dàng khắc phục nếu biết cách.

Nằm xuống là bị nghẹt mũi
Hễ nằm xuống là bị nghẹt mũi – Có thể bạn đang gặp phải vấn đề về đường hô hấp trên

Nằm xuống là bị nghẹt mũi – Nguyên nhân?

Nghẹt mũi là tình trạng niêm mạc ở 1 hay cả 2 bên mũi bị ứ đầy dịch không thoát ra ngoài được gây tắc nghẽn đường thở. Nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, giấc ngủ hay sinh hoạt hằng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tình trạng này thường nặng nề hơn khi ở tư thế nằm. Nhiều người đứng ngồi không sao nhưng cứ hễ nằm xuống là bị nghẹt mũi. Hiện tượng này thường do một số yếu tố sau kích hoạt:

1. Cảm cúm thông thường

Đây được cho là nguyên nhân phổ biến hàng đầu làm phát sinh triệu chứng nghẹt mũi. Cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên rất thường gặp. Bệnh lý này thường do virus gây nên và có xu hướng giảm dần sau khoảng 7 – 10 ngày.

Triệu chứng điển hình nhất của cảm cúm là nghẹt mũi, nhất là khi nằm xuống, sổ mũi, đau họng, thở khò khè và ho. Ngoài ra nó còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, đau nhức xương khớp, đau mắt và mệt mỏi.

2. Viêm mũi dị ứng

Thông thường bệnh viêm mũi dị ứng có thể khiến bạn bị ngạt mũi vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi nằm xuống, tình trạng bị nghẹt mũi có thể sẽ nặng nề thêm. Trong trường hợp bị bệnh nhẹ thì cũng có thể triệu chứng này chỉ xuất hiện khi nằm.

Bệnh lý này thường khởi phát khi màng lót bên trong mũi bị viêm trong trường hợp hít phải chất gây dị ứng. Đây mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng lại gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống thường ngày.

3. Viêm mũi vận mạch

Đây là bệnh đường hô hấp xuất hiện khi các tác nhân bên ngoài tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh với giao cảm trong niêm mạc mũi. Điều này làm phát sinh các triệu chứng kích ứng mũi như hắt mơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…

Khảo sát cho thấy, người bệnh sẽ dễ gặp phải tình trạng nghẹt mũi hơn khi nằm xuống. Còn thông thường, chỉ gặp tình trạng ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi là chính.

Bệnh viêm mũi vận mạch nếu không được can thiệp kịp thời có thể biến chứng thành viêm mũi vận mạch bội nhiễm. Lúc này các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và thường không đáp ứng với thuốc điều trị.

4. Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang là vấn đề hô hấp thường gặp đặc trưng bởi tình trạng viêm xảy ra trong xoang mũi. Lúc này chất nhầy mà cơ thể sản sinh sẽ bị tắc nghẽn không thể thoát ra ngoài làm kích hoạt tình trạng nghẹt mũi.

Nhiều người bệnh cho biết, cứ nằm xuống là lại bị nghẹt cứng mũi đến mức không thở được. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là đau mặt, đau răng, nặng mặt và rất mệt mỏi.

Nhiễm trùng xoang nếu không phát hiện kịp thời và nghiêm túc điều trị sẽ rất dễ phát sinh biến chứng. Trong đó, nguy hiểm nhất là chứng viêm não, nhiễm trùng huyết, áp xe hậu nhãn cầu…

5. Stress, căng thẳng

Ít ai nghĩ rằng triệu chứng nghẹt mũi khi nằm xuống lại liên quan đến tình trạng căng thẳng, stress. Tuy nhiên, nguyên nhân này đã được các bác sĩ chuyên khoa ghi nhận.

bị nghẹt nũi khi ngủ
Stress có thể khiến triệu chứng nghẹt mũi nặng nề hơn khi nằm

Tình trạng căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài thường sẽ khiến cho nồng độ các hormone của cơ thể thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Từ đó làm các mạch máu bị phình to ra và gây chèn ép niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi, khó thở.

6. Thay đổi thời tiết

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng nằm xuống bị nghẹt mũi có thể chỉ là do thay đổi thời tiết. Thông thường, thời tiết hanh khô sẽ rất dễ khiến niêm mạc mũi bị kích ứng.

Lúc này, mũi cũng sẽ có xu hướng tiết dịch nhiều hơn để cấp ẩm. Tuy nhiên lượng dịch tiết quá nhiều lại có thể gây nghẹt mũi, nhất là khi nằm xuống. Tình trạng nghẹt mũi do thay đổi thời tiết thường có xu hướng tự biến mất nhưng lại dễ tái phát theo mùa.

Làm sao khắc phục khi nằm xuống là bị nghẹt mũi?

Tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Từ đó sẽ dễ dàng làm phát sinh các vấn đề sức khỏe khác nếu không sớm can thiệp. Bạn có thể tự khắc khục hiện tượng nghẹt mũi khi nằm với một số cách đơn giản như sau:

1. Kê cao đầu khi ngủ

Đây là một trong những mẹo đơn giản nhất có thể hỗ trợ làm thuyên giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp cho dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời có thể ngăn chặn được tình trạng chất nhầy chảy sâu vào trong hốc xoang.

Bạn có thể kê thêm 1 hoặc 2 chiếc gối ở dưới đầu để phát huy tốt tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng cách này. Trường hợp những người bị cao huyết áp hay gặp vấn đề về đốt sống cổ thì không nên nằm gối quá cao.

2. Uống 1 tách trà ấm

Uống 1 tách trà nóng hòa cùng 1 ít nước cốt chanh có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi khi nằm xuống ngay lập tức. Bạn cũng có thể chọn 1 tách trà gừng để mang đến cảm giác thoải mái, khai thông đường thở đồng thời giúp giảm đau cơ hiệu quả.

nằm xuống bị nghẹt mũi phải làm sao
Một tách trà ấm sẽ khiến bạn dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi

Ngoài ra, 1 tách trà hoa cúc cũng là lựa chọn tốt để bạn được thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc uống trà trước khi ngủ có thể sẽ đánh thức dạ dày của bạn. Hãy ăn 1 chút bánh quy giòn hay bánh mì nướng để làm dịu dạ dày.

3. Dùng máy tạo độ ẩm

Không khí quá khô cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi hoặc khiến cho nó trở nên nặng nề thêm. Nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí xuống thấp thì chứng nghẹt mũi sẽ dễ xuất hiện hơn.

Việc dùng máy tạo độ ẩm không chỉ giúp ngăn ngừa nghẹt mũi mà còn hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng này. Không khí ẩm sẽ giúp làm giảm sự kích ứng lên niêm mạc mũi, đồng thời giúp mũi được dễ chịu.

Ngoài ra, dùng máy tạo độ ẩm khi đang bị nghẹt mũi còn được cho là có thể hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi. Từ đó sẽ dễ dàng tống chúng ra bên ngoài.

4. Vệ sinh mũi với nước muối

Vệ sinh mũi sạch sẽ là việc bạn nên làm khi bị nghẹt mũi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh không chỉ làm loãng dịch nhầy mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Sau khi vệ sinh bạn cũng có thể sử dụng khăn ẩm nhằm làm sạch nước mũi ứ đọng ở bên trong. Mỗi ngày có thể thực hiện đều đặn 1 lần để triệu chứng nghẹt mũi khi nằm nhanh chóng được khắc phục.

5. Tắm nước ấm

Tình trạng cứ hệ nằm xuống là bị nghẹt mũi thường khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn. Người bệnh thường bị khó ngủ, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc. Tắm nước ấm trước khi ngủ là giải pháp hữu ích cho vấn đề này.

Hơi nước nóng khi tắm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy bên trong. Đồng thời khi tắm bạn đang ở tư thế đứng thì chúng sẽ bị loại bỏ ra ngoài một cách dễ dàng. Từ đó có thể mang lại sự thống thoáng và giúp mũi dẫn lưu khí thuận lợi hơn.

khắc phục chứng nghẹt mũi khi nằm
Tắm nước ấm cũng là một giải pháp đơn giản hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn đường thở

Ngoài ra, việc tắm nước ấm còn giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và áp lực để bạn đi vào giấc ngủ được dễ dàng hơn.

6. Xông hơi với tinh dầu

Nếu cứ nằm xuống là bị nghẹt mũi thì bạn có thể thử giải pháp xông hơi với tinh dầu. Cách này không chỉ giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi mà còn mang đến sự thoải mái cho tinh thần.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả, bác hà hay tràm trà đều rất hữu ích. Chỉ cần nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu vào tô nước ấm và dùng khăn lớn trùm đầu để xông hơi.

Hơi nóng sẽ làm cho dịch nhầy trong mũi loãng ra nhanh chóng. Sau khi xông hơi bạn nên xì mũi để đẩy hết dịch nhầy ra bên ngoài nhằm khai thông thường thở.

7. Dùng thuốc thông mũi

Trong một số trường hợp, tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi kéo dài mà các cách can thiệp tại nhà không đáp ứng thì bác sĩ sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc thông mũi. Loại thuốc này có thể giúp cải thiện rất nhanh tình trạng nhức nghẹt mũi.

Các loại thuốc thông mũi có thể là thuốc không kê đơn được bán phổ biến ở các tiệm thuốc Tây. Tuy nhiên bạn cần thận trọng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng để tránh phát sinh các vấn đề rủi ro.

Cứ hễ nằm xuống là bị nghẹt mũi cho thấy rằng đường thở của bạn có khả năng cao đang gặp vấn đề. Khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng triệu chứng, bạn nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (41)

  1. Lê Phượng
    Lê Phượng says: Trả lời

    Cho em hỏi thuốc thông xoang khang dược có chữa được viêm xoang mạn tính không ạ? Em đang muốn tìm hiểu để chữa cho mẹ e

  2. Đỗ Hiền
    Đỗ Hiền says: Trả lời

    Cảm cúm thông thường chỉ khoảng 7-10 ngày là khỏi, mà sao em mãi chưa khỏi nhỉ các bác, cứ hắt hơi, sổ mũi hoài à, nhất là cứ vào những hôm trái gió là y như rằng

  3. Nguyễn Trang
    Nguyễn Trang says: Trả lời

    Bác nào mà hay bị nghẹt mũi, chảy nước mũi thì mua cái máy tạo độ ẩm về dùng cũng được ấy, máy này có tác dụng tạo độ ẩm trong phòng giúp ngăn ngừa nghẹt mũi ấy, mình đang dùng thấy cũng ổn ổn, cá bác tham khảo thêm

  4. Ngô Hương Giang
    Ngô Hương Giang says: Trả lời

    Cứ trở trời là em bắt đầu có các biểu hiện sổ mũi, nước mũi chảy lòng thòng, ngạt mũi không sao mà thởi nổi, toàn phải thở bằng mồm, mọi người tư vấn giúp e nên dùng thuốc gì hay xịt nào mà đỡ được không với, chứ cư như em phát rồ mất

    1. Nguyễn Ngọc Trang
      Nguyễn Ngọc Trang says:

      Tư vấn

  5. Hạnh An
    Hạnh An says: Trả lời

    Em bị viêm mũi dị ứng cũng vài năm nay không khỏi, không biết bài thuốc thông xoang khang dược có chữa được tình trạng bệnh của em không, chứ cứ mỗi lần thời tiết thay đổi là xoang đau nhức, ngạt mũi, chảy nước mũi rất khó chịu luôn ấy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Avamys có tác dụng gì? Giá bán và cách dùng

Thuốc Avamys được bào chế ở dạng hỗn hợp xịt mũi. Thuốc có tác dụng giảm phù nề niêm mạc…

Thời tiết thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân gây chảy nước mũi màu vàng loãng Chảy nước mũi màu vàng loãng là biểu hiện của bệnh gì?

Chảy nước mũi màu vàng loãng có bình thường không? Đây là lo lắng của nhiều người khi mắc phải…

Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng dị ứng phổ biến của bệnh viêm mũi. Bệnh tuy không…

điều trị viêm mũi dị ứng bằng đông y 3 Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y hiệu quả, an toàn

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y được dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương và sự…

biến chứng viêm mũi dị ứng 5 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Thường Gặp Nhất

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đừng bỏ…

Chia sẻ
Bỏ qua