Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối phải làm sao?
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó chịu, mệt mỏi kéo dài… là tình trạng mà các mẹ bầu thường hay gặp phải vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thế nhưng các mẹ lại không biết rằng, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối cực kỳ bất lợi cho thai nhi, bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình trạng này của mẹ.
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ đã có sự thay đổi rất lớn, điều này khiến chu trình giấc ngủ của mẹ cũng thay đổi theo, nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở 3 tháng cuối thai kỳ ở mẹ bầu là:
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Do sự điều chỉnh nội tiết tố để phát triển thai nhi và chuẩn bị cho việc sinh con.
- Tư thế nằm không thoải mái: Sự tăng trưởng của thai nhi làm cho tư thế nằm trở nên khó chịu và đau nhức.
- Ảnh hưởng của thai nhi: Sự phát triển của em bé có thể gây ra các vấn đề như chèn ép các cơ quan bên trong cơ thể mẹ, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, tiểu nhiều về đêm.
- Ảnh hưởng của việc mang thai: Mang thai có thể gây ra các hiện tượng như chuột rút nửa đêm, đau đầu do thiếu máu lên não, hoạt động của em bé trong bụng khiến mẹ khó ngủ.
- Tâm lý: Cảm xúc như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng trước khi sinh cũng có thể góp phần vào việc làm xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.
Tham khảo thêm: Tác hại của mất ngủ – Sự tàn phá cơ thể đến cùng cực
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thì trẻ có sao không?
Mặc dù giấc ngủ của thai nhi độc lập với mẹ bầu, nhưng tình trạng mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bằng cách ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể mẹ, điều này khiến trẻ có nguy cơ bị:
- Chậm phát triển về trí não: Mẹ thường xuyên thức khuya có thể làm rối loạn hệ thống hormon, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra vấn đề như nhẹ cân, chậm phát triển trí não…
- Thiếu máu cho thai nhi: Nếu mẹ không thể ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 23h – 3h sáng, thì có thể làm giảm khả năng gan làm sạch máu, dẫn đến thai nhi thiếu máu và dưỡng chất cần thiết để phát triển.
- Trẻ hay quấy khóc, khó chịu: Tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi, khiến trẻ sinh ra thường xuyên khóc, tức giận và khó dỗ.
Mất ngủ 3 tháng cuối ảnh hưởng gì đến mẹ?
Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến bé mà còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của mẹ bầu từ đó gây ra những tình trạng như:
- Thiếu tỉnh táo, kiệt sức: Mẹ bầu mất ngủ thường trở nên thiếu tập trung, uể oải, dễ ngủ gật khi lái xe và dễ kiệt sức. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và thậm chí gây ra các vấn đề như sinh non.
- Gây khó sinh: Ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối thai kỳ có thể làm cho việc sinh trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là có thể khiến cho mẹ phải sinh mổ. Việc ngủ đủ giấc trong những tháng cuối thai kỳ là quan trọng để chuẩn bị cho quá trình sinh con một cách an toàn và hiệu quả.
Tham khảo thêm: Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?
Cách chữa cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Muốn con khỏe mạnh, mẹ bầu nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh tình trạng thức đêm ngủ ban ngày. Đặc biệt, nên dành khoảng từ 30 phút để ngủ trưa. Để có giấc ngủ ngon và sâu hơn, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Uống ít nước vào buổi tối
Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu uống nhiều nước vào buổi tối sẽ khiến mẹ phải thường xuyên tiểu đêm. Vào những tháng cuối thai kỳ, bàng quang bị chèn ép nghiêm trọng nên không thể chứa nước tiểu, nếu nhịn thì sẽ rất nguy hiểm.
Ngược lại nếu đi tiểu thì sẽ khiến mẹ phải thức giấc, khó ngủ lại, nếu lặp lại nhiều lần có thể gây ra chứng mất ngủ triền miên. Vì thế, mẹ nên hạn chế uống nước sau 8 giờ tối không phải đi tiểu về đêm.
Nằm nghiêng về bên trái
Để dễ ngủ hơn khi mang thai, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lại và chân trái duỗi ra. Sử dụng gối ôm phía trước và một gối mềm dưới bụng sẽ giúp thoải mái hơn. Tư thế này giúp giảm áp lực trên cơ thể, giúp dễ thở hơn và cải thiện lưu thông máu từ chân về tim.
Nghiêng người về phía trái cũng giúp máu lưu thông tốt hơn đến dạ con, thận và bầu thai, giảm sưng phù ở mắt cá chân tay. Kê cao gối cũng tốt để cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu, chướng bụng, tức ngực và đau bụng, tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon.
Tham khảo thêm: Mất ngủ dẫn đến trầm cảm, tâm thần? Điều cần biết
Tắt hết thiết bị điện tử
Để cải thiện chứng khó ngủ, mẹ bầu nên tránh xem TV, lướt web trên máy tính hoặc điện thoại trước khi đi ngủ. Tắt các thiết bị này trước 8 giờ tối là tốt nhất, bởi bức xạ điện tử từ điện thoại và tia cực tím từ TV có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giấc ngủ.
Dù có thể giúp mẹ bầu dễ dàng vào giấc ngủ ban đầu, nhưng việc này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơn buồn ngủ nhanh hết và các mẹ sẽ trở nên tỉnh táo hơn.
Massage, ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân với nước ấm hoặc massage có thể giúp khắc phục chứng chuột rút, đồng thời cải thiện giấc ngủ cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể ngâm chân với nước ấm cùng các thảo dược như gừng, chanh, muối, trà, sả…
Các thành trong nước ngâm sẽ kích thích các mút thần kinh, nếu được kết hợp với massage, xoa bóp nhẹ nhàng thì sẽ kích thích các huyệt vị ở chân, từ đó nâng cao tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, cải thiện giấc ngủ.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị mất ngủ nên ăn gì? 5 món ăn giúp mẹ bầu ngon giấc
Những thói quen tốt giúp mẹ bầu 3 tháng cuối có giấc ngủ ngon
Để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu nên xây dựng các thói quen sau:
- Đặt thời gian ngủ cố định, tốt nhất từ 9h tối – 6h sáng.
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và làm việc nặng trước khi đi ngủ.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa như quả anh đào, chuối, sữa, hạt sen, dưa bở, khoai lang, khoai tây, cá hồi, cá basa…
- Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng để tránh tình trạng ợ nóng và táo bón.
- Chọn đồ ngủ thoải mái từ chất liệu vải cotton để giúp cơ thể dễ chịu và nhanh chóng vào giấc ngủ.
Tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ cần được quan tâm và cải thiện, bởi giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Các biện pháp như tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh… có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả nhanh
- Yoga chữa mất ngủ – 5 bài tập đơn giản, hiệu quả
Bình luận (1)
E chào bs e có thai tháng cuối nhưng bị khó ngủ vào buổi tối nhưng ngủ ngày chắc 1 phần do GĐ e làm đêm ngày về ngủ e ko thể sinh hoạt nên ngủ ngày đêm lại khó ngủ