7 cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả, thông dụng
Có nhiều cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ chứa nhiều hoạt chất quý giá. Các loại thảo dược này không chỉ giúp giảm đau, viêm sưng mà còn hỗ trợ phục hồi khớp, mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc nam?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch trong ổ khớp gia tăng một cách bất thường, dẫn đến tình trạng sưng phù, đau nhức gây khó chịu cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến vận động. Nguyên nhân có thể do chấn thương, viêm khớp, thoái hóa khớp, nhiễm trùng…
Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh như đau nhức, giảm khả năng cử động, khó khăn trong đi lại… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn hoặc hạn chế chức năng vận động của khớp gối.
Ngày nay, với những trường hợp tràn dịch khớp nhẹ, người bệnh thường tìm đến các bài thuốc nam để hỗ trợ điều trị, bởi các bài thuốc này có nhiều ưu điểm tuyệt vời như:
- Thành phần tự nhiên: Thuốc nam thường được chế biến từ các loại cây cỏ, ít gây tác dụng phụ so với thuốc tây.
- Giảm đau, viêm: Nhiều loại thảo dược có khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Hỗ trợ điều trị lâu dài: Sử dụng thuốc nam thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe khớp, ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Chi phí thấp: So với các phương pháp điều trị khác, thuốc nam thường có giá thành rẻ hơn.
- Nguồn nguyên liệu dễ tìm: Các bài thuốc này thường ứng dụng các loại dược liệu sẵn có quanh ta, dễ tìm kiếm.
- Thực hiện đơn giản: Cách thực hiện vô cùng đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể sử dụng.
- Phù hợp với cơ địa nhiều người: Đáp ứng dễ dàng với nhiều người, là giải pháp an toàn cho những bệnh nhân không thích dùng thuốc tây.
Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc nam chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, triệu chứng chưa qua nghiêm trọng, không đáp ứng với những trường hợp quá nặng. Ngoài ra, chúng cũng có một số hạn chế khác như:
- Mất nhiều thời gian để phát huy hiệu quả, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.
- Một số thành phần của thuốc có thể gây dị ứng.
- Có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc điều trị khác.
Tham khảo thêm: 5 Bài thuốc đông y trị tràn dịch khớp gối hiệu quả và an toàn
7 cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả, an toàn
Như đã nói, với những trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc nam đơn giản tại nhà để cải thiện, ngăn chặn kịp thời các triệu chứng. Một số bài thuốc nam có thể áp dụng là:
1. Nghệ
Dân gian thường thu hoạch củ nghệ vàng về làm thuốc chữa bệnh tràn dịch khớp gối ở dạng tươi hay tán bột uống. Vị thuốc Nam này có những tác dụng sau:
- Kháng khuẩn, chống viêm mạnh nhờ chứa nhiều curcumin
- Bảo vệ các mô khỏe mạnh ở khớp gối, giảm sưng viêm
- Thúc đẩy quá trình hồi phục của các chấn thương trong đầu gối.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay bệnh viêm khớp dạng thấp…
Sữa nghệ:
- Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ (hoặc tinh bột nghệ vàng), 1 ly sữa ấm
- Bỏ bột nghệ vào trong ly sữa rồi dùng thìa khuấy đều cho đến khi cả hai nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Uống từ từ cho hết
- Sử dụng mỗi ngày đều đặn 1 – 2 ly sữa nghệ vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ 60 phút.
Bài thuốc từ nghệ và gừng:
- Chuẩn bị bột nghệ và bột gừng mỗi loại 1/2 thìa cà phê.
- Pha cả hai với một cốc nước sôi, để nguội bớt và uống khi còn ấm
- Dùng mỗi ngày 1 ly đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Có thể pha thêm vào hỗn hợp một ít mật ong cho dễ uống.
Tham khảo thêm: Bệnh tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? bao lâu thì khỏi?
2. Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng có chức năng cung cấp các hoạt chất alcaloit, Flavonoit và vitamin B giúp chống oxy hóa, ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp gối và giảm lượng dịch được sản xuất.
Ngoài ra, chúng còn giúp bồi bổ khí huyết, tiêu độc, làm thông huyết mạch, đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn qua khớp bị bệnh, giúp tổn thương trong khớp gối nhanh hồi phục.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50 gram rễ đinh lăng và 1,5 lít nước
- Rễ đinh lăng rửa cho sạch đất cát, sau đó thái thành nhiều lát mỏng
- Bỏ dược liệu vào ấm cùng với lượng nước đã chuẩn bị
- Đun sôi, vặn nhỏ lửa tiếp tục sắc thuốc đến khi nước trong ấm cạn còn một nửa
- Phần thuốc sắc thu được chia đều uống 3 lần trong ngày cho hết.
Xem thêm: Tràn dịch khớp gối ở trẻ em và cách điều trị
3. Cây lá lốt
Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, giúp ôn trung, tán hàn, giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra. Các thành phần beta-caryophylen, benzylaxetat và nhiều hoạt chất quý trong lá cũng hoạt động mạnh mẽ trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, giảm hiện tượng sưng phù ở khớp gối khi bị tràn dịch.
Chuẩn bị:
- 50 gram lá lốt ( dùng cả rễ, thân, lá)
- 50 gram rễ cây vòi voi
- 50 gram rễ bưởi bung
- 50 gram cây cỏ xước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị, cắt khúc ngắn, sao vàng cho thơm
- Bỏ hết vào ấm, đổ thêm 700ml nước sắc cho cạn còn 300ml
- Uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.
- Sử dụng sau bữa ăn khoảng 60 phút để thuốc được hấp thu tốt nhất.
Tham khảo thêm: Người bệnh tràn dịch khớp gối nên kiêng những gì?
4. Cỏ trinh nữ
Sau khi đào về, rễ cây trinh nữ được đem rửa sạch đất cát, dùng liền ở dạng tươi hoặc phơi khô và phối hợp với các cây thuốc nam khác để nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Loại dược liệu này có công dụng giảm đau, tiêu sưng, điều trị thoái hóa khớp gối, viêm khớp, thấp khớp, tràn dịch khớp gối… hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp an thần, dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Chuẩn bị:
- Rễ cây trinh nữ: 30 gram
- Cam thảo và rễ đinh lăng: 10 gram cho mỗi vị
- Cây bưởi bung và rễ cúc tần: Mỗi loại dùng 20 gram
Cách thực hiện:
- Rửa các vị thuốc trên với 2 – 3 lần nước cho sạch, để ráo nước hoàn toàn
- Bỏ thuốc vào ấm sắc chung với 5 bát nước
- Đun sôi, tiếp tục sắc thuốc trên lửa nhỏ cho cạn còn 3 bát thì ngưng
- Chia thuốc sắc làm các phần đều nhau uống sau 3 bữa ăn chính khoảng 45 – 60 phút.
5. Cây gối hạc
Thêm một cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối để bạn tham khảo đó chính là gối hạc. Cây có nhiều tác dụng quý nên được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong điều trị căn bệnh này.
Gối hạc có công dụng ức chế phản ứng viêm tại vùng khớp bị tràn dịch, giúp giảm sưng, xoa dịu cơn đau, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng và sửa chữa các mô bị viêm trong khớp gối.
Chuẩn bị:
- 40 – 50 gram rễ cây gối hạc tùy theo tình trạng tràn dịch khớp gối
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch dược liệu, bạn cho vào ấm cùng với nước
- Sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 – 3 lần trong ngày
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang
Ngoài cách trên, dân gian còn kết hợp rễ cây gối hạc (30g) với một số thảo dược khác như rễ cây gấc (15g), ngưu tất (15g), cỏ xước (15g), tì giải (15g). Sử dụng chúng dưới hình thức sắc uống để điều trị tràn dịch khớp gối.
Tham khảo thêm: Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn có hiệu quả?
6. Cây ngải cứu
Cây ngải cứu có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp gối, chống viêm, giảm sưng đau đầu gối, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra.
Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu qua khu vực bị bệnh, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng, chữa lành tổn thương trong khớp gối.
Chườm ngải cứu rang muối hạt to:
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi và một ít muối hạt
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi đem sao nóng chung với muối cho đến khi héo
- Bọc hỗn hợp thuốc lại bằng một miếng vải mỏng, sau đó chườm lên đầu gối bị ảnh hưởng.
- Mỗi lần chườm 15 – 20 phút.
- Thực hiện vài lần mỗi ngày trong vài ngày liên tục để khớp gối bớt sưng đau.
Uống thuốc sắc từ lá ngải cứu:
- Dùng 1 nắm ngải cứu rửa sạch, đem sắc với 500ml nước trong khoảng 20 phút
- Gạn thuốc sắc ra chén uống 2 – 3 lần trong ngày
7. Cây phèn đen
Bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối từ cây phèn đen cũng đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thảo dược này thường mọc hoang ở các khu đất trống nên không quá khó kiếm.
Loại dược liệu này có công dụng chỉ thống (giảm đau), tiêu thũng (kháng viêm), giúp giảm tình trạng sưng phù, đau nhức ở khớp đầu gối một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm lá phèn đen đem rửa với nước muối cho thật sạch
- Giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên khớp gối bị bệnh
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần trong ít nhất 3 ngày liên tục
Tham khảo thêm: Tràn dịch khớp gối ở trẻ em và cách điều trị
6 lưu ý khi dùng thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối
Mặc dù thuốc nam có đặc tính an toàn, nhưng trong quá trình sử dụng cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn:
- Tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh trước khi quyết định sử dụng thuốc Nam hay các phương pháp điều trị khác.
- Sử dụng nguồn nguyên liệu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.
- Thuốc Nam phát huy tác dụng chậm nên bệnh nhân cần sử dụng kiên trì, đúng liều và đủ thời gian.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên vào bữa ăn hàng ngày.
- Không tùy tiện kết hợp thuốc Nam với thuốc Tây dẫn đến phản ứng tương tác có hại cho sức khỏe.
- Kết hợp dùng cây thuốc Nam chữa tràn dịch khớp gối với vật lý trị liệu để giảm sưng đau, phục hồi chức năng vận động cho khớp gối.
Cách phòng tránh tràn dịch khớp gối hiệu quả
Phòng tránh tràn dịch khớp gối là điều quan trọng để duy trì sức khỏe khớp và đảm bảo khả năng vận động linh hoạt. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Tập thể dục đều đặn: Chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe… để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và dây chằng xung quanh khớp gối.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lên khớp gối, làm tăng nguy cơ tràn dịch và các bệnh lý về khớp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, omega-3 và các dưỡng chất tốt cho xương khớp khác.
- Tránh các chấn thương: Hạn chế các hoạt động gây áp lực lớn lên khớp gối, luôn khởi động trước khi vận động mạnh và đeo bảo hộ nếu tham gia thể thao.
- Hạn chế mang vác nặng: Đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ khớp gối, giúp giảm áp lực và tránh gây tổn thương không cần thiết cho khớp.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi có dấu hiệu đau nhức hay căng thẳng ở khớp gối, cần nghỉ ngơi, tránh vận động quá mức và có thể chườm lạnh để giảm viêm sưng.
- Theo dõi sức khỏe khớp: Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau nhức hoặc sưng kéo dài, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn.
Có nhiều bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần, cách sử dụng và lựa chọn những bài thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống Glucosamine? Dùng thế nào cho hiệu quả?
- Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!