Bị dị ứng thời tiết có được tắm không?
Theo quan niệm dân gian, người bị dị ứng thời tiết không được tiếp xúc với nước và không khí lạnh. Vậy bị dị ứng thời tiết có được tắm không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này.
Người bị dị ứng thời tiết có được tắm không?
Khi được hỏi về vấn đề người bị dị ứng thời tiết có được tắm không, BS Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Thuốc dân tộc cho biết: Người bị dị ứng thời tiết có thể tắm rửa bình thường.
Việc tắm rửa hay tiếp xúc với nước đúng cách không làm ảnh hưởng nhiều đến các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa. Hơn nữa, khi vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn khu trú gây viêm nhiễm tại vùng bị tổn thương. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh cho cơ thể, bệnh nhân dị ứng thời tiết vẫn nên tắm rửa đúng cách trong thời gian bệnh bùng phát.
XEM THÊM: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Kiêng Gì Để Ngăn Bùng Phát?
Lưu ý khi tắm ở người bị ứng thời tiết
Để đảm bảo việc vệ sinh cơ thể không làm ảnh hưởng đến các triệu chứng dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên sử dụng nước ấm để tắm rửa. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh, nơi có gió lùa, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi,…
Trường hợp dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ, bệnh nhân nên sử dụng nước tắm vừa với thân nhiệt, không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi tắm xong, nên thấm khô cơ thể bằng khăn bông mềm, sau đó mặc quần áo và tránh tiếp xúc với gió lạnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân dị ứng thời tiết cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa thành phần hóa học trong thời gian dị ứng bùng phát. Bởi các thành phần này có thể làm cho da kích ứng và dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Không nên ngâm người dưới nước quá lâu, tránh bị nhiễm lạnh.
- Có thể sử dụng nước tắm từ thảo dược như quế, hương nhu, lá khế, lá bưởi, kinh giới, hoa hồi, lá húng chanh,… Theo các nghiên cứu đông y, các thảo dược thiên nhiên có chứa một số thành phần có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng dị ứng thời tiết tạm thời.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Việc dưỡng ẩm giúp làm giảm tình trạng kích ứng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, người bị dị ứng thời tiết cũng không nên chủ quan đối với các vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, thị gà, hải sản, thức ăn sẵn, bia, rượu, thuốc lá,… Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi, thoáng mát và có tính thấm hút.
- Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng và rút ngắn thời gian điều trị.
- Người bệnh cần tránh tiếp xúc với gió lạnh, cho nên cần đóng kín cửa phòng trong thời gian mắc bệnh. Bạn cũng nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.
Một số loại nước tắm dành cho người bị dị ứng thời tiết
Ngoài việc điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc, người bị dị ứng thời tiết nên tham khảo thêm một số cách nấu nước lá để khắc phục triệu chứng nhanh hơn.
- Nấu nước lá cây ké
Đông y cho rằng, ké có vị ngọt, tính ôn thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu như dị ứng thời tiết, điều trị mề đay mẩn ngứa. Bằng cách dùng khoảng 200g cây lá và quả ké, 200g cây vòi voi, 200g bèo tía để nấu với 5 lít nước. Đợi nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, để cho nước nguội bớt thì có thể dùng để tắm mỗi ngày. Lưu ý: Không chà xát mạnh tránh làm tổn thương da.
- Nấu nước lá kinh giới để tắm
Lấy 1 nắm lá kinh giới đem rửa sạch, vò nát rồi đem hãm với 2 lít nước sôi và để cho nguội bớt. Dùng nước lá kinh giới tắm hằng ngày để cải thiện chứng mề đay nhanh. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để dứt điểm nhanh các triệu chứng trên.
- Lá sài đất chữa dị ứng thời tiết
Sài đất cũng được xem như một loại dược liệu thiên nhiên có tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng dứt điểm các triệu chứng mụn nhọt, viêm loét,… Bạn có thể dùng khoảng 30g sài đất, 15g kim ngân hoa, 10g ké đầu ngựa đem nấu với 2 lít nước để tắm. Trẻ em bị dị ứng thời tiết sử dụng loại nước lá này khoảng 4 – 5 lần là có thể cải thiện được triệu chứng.
- Nước lá chè xanh
Không chỉ là dược liệu rất tốt cho sức khỏe, chè xanh còn được biết đến với tác dụng làm giảm bội nhiễm, sát trùng da, loại bỏ mẩn ngứa. Để thực hiện, bạn dùng khoảng 20g lá chè xanh đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước. Đợi nước nguội thì lấy nước để vệ sinh vùng da bị kích ứng. Đối với trẻ em, đây là một mẹo giúp khắc phục các triệu chứng khá an toàn mà không cần phải sử dụng thuốc.
Tóm lại, người bệnh có thể tắm rửa bình thường là lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi dị ứng thời tiết có được tắm không. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn cách tắm và vệ sinh cơ thể phù hợp để ngăn ngừa bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên khám chuyên khoa và áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Dị Ứng Thời Tiết Có Tự Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Tìm Hiểu Người Bị Dị Ứng Da Mặt Bao Lâu Thì Khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!