Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Cách trị cho nam và nữ giới
Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách không thể kiểm soát, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh tiểu không kiểm soát này và các phương pháp điều trị hiệu quả cho cả nam và nữ.
Tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ là tình trạng không kiểm soát được nước tiểu ở bàng quang, thường xuyên bị rò rĩ ra ngoài, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Trong y học, chứng tiểu không tự chủ thường được chia thành hai loại khác nhau là tiểu không tự chủ tạm thời và tiểu không tự chủ kéo dài.
Triệu chứng tiểu không kiểm soát tuy không ảnh hưởng và gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó cản trở đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê của bệnh viên Từ Dũ, tỷ lệ nữ giới mắc chứng tiểu không kiểm soát cao gấp nhiều lần so với nam giới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
- Cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên khả năng giữ nước kém hơn.
- Ảnh hưởng của quá trình mang thai và sinh nở gây chèn ép lên bàng quang trong thời gian dài, khiến cơ bàng quang bị giãn ra khó phục hồi lại.
- Cơ sàn chậu, các nhóm cơ nâng đỡ niệu đạo và bàng quang suy yếu khiến tỷ lệ mắc chứng tiểu không kiểm soát ở phụ nữ trung niên tăng cao.
Biểu hiện của tiểu không tự chủ
Bạn có thể dễ dàng nhận ra tình trạng tiểu không kiểm soát thông qua các triệu chứng dưới đây:
- Trường hợp bệnh nhẹ: Có một lượng nhỏ nước tiểu đôi khi rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi hoặc trên đường đi vào nhà vệ sinh.
- Trường hợp bệnh nhẹ và vừa: Nước tiểu rỉ ra hằng ngày và cần phải dùng tã.
- Trường hợp bệnh nặng: Lượng nước tiểu chảy ra ngoài có thể thấm ướt hết vài miếng tã mỗi ngày.
Tiểu không tự chủ nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây hạn chế các hoạt động và tương tác xã hội. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát thường do những tác động từ bên trong của cơ thể, ảnh hưởng của môi trường sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.
– Tiểu không tự chủ tạm thời
- Lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể không đủ khiến khả năng tiêu hóa nước bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng của bàng quang và khả năng tự chủ
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh khác như thuốc trợ tim, thuốc huyết áp, thuốc an thần,…
- Sử dụng đồ uống như rượu, bia, đồ uống có gas, cafein,…
- Mắc các bệnh lý có liên quan như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang,…
- Táo bón khiến phân cứng tồn tại bên trong trực tràng tác động lên các dây thần kinh gần bàng quang làm gia tăng số lần đi tiểu
– Tiểu không tự chủ kéo dài
Tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra trong thời gian dài có thể là di chứng của một số biểu hiện sức khỏe trước đó như:
- Phụ nữ mang thai vừa mới sinh con khiến tử cung bị mở rộng, chèn ép lên bàng quang gây ra hiện tượng tiểu không kiểm soát.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, không có đủ estrogen và hormone cho niêm mạc và niệu đạo.
- Đây là triệu chứng thường gặp sau khi cắt bỏ tử cung gây ảnh hưởng đến vùng cơ chậu.
- Do quá trình lão hóa khiến khả năng của bàng quang bị suy giảm, gặp khó khăn cho việc lưu trữ nước tiểu.
- Xuất hiện khối u gây tắc nghẽn dọc đường tiểu, gây chèn ép lên bàng quang, cản trở ngược dòng chảy của nước tiểu
– Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ tiểu không tử chủ
- Mang thai: Phụ nữ có nguy cơ tiểu không kiểm soát nhiều hơn trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh và tiền mãn kinh.
- Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn thì khả năng hoạt động cảu bàng quang yếu dần đi, làm gia tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể càng nặng sẽ gây áp lực lên bàng quang và các cơ sàn châu gây tiểu không tự chủ.
- Hút thuốc: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, việc thường xuyên hút thuốc cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng tình trạng không tự chủ.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng tiểu không kiểm soát
Để chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm hỏi tiền sử bệnh và thực hiện khám lâm sàn:
– Tiền sử bệnh
- Yêu cầu mô tả kỹ các dấu hiệu người bệnh gặp phải
– Khám lâm sàn
- Thực hiện thăm khám vùng chậu kiểm tra có bị sa các cơ quan ở vùng chậu hay không và để tìm kiếm các vấn đề khác thuộc về giải phẫu.
- Nghiệm pháp ho được thực hiện để chẩn đoán tình trạng tiểu không kiểm soát do gắng sức.
- Bệnh nhân có thể phải làm pad test để đánh giá lượng nước tiểu rò rỉ, một vài trường hợp cần phải kiểm tra chức năng hỗ trợ của niệu đạo.
Đôi khi bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm chức năng bàng quang để lấy thêm thông tin chẩn đoán bệnh.
Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ cho nam và nữ
Để tiến hành điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị không can thiệp như thay đổi lối sống, vật lý trị liệu…một số trường hợp sẽ phải dùng đến thuốc. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
1. Liệu pháp hành vi điều trị tiểu không tự chủ
- Luyện tập bàng quang: Cố gắng khoảng nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi thấy buồn tiểu có tác dụng kéo dài thời gian giữa mỗi lần đi tiểu, cho tới 2 – 4 giờ.
- Đi tiểu 2 lần: Sau khi đi tiểu nên chờ thêm vài phút để đi tiểu thêm một lần nữa, giúp bàng quang của bạn hoàn toàn trống rỗng.
- Kiểm soát việc đi tiểu: Khi muốn đi tiểu bạn hãy tập cách thư giãn, hít sâu – thở chậm hoặc làm một hoạt động gì đó để đánh lạc hướng và quên đi nhu cầu buồn tiểu.
- Tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình: Theo dõi thời gian và lập kế hoạch đi vệ sinh mỗi 2 – 4 giờ/ 1 lần, kể cả khi chưa có nhu cầu buồn tiểu.
2. Sử dụng thuốc điều trị tiểu không tự chủ
Nếu người bệnh mắc phải chứng tiểu không kiểm soát, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân:
Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ do viêm nhiễm đường tiết niệu
- Nhóm beta-lactamin
- Nhóm quinolon
- ….
Thuốc kháng cholinergic: có tác dụng thư giãn bàng quang nên thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do thôi thúc.
- Oxybutynin
- Tolterodin
- Darifenacin
- …
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng: được sử dụng trong điểu trị tiểu không tự chủ do căng thẳng hay do thôi thúc.
- Imipramin
- Duloxetin
- …
Thuốc Desmopressin: có tác dụng tương tự hoóc-môn kháng lợi tiểu vassopresin, được sử dụng để điều trị tình trạng tiểu không kiểm soát vào ban đêm.
Thuốc Duloxetin: đây là chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, tác động lên hệ thần kinh trung ương gởi các tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang, thường được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do căng thẳng.
Thuốc estrogen: Đây là nội tiết tố sinh dục nữ được bổ sung với liều thấp để điều trị tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do thiếu hụt estrogen.
Các loại thuốc điều trị tiểu không tự chủ trong Tây y thường gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc giữa chừng hoặc là đổi thuốc sử dụng.
3. Sử dụng thiết bị y tế điều trị tiểu không tự chủ cho nữ
Một số thiết bị y tế có tác dụng điều trị tiểu không kiểm soát được thiết kế dành riêng cho phụ nữ như:
- Chèn niệu đạo: Thiết bị này dùng để chèn vào niệu đạo ngăn ngừa nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Chèn niệu đạo được dùng theo toa của bác sĩ, không sử dụng hàng ngày. Các thiết bị được lắp trước khi hoạt động và loại bỏ trước khi đi tiểu.
- Đồ dùng để tử cung: Đây là một vòng cứng được chèn vào bên trong âm đạo và mang cả ngày giúp giữ bàng quang nằm gần âm đạo, tránh rò rĩ nước tiểu.
4. Bài tập thể dục và vật lý trị liệu điều trị tiểu không kiểm soát
Các bài tập cơ sàn chậu như Kegel có tác dụng tăng cường vòng niệu và cơ sàn chậu, các cơ bắp có thể tự chủ trong việc tiểu tiện, rất hữu ích trong việc điều trị chứng tiểu không tự chủ.
- Bước 1: Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể
- Bước 2: Thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu và giữ trong khoảng 5 – 10 giây
- Bước 3: Thả lỏng các cơ trong khoảng 10 giây
- Bước 4: Tiếp tục thắt chặt các cơ và lặp lại các bước trên khoảng 10 lần
- Mỗi ngày nên tập 3 lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ.
Điện kích thích trong vật lý trị liệu sử dụng các điện cực được tạm thời đưa vào âm đạo hoặc trực tràng để kích thích và tăng cường cơ sàn chậu. Nhẹ nhàng kích thích điện có thể hiệu quả cho tiểu không kiềm chế căng thẳng và không tự chủ cấp bách, nhưng phải mất vài tháng và nhiều phương pháp điều trị.
5. Liệu pháp can thiệp điều trị tiểu không tự chủ
- Tiêm Botulinum toxin: làm tê cơ bàng quang và giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.
- Tiêm Bulking: giúp làm chắc cơ niệu đạo và giảm rò rỉ nước tiểu.
- Kích thích thần kinh xương cùng: sử dụng một thiết bị cấy dưới da ở mông và nối với dây thần kinh xương cùng, giúp phát ra các xung điện kích thích để kiểm soát hoạt động của bàng quang.
6. Phương pháp phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu tất cả các phương pháp điều trị trên đều không mang lại hiệu quả khả quan. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc và chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khác nhau:
- Cơ vòng tiểu nhân tạo
- Treo cổ bàng quang
- Ghép miếng thấm và ống thống
- Sling thủ tục
- May pads bảo vệ
Ở phương pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định, để có thể lựa chọn thủ thuật phù hợp với tình trạng của bản thân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất
Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ
Để hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ, bạn cần phải có các biện pháp cải thiện lối sông một các hợp lý và lành mạnh như:
- Luôn duy trì cân nặng của bản thân, không nên để tăng cân dẫn đến nguy cơ béo phì.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích.
- Thực hiện luyện tập các bài tập có tác dụng tốt với cơ sàn chậu như Kegel để năng cao khả năng kiểm soát bàng quang.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ.
Trên đây là thông tin về căn bệnh tiểu không tự chủ và các phương pháp điều trị chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi chứng bệnh khó chịu này, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận (1)
cám ơn rất nhiều