Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là một dạng nhiễm khuẩn ở đường tiểu có thể  ra nhiều dấu hiệu như đau bụng dưới âm ỉ, tiểu nhiều, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu… Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh trong ngắn hạn phối hợp cùng một số thuốc giúp bệnh nhân đối phó với các triệu chứng khó chịu.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ còn giới (còn được gọi là nhiễm trùng đường tiểu) là hiện tượng  vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan nằm trong hệ tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và hai quả thận. Chúng khiến các cơ quan này bị kích ứng, viêm nhiễm kém theo nhiều triệu chứng bất thường khác ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của phụ nữ.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Tùy theo vị trí ảnh hưởng mà bệnh viêm tiết niệu ở nữ được chia thành các dạng sau:

  • Viêm đường tiết niệu trên: Bao gồm các bệnh lý viêm thận & viêm bể thận cấp và mãn tính, bệnh áp xe thận hay bệnh thận hư mủ…
  • Viêm đường tiết niệu dưới: Viêm ở bàng quang và niệu đạo

So với nam giới thì nữ giới có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn gấp 5 lần, chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng nhiễm trùng trong đường tiết niệu có thể lây lan đến các cơ quan khác và gây ra nhiều biến  chứng nếu không được kiểm soát tốt. Chính vì vậy, chị em cần nắm rõ thông tin về căn bệnh thường gặp ở mái mình để có hướng phòng ngừa và điều trị đúng đắn.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thể khởi phát vì nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là những lý do sau:

  • Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách:

Đây được cho là thủ phạm gây bệnh ở nhiều người. Khi không được vệ sinh thường xuyên, lạm dụng nước rửa phụ khoa chứa chất tẩy mạnh, rửa vùng kín từ sau ra trước hoặc thói quen thụt rửa sâu vào trong âm đạo đã vô tình tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Từ đây, chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở và tấn công vào trong đường tiết niệu, thận khiến cho các bộ phận này bị nhiễm trùng, viêm.

  • Do cấu trúc niệu đạo:

Ở nữ giới, đường niệu đạo khá ngắn, cửa mình lại nằm cách hậu môn chỉ 2 – 3 cm nên vi khuẩn từ hậu môn có thể lây lan qua niệu đạo. Chị em không chỉ bị viêm nhiễm phụ khoa mà còn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm đường tiết niệu khá cao.

  • Thói quen nhịn tiểu:

Vi khuẩn cùng các chất độc có trong nước tiểu nếu tồn đọng lâu trong bàng quang sẽ khiến bộ phận này bị kích ứng và bị viêm. Tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong đường tiết niệu như thận, niệu quản.

  • Uống ít nước:

Thói quen uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ mà nhiều người không ngờ tới.

  • Nhiễm khuẩn E.coli: 

Vi khuẩn E.coli có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh thông qua nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục, sử dụng dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ dẫn lưu chưa được tiệt trùng sạch sẽ. 

nguyên nhân gây viêm tiết niệu ở nữ
Vi khuẩn E coli là một trong những thủ phạm gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
  • Mang thai:

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về cấu trúc xương chậu, nội tiết tố. Cùng với đó, sự suy giảm sức đề kháng chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng hoành hành dẫn đến nhiễm trùng phụ khoa, niệu đạo.

  • Do ảnh hưởng của bệnh lý:

Viêm tiết niệu ở nữ được cho là biến chứng của  nhiều căn bệnh như lậu, giang mai, sỏi đường tiết niệu hay bệnh tiểu đường…

  • Mãn kinh:

Khá nhiều phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh bị viêm đường tiết niệu.  Nguyên nhân là do sự suy giảm hóc môn estrogen khiến môi trường pH trong âm đạo bị thay đổi. Đây chính là điều kiện lý tưởng đế nấm và các loại vi khuẩn có hại phát triển và tấn công vào đường tiết niệu.

  • Dùng băng vệ sinh không đúng cách:

Không thay băng thường xuyên trong thời kì hành kinh là một thói quen cực kì có hại vì nó vô tình tiếp tay cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ

Ngay từ khi mới khởi phát, bệnh viêm tiết niệu ở nữ đã có những triệu chứng rất rõ ràng, đặc biệt là trong các hoạt động tiểu tiện. Nếu để ý kỹ bạn sẽ sớm nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Hay mót tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi rất ít
  • Tiểu rắt, tiểu khó
  • Có cảm giác đau buốt và châm chích mỗi khi đi tiểu
  • Nước tiểu không có màu vàng nhạt như bình thường mà trở nên sậm màu, hơi đục. Đôi khi còn lẫn nhiều cặn trắng lợn cợn và máu. Bệnh càng nặng thì nước tiểu càng có mùi khai nồng nặc hơn.
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau lưng
  • Các biểu hiện toàn thân: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, môi khô, lưỡi dơ, trong người có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi.

Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh?

Đây là vấn đề rất nhiều chị em đang băn khoan, lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ hoàn hoàn có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai và khiến chị em gặp khó khăn trong việc có con, trường hợp nghiêm trọng còn bị vô sinh.

Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thể gây biến chứng vô sinh

Việc điều trị bệnh chậm trễ sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển một cách nhanh chóng. Chúng không chỉ gây viêm đường tiết niệu mà còn tấn công lên tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và khiến các bộ phận này bị nhiễm trùng. Đây đều là  những bộ phận quan trọng nhất của cơ quan sinh sản. Chúng giúp sản xuất ra trứng và là nơi để trứng kết hợp với tinh trùng làm tổ. Vô sinh, hiếm muộn là những hậu quả tất yếu khi những cơ quan này bị tổn thương.

Thêm vào đó, do chủ quan nhiều chị em bị bệnh vẫn quan hệ tình dục bình thường khiến vi khuẩn lây lan sang cho chồng. Chúng có thể gây viêm mào tinh, viêm tinh hoàn khiến cho số lượng và chất lượng tinh trùng đều bị giảm sút, từ đó dẫn đến vô sinh.

Viêm đường tiết niệu ở nữ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiết niệu ở nữ không chỉ gây vô sinh mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Nhiễm trùng máu, có thể tử vong nếu bị sốc nhiễm trùng
  • Suy thận vĩnh viễn
  • Viêm nhiễm có thể lây lan đến các cơ quan sinh dục khác như âm đạo, cổ tử cung, tử cung…
  • Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu có nguy cơ bị nhiễm trùng ói, vỡ ối sớm, sinh non…

Phương pháp chẩn đoán viêm tiết niệu ở nữ

Để chẩn đoán bệnh viêm tiết niệu ở nữ, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Cấy khuẩn nước tiểu:

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu lấy nước tiểu giữa dòng trực tiếp khi đi tiểu, lấy qua cathether được đặt vào trong niệu đạo  hoặc chọc hút ở xương mu. Mẫu nước tiểu sau đó được đem vào phòng thí nghiệm nhuộm soi trực tiếp hay nuôi cấy vi khuẩn để xác định thủ phạm gây bệnh.

  • Phương pháp hóa sinh:

+ Xét nghiệm ATP của vi khuẩn: Số lượng vi khuẩn >104-105 chứng tỏ đã bị nhiễm trùng đường tiểu.

+ Kiểm tra leucocyte esterase: Nếu có bạch cầu trong nước tiểu chứng tỏ đã bị nhiễm trùng.

+ Tìm kiếm nitrit trong nước tiểu: Vi khuẩn có thể tạo ra một loại enzym chuyển hóa nitrit trong nước tiểu thành nitrat. Do đó, nếu xét nghiệm thấy sự hiện diện của nitrat tức là đường tiết niệu đã bị nhiễm khuẩn.

cách chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới
Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Siêu âm, chụp X- quang:

Giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm ở thận, bể thận

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân, mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thể được lựa chọn bao gồm:

1. Chữa viêm đường niệu ở nữ bằng thuốc Tây

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì cho mau khỏi? Rất nhiều chị em quan tâm đến vấn đề này vì không muốn bệnh tình kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Trường hợp bị nhiễm khuẩn không có biến chứng, bệnh nhân  sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong ngắn hạn. Chủ yếu là các thuốc kháng sinh theo đường uống như 

  • Nitrofurantoin: 50 – 100mg x 2-4  lần/ngày trong vòng 7 ngày
  • Trimethoprim: 100mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày
  • Sulfamethoxazole: 2g x 2 lần/ngày

Trường hợp bị nặng, có nguy cơ gặp biến chứng, bệnh nhân cần nhập viện điều trị bằng thuốc kháng sinh dài hạn thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Nếu bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới tái đi tái lại nhiều lần thì sau đợt điều trị, bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian nhất định như một biện pháp dự phòng.

Bên cạnh kháng sinh, thuốc Phenazopyridine cũng có thể được chỉ định nhằm làm giảm kích ứng ở đường tiểu, cải thiện các triệu chứng như đau và nóng rát khi đi tiểu, hay mót tiểu, tiểu gấp…

Khi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Tây, chị em chú ý dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian quy định, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc bỏ uống thuốc giữa chừng có thể gây lờn thuốc và khiến bệnh tái phát trở lại.

>> Tìm hiểu chi tiết: Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

2. Chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng sóng ngắn trị liệu

Dùng máy sóng ngắn là phương pháp vật lý trị liệu đang được áp dụng tại một số bệnh viện, phòng khám tư nhân để điều trị cho phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu. Thiết bị được sử dụng sẽ tạo ra các bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 11- 22 mét tác động trực tiếp vào khu vực bị bệnh.

cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng sóng ngắn
Chiếu sóng ngắn là phương pháp vật lý trị liệu được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Điều này mang đến những lợi ích như sau:

  • Tạo ra nhiệt lượng giúp cơ thể cảm giác dễ chịu hơn
  • Tăng tuần hoàn cục bộ, giảm đau
  • Tăng số lượng bạch cầu đến khu vực tổn thương, chống viêm
  • Làm giãn nở mạch máu, giúp đưa máu đến cung cấp dưỡng chất, sửa chữa tổn thương viêm
  • Phục hồi chức năng của đường tiết niệu.

3. Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng thuốc dân gian

Bên cạnh những cách chữa viêm đường tiết niệu ở phụ nữ kể trên, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian để rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, đang được áp dụng rộng rãi:

  • Bài 1:

Dùng 30g câu kỷ tử và 12g con đỉa. Đem sắc kỹ lấy nước đặc chia làm 2 lần uống

  • Bài 2: 

Chuẩn bị hoa mào gà và rau má mỗi loại 15g, thài lài tía và rễ cỏ tranh mỗi loại 8g, biển súc và râu ngô mỗi loại 10g. Sắc uống một liệu trình 5 – 7 ngày liên tục, mỗi ngày 1 thang.

  • Bài 3:

Kết hợp 20g đu đủ và 30g tiểu kế tươi. Sắc kỹ với 500ml nước trong 30 phút. Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ, cải thiện các triệu chứng bệnh.

  • Bài 4: 

Chuẩn bị 6g chè và 6g hạt ích mẫu đem sắc với 600 ml nước cạn còn 1 nửa, gạn ra uống.  Mỗi ngày dùng 2 thang có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng buốt khi đi tiểu, chống tiểu dắt, tiểu đục.

  • Bài 5: 

Nguyên liệu cần có gồm 15g vỏ cam và 30g củ mã thầy tươi. Sắc kỹ lấy 200ml nước đặc uống hết 1 lần.

cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng vỏ cam
Vỏ cam kết hợp với củ mã thầy làm thuốc chữa nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ
  • Bài 6: 

Chuẩn bị dây mướp đắng, chè, phượng vĩ thảo, hải kim sa mỗi thứ một ít. Cho tất cả các nguyên liệu ( trừ chè ) vào sắc khoảng 30 phút.  Sau đó tiếp tục cho chè vào đun thêm 2 – 3 phút nữa. Mỗi ngày dùng 1 thang x 3 lần uống trong ngày.

  • Bài 7: 

Dùng 1 kg dưa hấu để cả vỏ, thái vụn. Cho dưa hấu vào nồi nấu cô đặc thành cao, tích trữ dùng dần. Mỗi lần lấy 1 – 2 thìa cao pha với nước ấm uống, ngày dùng 2 lần.

  • Bài 8:

Chuẩn bị 30g râu ngô và 15g kim tiền thảo. Sắc 2 vị trên chung với nhau lấy nước uống 2 lần/ngày có tác dụng thông tiểu, chống nhiễm trùng.

>>Tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả

Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Để đẩy nhanh  hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái nhiễm sau này, chị em phụ nữ cần tuân thủ một số vấn đề trong sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian đang điều trị bệnh để ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình.
  • Ngưng sử dụng một số sản phẩm có thể khiến niệu đạo bị kích ứng như xà bông tắm, chất khử mùi vùng kín.
  • Không tắm bằng bồn bởi việc ngâm mình quá lâu có thể tạo điều kiện cho xà phòng và vi khuẩn trong nước xâm nhập vào đường tiết niệu. 
  • Uống 2,5 – 3 lít nước một ngày. Nước sẽ kích thích đi tiểu nhiều hơn để tống khứ một  phần vi khuẩn đang trú ngụ trong đường tiểu.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Dùng nước lạnh hoặc nước hơi âm ấm để rửa bên ngoài. Không tháo thụt vào sâu bên trong.  Sau khi đi vệ sinh nên rửa sạch bằng nước theo chiều từ trước ra sau.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, kiêng uống nước ngọt có ga, thức ăn cay, và  các món nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua, rau xanh, dâu tây,… để tăng sức đề kháng, chống viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới chỉ được điều trị triệt để nếu các nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ. Do vậy nếu mắc các bệnh lý nào khác có liên quan thì bạn nên tích cực chữa trị để sức khỏe sớm bình phục.

>>Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có sao không, chữa thế nào?

Ngày đăng 11:24 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 14:52 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Cách trị cho nam và nữ giới
Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài một cách không thể kiểm soát, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống…
10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các…

Bí tiểu kéo dài quá nhiều tuần không khỏi có thể do bị nhiễm trùng tiết niệu Cách trị bí tiểu khi mang thai – Hiện tượng 99% mẹ bầu gặp

Chứng bí tiểu gây rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của…

Viêm đường tiết niệu ở nam giới – Triệu chứng & cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở nam giới là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển ở bất cứ…

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là một dạng nhiễm khuẩn ở đường tiểu có thể  ra nhiều dấu…

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có khỏi không?

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua