Cách điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay hoàn toàn từ thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Những cách điều trị viêm da cơ địa ở tay chủ yếu sử dụng thuốc Tây, bài thuốc từ thảo dược lành tính để hỗ trợ điều trị bệnh, giảm nhanh các triệu chứng. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu, ngăn ngừa rủi ro.

Cách điều trị viêm da cơ địa ở tay
Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay với các mảng da bong tróc, khô ráp

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở tay

Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da khô, bong tróc, ngứa ngáy, đôi khi nổi mụn nước. Triệu chứng thường tập trung ở tay nhưng cũng có thể ở nhiều vị trí khác.

Đây không phải là một bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên viêm da cơ địa có tính di truyền trong gia đình.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay

Di truyền được cho là nguyên nhân của bệnh. Cụ thể trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu có ba hoặc mẹ hoặc cả ba và mẹ đều bị viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa bùng phát khi người có gen bệnh hoặc cơ địa nhạy cảm tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng hoặc hóa chất độc hại, chẳng hạn như nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, xà phòng,…

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay gồm:

  • Giai đoạn cấp tính: Da bị đỏ và có ranh giới không rõ ràng, xuất hiện các đám sẩn và các nốt mụn nước li ti nhưng không có vẩy ở da. Theo thời gian, da bị đóng vảy, tiết dịch và gây ngứa âm ỉ. Bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra nếu bệnh nhân gãi gây trầy xước da.
  • Giai đoạn bán cấp: Da không phù nề và không tiết dịch.
  • Giai đoạn mãn tính: Có dấu hiệu dày thâm và hình thành các vết nứt. Ngứa chuyển từ âm ỉ sang dữ dội. Gãi ngứa khiến làn da viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Viêm da cơ địa tái đi tái lại có tính chu kỳ gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau tương ứng với cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân khi gặp các triệu chứng này không nên tự ý điều trị mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn kịp thời.

Cách điều trị viêm da cơ địa ở tay

Để điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay mang lại kết quả cao, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị sau:

1. Điều trị tại nhà

Một số cách điều trị viêm da cơ địa ở tay tại nhà:

  • Ngâm nước lá trầu không: Dùng 1 nắm nhỏ lá trầu không, rửa sạch, vò nát, đun sôi với 1 lít nước và 1 thìa muối sạch. Sau đó, dùng nước này để ngâm, rửa vùng da cánh tay, bàn tay bị viêm da cơ địa 2 – 3 lần/ tuần để sát khuẩn, giảm ngứa.
  • Ngâm rửa, tắm bằng nước lá trà xanh: Đun sôi 1 nắm lá trà xanh đã được rửa sạch và vò nát với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này để tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm hàng ngày để giảm ngứa.
  • Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa: Dùng nước muối ấm, loãng để tắm hoặc ngâm tay 10 phút sẽ giúp làm sạch da, giảm nhiễm trùng, giảm ngứa và vết thương mau lành. Có thể sử dụng nước muối sinh lý thấm vào khăn lạnh và đắp lên vùng da bị bệnh.

XEM THÊM: 15 Cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

2. Dùng thuốc Tây

Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở cả dạng bôi và dạng uống khi bị bệnh ở khu vực bàn tay, ngón tay và các vị trí khác trên cơ thể. Các loại thuốc thích hợp:

Dùng thuốc bôi hoặc uống
Dùng thuốc bôi hoặc uống để điều trị các triệu chứng của viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay
  • Thuốc chống viêm: Một số loại kem bôi như Clobetasone và Fluticasone có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nặng, giảm ngứa.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus và Tacrolimus là hai loại thường dùng. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sản sinh các yếu tố tiền viêm (Cytokine), trị viêm.
  • Thuốc hoặc chất làm ẩm qua da: Các loại thuốc như Mimyx, Aquaphor và Petrolatum có tác dụng làm mềm và hạn chế mất nước ở da nhờ lớp màng bảo vệ, giúp da trở nên mềm mịn và giảm ngứa.
  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng giảm dị ứng và chống ngứa.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm da cơ địa ngón tay, bàn tay gây nhiễm trùng ở da.
  • Corticoid: Bôi Corticoid để trị các triệu chứng ngoài da.

Viêm da cơ địa ở ngón tay, bàn tay kiêng gì và những lưu ý

Để điều trị viêm da cơ địa ở tay đạt kết quả tốt và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên tuân thủ những lưu ý sau:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Đồng thời, kiêng ăn các loại thức ăn gây dị ứng như quả hạch, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng,…
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng hoặc các hóa chất độc hại.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa để tránh tình trạng bội nhiễm.
  • Sử dụng chất dưỡng ẩm và chất làm mềm để cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường khả năng phục hồi làn da bị thương tổn, hạn chế tình trạng khô ráp và ngứa ngáy ở da. 
  • Dùng các sản phẩm dịu nhẹ.

Viêm da cơ địa ở tay nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy bạn cần khám và điều trị ngay khi có biểu hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa Cách Giảm Ngứa Khi Bị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhanh

Có nhiều cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa đơn giản, giúp thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy…

Thuốc Fucicort điều trị viêm da và những điều cần biết khi dùng

Thuốc Fucicort chứa hoạt chất Betamethasone và Fusidic acid. Thuốc được sử dụng để điều trị các dạng viêm da…

Chia sẻ cách chữa viêm da cơ địa từ lá đinh lăng

Cách chữa viêm da cơ địa từ lá đinh lăng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau…

Viêm da cơ địa ở đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm da cơ địa ở đầu là tình trạng viêm nhiễm da đầu gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đôi…

Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì? 8 thực phẩm tốt nhất

Người bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.…

Chia sẻ
Bỏ qua