Nhiệt Miệng Uống Vitamin PP và B2 Có Hết Thiệt Không?
Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thường được khuyên là nên uống vitamin PP và B2 để hỗ trợ điều trị, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Thế nhưng, nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có hết không, nên sử dụng ra sao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Nhiệt miệng có phải do thiếu vitamin không?
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến sự hình thành các vết loét. Vết loét có thể gây đau rát nhiều nhưng thường sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 12 ngày.
Vết loét nhiệt miệng hình thành do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tổn thương niêm mạc miệng lưỡi, phản ứng dị ứng với vi khuẩn trong miệng… Trong đó thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân thường gặp.
Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài, đặc biệt là vitamin B2 và vitamin PP. Chính vì thế mà nhiều người có xu hướng uống vitamin B2 và vitamin PP khi bị nhiệt miệng.
XEM THÊM: Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng – Giải Pháp Chữa Trị Và Ngăn Chặn
Vai trò của vitamin PP và vitamin B2
Vitamin PP hay còn gọi là vitamin B3 có mặt ở gan và hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Vitamin này tan trong nước, tồn tại ở dạng acid nicotinic/nicotnamide, có vai trò chuyển hóa chất béo, cholesterol, glucid, acid amin…; tham gia vào quá trình hô hấp của tế bào, sinh ra năng lượng. Thiếu hụt vitamin PP có thể gây ra vết loét ở miệng, lưỡi; lưỡi sưng, miệng nóng, bỏng, viêm.
Vitamin B2 có tên gọi là Riboflavin, có khả năng tan trong nước. Vitamin này có mặt trong hầu hết các tế bào, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường hấp thụ sắt, acid folic, các vitamin như B1, PP, B6; duy trì sự khỏe mạnh của gan, da, thần kinh, mắt, cơ bắp… Thiếu vitamin B2 có thể gây nhiệt miệng, sưng miệng và họng, môi nứt nẻ, mắt đỏ, ngứa…
Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có hết không?
Về vấn đề nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có hết không? Theo các chuyên gia, uống vitamin PP và B2 không giúp chữa hết bệnh. Tuy nhiên việc bổ sung có thể cải thiện tình trạng, đẩy nhanh quá trình lành lại của vết loét, đồng thời ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Tuy nhiên bạn cần biết rằng nhiệt miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể liên quan đến một loại vitamin khác. Những trường hợp này khi uống vitamin B2 và vitamin PP sẽ không thấy được sự cải thiện.
Đặc biệt, với những người bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần, việc điều trị không đúng cách, dùng thuốc bừa bãi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó bạn cần thận trọng trước khi uống vitamin B2 và vitamin PP.
HỮU ÍCH: Uống C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Không?
Cách uống vitamin PP và B2
Vitamin PP và B2 cần được bổ sung đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc bổ sung vitamin cần có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên uống vitamin khi cơ thể thiếu hụt, uống đúng liều đúng cách để tránh gây ra tác động không tốt với cơ thể.
Cách uống vitamin này như sau:
Vitamin PP
Nhu cầu vitamin B3 cho người lớn là 14 – 18 mg/ngày, với trẻ dưới 1 tuổi là 2 – 3mg, trẻ từ 1 – 4 tuổi là 6mg, và 8 – 16mg đối với trẻ từ 4 – 14 tuổi.
Liều bổ sung vitamin B3:
- Người lớn: Uống 50mg/mỗi 12 giờ hoặc 100mg/ngày
- Trẻ em: Dùng liều theo hướng dẫn của bác sĩ
Lưu ý:
Bổ sung vitamin PP không đúng cách, không đúng liều lượng hoặc khi cơ thể không hề thiếu hụt đều tác động xấu đến sức khỏe. Thừa vitamin này có thể gây ra các triệu chứng như môi khô, người mệt mỏi, thiếu năng lượng, tim đập nhanh, khàn giọng, choáng váng, mất vị giác, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Vitamin B2
Tình trạng thiếu hụt vitamin b2 chỉ diễn ra ở một số đối tượng nhất định. Liều dùng vitamin B2 như sau:
- Người lớn: Từ 1.1 – 1.6mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 0.9mg/ngày
- Chỉ bổ sung ở đường uống hoặc tiêm cho các đối tượng thiếu hụt vitamin này khi có chỉ định của bác sĩ
Lưu ý:
Vitamin B2 tan trong nước, có thể được đào thải ra ngoài cơ thể an toàn. Tuy nhiên, nếu bổ sung với liều cao, trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, tê ngứa, châm chích, nóng rát ở da, nước tiểu có màu vàng hoặc cam. Dư thừa vitamin B2 trong thời gian dài cũng có thể làm tổn thương, suy giảm chức năng gan.
ĐỪNG BỎ LỠ: Nhiệt miệng nên uống vitamin gì giúp cải thiện bệnh?
Giải pháp bổ sung vitamin PP và B2 an toàn từ thực phẩm
Để xác định khi bị nhiệt miệng có nên uống vitamin PP và B2 không, bạn cần dựa vào kết quả thăm khám và kết luận của bác sĩ, không nên tự mua và bổ sung. Đối với người có sức khỏe bình thường, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, tăng cường bổ sung vitamin B2 và PP từ thực phẩm để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Sau đây là giải pháp bổ sung vitamin PP và B2 mà bạn có thể tham khảo:
- Vitamin PP: Một số thực phẩm giàu vitamin PP tốt cho sức khỏe có thể kể đến như cá ngừ, cá thu, cá hồi, ức gà, thịt heo, thịt bò, măng tây, đậu phộng, bông cải xanh, đậu xanh, các loại nấm…
- Vitamin B2: Các thực phẩm giàu vitamin B2 được đánh giá là tốt cho sức khỏe người bị nhiệt miệng có thể kể đến như: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, chuối, táo, lê, hạt mè, các loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, rau diếp cá…
ĐỌC NGAY: 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể
Một số lưu ý cho người bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, để hỗ trợ điều trị, giảm đau rát khó chịu và giúp vết loét nhanh lành, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Dùng vitamin, thuốc trị nhiệt miệng cho bé và người lớn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh sử dụng bừa bãi.
- Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất, không nên chỉ tập trung vào một nhóm chất để tránh dư thừa, mất cân bằng, không tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, thực phẩm quá dai, quá khô, quá chua, quá nhiều dầu mỡ để tránh ảnh hưởng đến vết loét khiến bệnh nhiệt miệng lâu lành hơn.
- Nhiều người quan niệm rằng nhiệt miệng là do nóng trong, thiếu chất nên cần tăng cường bổ sung thực phẩm tính mát, hoặc các thực phẩm nhất định mà mình nghi ngờ thiếu hụt. Tuy nhiên, nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, không nhất định là do thiếu chất hoặc nóng trong. Thông báo ngay với bác sĩ nếu tình trạng của bạn kéo dài hoặc rất nghiêm trọng.
- Chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng, chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa Sodium Lauryl Sulfate, dùng bàn chải lông mềm và chải răng với lực vừa phải.
- Học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực, tránh stress trong thời gian dài vì áp lực, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
- Uống nhiều nước, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Như vậy, với thắc mắc nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có hết thật không, câu trả lời là có đối với trường hợp nhiệt miệng do thiếu hụt vitamin nghiêm trọng. Đối với các trường hợp khác thường sẽ không có hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin nào.
NÊN BIẾT:
- 12 Cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh hết đến bất ngờ
- 10 Loại nước uống trị nhiệt miệng thơm ngon, dễ dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!