5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 – 14 ngày nhưng lại mang đến nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Để giảm khó chịu, thúc đẩy vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn, người bệnh có thể bổ các món ăn chữa nhiệt miệng thanh mát, giải nhiệt, làm mát cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn không biết món ăn nào tốt cho người bị nhiệt miệng thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

5+ Món ăn chữa nhiệt miệng ngon, thanh mát cơ thể 

Những món ăn cho người nhiệt miệng nên là các món ăn có tính mát, có hiệu quả trong việc kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và giải nhiệt tốt. Theo nghiên cứu hiện đại, nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân, có thể do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều đồ nóng ít uống nước, do dị ứng sản phẩm chăm sóc răng miệng, do căng thẳng quá mức, do tác dụng phụ của thuốc hoặc có liên quan đến bệnh lý trong cơ thể… 

Còn theo Đông y, nhiệt miệng thuộc phạm vi chứng “khẩu cam” xảy ra do tỳ vị bị tích nhiệt, tâm hỏa cang thịnh. Việc điều trị nhiệt miệng cần chú trọng chống viêm thanh nhiệt, tả tâm hỏa, bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số các món ăn chữa nhiệt miệng dưới đây: 

1. Canh rau ngót 

Rau ngót là loại rau ăn quen thuộc, nổi tiếng giàu đạm, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu rất tốt. Rau mát vị ngọt, tính mát lạnh, là món ăn giải nhiệt ngày hè được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, rau ngót còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh, có thể hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, táo bón, mồ hôi trộm ở trẻ em. Ngoài ra, rau ngót cũng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.

Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Các món ăn ngon từ rau ngót:

Canh rau ngót thịt băm

  • Rau ngót tước lấy lá non, nhặt bỏ lá sâu, héo, rửa sạch, để ráo nước
  • Thịt băm ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 củ hành tím băm nhuyễn, trộn đều rồi để trong 15 phút cho thấm
  • Cho vào nồi 1 lít nước, đun sôi, sau khi sôi thì cho thịt vào, khuấy đều, đợi sôi lại thì cho  rau ngót vào, nêm nếm lại cho vừa ăn
  • Khuấy canh thêm 1 lần nữa cho tan đều gia vị, đợi sôi lại thì tắt bếp, lúc ra bát và thưởng thức. 

Canh rau ngót nấu tôm 

  • Lấy 1 bó rau ngót, tuốt lấy lá, nhặt bỏ lá sâu, héo, rửa sạch, để ráo nước
  • Tôm tươi rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng
  • Lấy 1 ít hành lá cắt gốc, rửa sạch, đập dập đầu hành 
  • Cho nồi lên bếp, phi thơm đầu hành với dầu và ít hạt tiêu, cho tôm vào đảo đều, đến khi tôm săn lại thì cho nước vào nồi
  • Nước sôi thì nêm nếm gia vị, cho rau ngót vào, đảo đều, đợi sôi thì tắt bếp. 

Ngoài 2 món canh kể trên, bạn cũng có thể dùng rau ngót nấu canh với xương sườn, nấu canh với thịt bò hoặc chế biến thành các món cháo như cháo cua rau ngót, cháo trứng rau ngót, cháo rau ngót thịt bằm, cháo gà rau ngót… Chỉ ăn tối đa 50g rau ngót 1 ngày là đủ, không dùng liên tục trong 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Lưu ý: Không nên sử dụng rau ngót cho người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, khó ngủ, ăn uống kém, khó thở. Rau ngót có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu photpho, canxi nên không nên dùng nhiều cho người bị còi xương, thiếu canxi. Không dùng quá 30mg rau ngót tươi cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây sảy thai cao. Tuyệt đối không dùng cho người có tiền sử sinh non, sảy thai liên tiếp hoặc thụ tinh ống nghiệm… 

2. Món ăn chữa nhiệt miệng từ rau má 

Theo Đông y, rau má vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong rau má có chứa Triterpenoids, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành vết thương, giúp se vết loét nhiệt miệng, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng nhiệt miệng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết các món ăn chữa nhiệt miệng nào ngon, tốt cho sức khỏe thì có thể tham khảo những món dưới đây. 

Các món ngon từ rau má:

Canh rau má tôm khô

  • Lấy 30g tôm khô ngâm với nước ấm khoảng 5 – 10 phút, vớt ra, để ráo
  • Rau má lấy khoảng 200g nhặt và rửa sạch, có thể ngâm với ít nước muối pha loãng
  • Cho vào nồi 600ml nước, nước nóng thì cho tôm khô vào, đun sôi, vớt bọt
  • Cho rau má vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau 3 – 5 phút thì tắt bếp. 

Canh rau má nấu nấm 

  • Lấy 150g nấm rơm rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại với nước
  • Rau má dùng 300g, nhặt sạch, đem rửa với nước, vớt ra, để ráo 
  • Hành lá dùng 3 nhánh, rửa sạch, cắt nhỏ, phi thơm gốc hành với 1 ít dầu ăn
  • Cho nấm rơm vào chảo, thêm 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng muối, đảo đều cho nấm ngấm gia vị
  • Cho vào nồi 1.5 – 2 lít nước, tiếp tục đun, khi sôi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp thêm ít hành lá và tiêu (nếu thích) vào canh. 

Bên cạnh những món ăn này, bạn có thể làm rau má xào thịt bò, thịt dê xào rau má, gỏi rau má tôm thịt, gỏi rau má trộn thịt bò, canh rau má nấu tôm tươi, canh rau má thịt bằm… Hoặc làm nước rau má hoặc trà rau má để làm thức uống giải nhiệt, nâng cao sức khỏe đều được. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên dùng 40 – 50g rau má là tốt nhất, không dùng liên tục trong 1 tháng, có thể sử dụng 2 – 3 lần/tuần, đều đặn mỗi tuần thì được. 

Lưu ý: Không dùng rau má cho các đối tượng như người đang mắc bệnh tiểu đường, người có ý định mang thai hoặc đang mang thai, người mắc bệnh gan, ung thư hoặc đang sử dụng một số thuốc điều trị nhất định. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng quá nhiều rau má sẽ gây bệnh, tuy nhiên, cái gì quá thì cũng không tốt, bạn chỉ nên dùng với lượng nhất định để tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

3. Canh khổ qua nhồi thịt 

Nói đến những món ăn chữa nhiệt miệng thanh mát, giải nhiệt cơ thể tốt vào mùa hè thì không thể không nói đến món canh khổ qua nhồi thịt. Khổ qua không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều người, mà còn là vị thuốc có công dụng hạ đường huyết, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện bệnh nhiệt miệng. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, khổ qua vị đắng, tính hàn, có thể ngừa suy gan, giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

Canh khổ qua dồn thịt thơm ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe
Canh khổ qua dồn thịt thơm ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe

Cách làm khổ qua nhồi thịt

  • Nguyên liệu: 2 – 3 trái khổ qua, 200 – 300g thịt heo, 1 ít hành ngò, 50g nấm mèo, gia vị, dầu ăn
  • Thịt heo rửa sạch, để ráo nước, băm hoặc xay nhuyễn hoặc mua thịt xay sẵn cũng được
  • Khổ qua bỏ ruột, mang rửa sạch, để ráo nước, rửa cả nấm mèo rồi ngâm nấm với nước trong 5 phút, đợi mềm thì vớt ra băm nhuyễn
  • Ướp thịt và nấm mèo với 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, ít hành lá cá nhỏ và 1 muỗng dầu ăn
  • Trộn đều các nguyên liệu, để trong 5 phút rồi nhồi vào ruột khổ qua (khổ qua nên cắt khúc vừa ăn), nếu không thích ăn khổ qua đắng thì bạn luộc khổ qua trước, để nguội rồi nhồi thịt còn không thì có thể nhồi trực tiếp. 
  • Cho vào nồi 500ml, đun sôi, khi sôi lên thì cho khổ qua đã được nhồi thịt vào, đậy nắp, đun ở lửa vừa trong 30 phút. 
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, thưởng thức. 

Ngoài món ăn chữa nhiệt miệng là khổ qua nhồi thịt, bạn cũng có thể sử dụng khổ qua để chế biến thành các món ăn khác như khổ qua xào trứng, canh khổ qua cá thác lác, khổ qua xào thịt bò, canh khổ qua cá lóc, canh khổ qua nấu tôm… Một người trưởng thành không sử dụng quá 2 trái khổ qua 1 ngày, không ăn món ăn từ khổ qua quá 4 lần/tuần. 

Lưu ý: Không sử dụng khổ qua cho các đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, người mắc bệnh về gan thận, phụ nữ mang thai hoặc muốn có thai, người gặp vấn đề về tiêu hóa… Hạn chế sử dụng khổ qua sống, tuyệt đối không ăn khổ qua khi đói. 

4. Cháo cá lóc – Món ăn chữa nhiệt miệng bổ dưỡng 

Cá lóc còn được gọi là cá quả, cá chuối… là món ăn yêu thích của nhiều người. Cháo cá lóc cũng là một món ăn chữa bệnh nhiệt miệng, phòng các bệnh như ung thư, tim mạch được nhiều người biết đến. Loại cá này tính bình, vị ngọt, có thể bổ gân xương tạng phủ, trừ phong, khử thấp, tư ấm… Rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe, trừ thấp nhiệt do mùa nóng sinh ra vào mùa hè. 

Cách nấu cháo cá lóc: 

Nguyên liệu:

  • 200g gạo tẻ, 50g gạo nếp, 200g nấm rơm, 1 con cá lóc tươi (khoảng 1 kg), 3 củ hành khô, 200g hành lá, 3 tép tỏi khô, rau thì là, tía tô… 

Cách thực hiện:

  • Cá lóc đánh sạch vảy, dùng ít muối và chanh hoặc gừng chà xát lên thân cá để khử mùi, rửa sạch, để ráo, lọc phần thịt và xương, đầu để riêng
  • Cho đầu, đuôi, xương cá vào nồi, thêm nước, hầm trong 20 – 40 phút, lọc lấy nước hầm này nấu cháo, tùy vào số người ăn mà cho nước và gạo phù hợp. Gạo vo sạch, để ráo nước, cho vào nồi, nấu ở lửa liu riu
  • Thịt cá lóc thái thành lát mỏng, ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 số hành tỏi đã chuẩn bị, đem băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê tiêu, ướp 40 – 50 phút
  • Phi thơm hành tỏi với một ít dầu, cho phần thịt cá lóc đã ướp vào, đảo đều tay trên lửa to, thấy thịt cá săn lại, dậy mùi thì tắt bếp. 
  • Cho nấm rơm và thịt cá đã xào vào, đun cho sôi lại, để thêm 2 – 3 phút cho nấm chín thì nêm nếm lại gia vị, thêm lá rau thơm vào, tắt bếp, thưởng thức. 

Cháo cá lóc không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể mà còn bổ tỳ vị, giải phong hàn, rất tốt với người hay bị đau đầu nghẹt mũi, mắc các bệnh về phổi, ho có đờm nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món cá lóc kho tiêu, canh chua cá lóc, nấu cá lóc với đậu đỏ, vỏ bí đao hoặc nấu cá lóc với táo đỏ, táo tây vỏ đỏ, gừng tươi và gia vị để an thần, thanh nhiệt, kiện tỳ, dưỡng trí. 

Lưu ý: Không sử dụng thịt cá lóc bị ươn, bị dập nát vì lúc này nó có chứa tetrodotoxin, độc tính này có thể tăng mạnh trong mùa sinh sản của cá, khi nấu sôi ở 200 độ C trong 10 phút thì mới bị phá hủy hoàn toàn. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng cá lọc, đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gout. 

5. Canh rong biển thanh nhiệt 

Một trong những món ăn trị nhiệt miệng thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát mà bạn không nên bỏ qua chính là canh rong biển thảo mộc. Đây là món ăn thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiệt miệng đáng kể.

Có rất nhiều cách chế biến canh rong biển, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn công thức phù hợp
Có rất nhiều cách chế biến canh rong biển, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn công thức phù hợp

Nguyên liệu: 

  • 50g rong biển khô, 300g đậu hũ non, 100g cà rốt, 10g tôm khô, 1 ít hành lá, tỏi băm, gia vị (nước mắm, tiêu xay, hạt nêm, đường)

Cách thực hiện: 

  • Tôm khô rửa sạch, ngâm với nước cho mềm; rong biển ngâm với nước ấm cho nở
  • Sau khoảng 30 phút thì vớt rong biển và tôm khô ra để ráo, nếu dùng loại lá to thì nên cắt nhỏ ra
  • Cà rốt rửa sạch, cắt hạt lựu, hành lá cắt nhỏ, đầu hành thì rửa sạch, đập dập để riêng
  • Bắc nồi lên bếp, phi thơm đầu hành, tỏi băm với ít dầu, cho tôm khô vào xảo
  • Thêm 1,2 lít nước lọc vào, đợi sôi thì cho cà rốt vào, đun ở lửa vừa khoảng 5 phút, tiếp tục cho tàu hũ non rồi cho rong biển vào
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, sau 2 phút thì tắt bếp, có thể cho thêm ít tiêu và hành lá vào rồi thưởng thức. 

Bạn cũng có thể nấu canh rong biển với trứng hoặc canh rong biển thịt bằm hay nấu với các thảo mộc như đản hoa, kim ngân hoa để thanh nhiệt, làm mát cơ thể đều được. 

Lưu ý: Rong biển khô chỉ nên ngâm 10 – 15 phút, tránh ngâm quá lâu, tránh đun rong biển trong thời gian dài để không làm mất độ giòn của rong biển. Hạn chế sử dụng rong biển cho người gặp vấn đề về tuyến giáp, người dễ gặp vấn đề về tiêu hóa. Thông thường, người trưởng thành chỉ nên dùng rong biển 2 – 3 lần/tuần, trẻ dưới 6 tuổi chỉ nên dùng 2 lần/tuần, mỗi lần không được sử dụng quá 100g rong biển. 

Một số lưu ý cho người bị nhiệt miệng 

Các món ăn đã đề cập nằm trong nhóm những món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát, được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng món ăn chữa nhiệt miệng chỉ giúp làm mát cơ thể, bổ sung dưỡng chất, phần nào cải thiện các triệu chứng bệnh, chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng không thể thay thế thuốc. 
  • Các món ăn này mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cần dùng với liều lượng cho phép, không phải cứ dùng càng nhiều, càng thường xuyên sẽ càng tốt. Tuyệt đối không lạm dụng, chỉ ăn mỗi món 2 – 3 lần/tuần, tránh ăn quá nhiều một lúc. 
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải thật kỹ các mặt nhai của răng, chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, tránh các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate
  • Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi, tránh thức khuya, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê… 

Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát có thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn kéo dài trên 2 tuần không khỏi, rất có thể bạn đang gặp phải một vấn đề khác mà không phải nhiệt miệng. Cần sớm thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 - 14 ngày nhưng lại mang đến…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

cây thuốc nam chữa nhiệt miệng 9 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Hay Được Áp Dụng Nhiều

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần xuất hiện nếu…

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn…

Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua