Thuốc Smecta – Công dụng, cách dùng, giá bán và thận trọng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Smecta là dược phẩm của Công ty Beaufour Ipsen Industrie – Pháp. Thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị tiêu chảy cấp – mãn tính và cải thiện cơn đau do các bệnh lý ở thực quản, dạ dày và đường ruột gây ra. 

Một số thông tin cần biết về thuốc Smecta

  • Nhà sản xuất: Beaufour Ipsen Industrie – Pháp
  • Số đăng kí: VN-4737-07
  • Dạng bào chế: Thuốc bột pha 
  • Quy cách: Hộp 30 gói x 3g
thuốc smecta
Smecta thường được sử dụng nhằm làm giảm tình trạng tiêu chảy cấp và mãn tính

Thành phần và công dụng của thuốc Smecta

Smecta chứa hoạt chất Dioctahedral smectite, có độ nhầy cao và cấu trúc lớp. Hoạt chất này tạo màng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, không được hấp thụ mà chỉ nằm trên bề mặt niêm mạc, được đào thải qua đường phân.

Sử dụng Smecta giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy và giảm đau do các bệnh ở đường tiêu hóa gây ra.

Tham khảo thêm: Thuốc Ovalax: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và giá bán

Đối tượng sử dụng thuốc bột Smecta

Smecta được sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ và người lớn bị tiêu chảy cấp – mãn tính
  • Người thường xuyên đau bụng do các bệnh ở thực quản, dạ dày và đường ruột.
sử dụng Smecta đúng cách
Cần đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng

Liều lượng – Cách sử dụng thuốc trị tiêu chảy Smecta

Cách sử dụng thuốc Smecta dạng bột:

  • Hòa tan gói thuốc với 50ml nước sôi để nguội
  • Hoặc có thể trộn đều với thức ăn sệt như cháo hoặc súp

Liều dùng cho người trưởng thành:

Liều dùng cho trẻ nhỏ:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Dùng 1 gói/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Dùng 1 – 2 gói/ ngày
  • Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 2 – 3 gói/ ngày
thuốc chữa tiêu chảy
Trong thời gian điều trị tiêu chảy, cần dùng thuốc và bù nước, điện giải cho cơ thể

Tham khảo thêm: Thuốc Debridat trị bệnh gì? Số đăng ký, cách dùng và giá bán

Những điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Smecta

Khi sử dụng Smecta, cần lưu ý:

  • Tuân thủ liều lượng quy định, tránh sử dụng quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tránh sử dụng nếu quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Điều trị tiêu chảy kèm máu cần đến bệnh viện ngay lập tức, không tự ý sử dụng thuốc.
  • Cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ như táo bón, nôn mửa, đầy bụng…
  • Kết hợp dùng thuốc với bù nước, điện giải khi điều trị tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và người cao tuổi có thể sử dụng sau khi thảo luận với bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc khác đang sử dụng.
  • Tránh thực phẩm sống, rượu, bia và thuốc lá trong quá trình điều trị.
buồn nôn
Liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra tình trạng buồn nôn hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Hướng dẫn bảo quản thuốc bột Smecta 3g

Để đảm bảo tác dụng của Smecta, bạn cần bảo quản nó dưới 25°C, tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp.

Thuốc bột trong túi giấy có thể bị hư hại, ẩm mốc và đổi màu nếu bảo quản sai cách. Dung dịch đã được pha cần sử dụng ngay, không để quá 24 giờ.

Thuốc Smecta có giá bao nhiêu?

Smecta có giá bán khoảng 110.000 – 120.000 đồng/ hộp 30 gói. Bạn có thể tìm mua thuốc tại các đại lý bán lẻ, trang bán hàng điện tử hoặc nhà thuốc tư nhân. Khi chọn mua thuốc, có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên tư vấn để biết rõ hơn về tác dụng, liều dùng và tác dụng không mong muốn.

Thuốc Smecta thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp – mãn tính và giảm cơn đau do các bệnh ở đường tiêu hóa gây ra. Để giảm thiểu rủi ro và các phản ứng bất lợi, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Meteospasmyl có công dụng điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc Meteospasmyl – Công dụng, cách dùng và giá bán
Thuốc Meteospasmyl là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng ruột. Thuốc được bào chế ở dạng viên, thích hợp dùng ở đường uống. Bệnh…
Trực tràng là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Trực tràng là một bộ phận của đại tràng thuộc cơ quan tiêu hóa, nó đóng vai trò quan trọng…

Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt…

Đau bụng bên trái dưới xương sườn là bệnh gì?

Đau bụng bên trái dưới xương sườn có thể liên quan đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể…

Cách chữa đại tràng co thắt tại nhà 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh

Một số cách chữa đại tràng co thắt tại nhà như chườm nóng, masasge bụng, tập yoga, áp dụng một…

Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị

Viêm đại tràng co thắt thuộc nhóm bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng…

Chia sẻ
Bỏ qua