Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Kỹ thuật nội soi đại tràng thường được chỉ định cho những người đang gặp triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như đau bụng, đi cầu ra máu, rối loạn đại tiện… Cùng tìm hiểu sâu hơn về quy trình thực hiện, rủi ro có thể gặp… để có sự chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt trước khi thực hiện.

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát tổn thương và thay đổi cấu trúc bất thường trong đại tràng, trực tràng… Nó là cơ sở cho việc chẩn đoán các bệnh như viêm đại tràng, viêm loét đại trực tràng, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng…

nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ra nhiều bệnh lý bên trong ruột già

Khi nào cần nội soi đại tràng?

Khám tiêu hóa không luôn đi kèm với kỹ thuật nội soi này. Phương pháp này thường được áp dụng cho các nhóm đối tượng sau:

  • Người có triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy kéo dài, đi cầu ra máu, phân lẫn chất nhầy, đau bụng dưới, phân đen và mỏng…
  • Bệnh nhân chụp X-quang phát hiện có những điểm bất thường ở niêm mạc đại trực tràng.
  • Kiểm tra phát hiện sớm polyp đại trực tràng ở những người không có triệu chứng.
  • Những người có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng: Người trên 50 tuổi, những người trong gia đình có người thân từng bị ung thư đại tràng hoặc bệnh polyp đại tràng, trẻ em có tiền sử bị ung thư ruột già.

Ngoài ra, nội soi cũng được sử dụng cho bệnh nhân cần cắt polyp, lấy dị vật trong ruột già, cầm máu đường tiêu hóa dưới, hẹp đại tràng hoặc điều trị bệnh xoắn đại tràng.

Những ai không nên nội soi?

Kỹ thuật tiến hành phương pháp này không được chỉ định cho các trường hợp bị:

  • Suy tim mạch
  • Nhồi máu cơ tim
  • Thủng đại tràng dẫn đến xuất huyết
  • Thuyên tắc phổi
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ
  • Người cao tuổi có sức khỏe yếu
Nhồi máu cơ tim
Những người có tiền sử nhồi máu cơ tim thì không nên nội soi đại tràng

Tham khảo thêm: Bảng Giá Nội Soi Đại Tràng Tại Một Số Bệnh Viện Lớn Hiện Nay

Các kỹ thuật nội soi 

Hiện nay, có hai phương pháp nội soi phổ biến để chẩn đoán bệnh ở đại tràng:

  • Nội soi không gây mê: Đây là phương pháp truyền thống được thực hiện tại hầu hết các bệnh viện. Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn trong quá trình nội soi, mặc dù có thể gặp cảm giác khó chịu khi đưa ống nội soi vào lỗ hậu môn.
  • Nội soi có gây mê: Phương pháp này có chi phí cao hơn. Bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê nên không cảm thấy bất kỳ khó chịu nào trong quá trình nội soi.

Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ dự đoán thời gian cần thiết cho quá trình và tính toán liều lượng thuốc gây mê để đảm bảo bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay sau khi hoàn thành.

Cần làm gì trước khi nội soi?

Đây là những điều bệnh nhân cần chuẩn bị trước khi nội soi:

  • Tuân thủ chế độ ăn lỏng và hạn chế các thức ăn đặc, cứng hoặc màu đỏ trước khi nội soi để tránh nhầm lẫn với máu.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để làm rỗng đại tràng cho quá trình nội soi.
  • Dùng thuốc xổ hoặc tháo thụt phân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, đặc biệt là những thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả nội soi.
  • Chia sẻ vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… với bác sĩ để xem xét lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Nếu sử dụng phương pháp nội soi gây mê, bệnh nhân cần đi cùng người nhà và không tự lái xe về để đảm bảo an toàn.
uống thuốc xổ trước khi nội soi ruột già
Nên uống thuốc xổ một thời gian trước nội soi để làm sạch đại tràng

Nội soi đại tràng như thế nào?

Phương pháp này được thực hiện theo một quy trình sau:

Quy trình:

  • Bệnh nhân được đưa vào phòng nội soi và mặc áo choàng của bệnh viện.
  • Bác sĩ khám hậu môn, cho bệnh nhân dùng thuốc an thần và giảm đau.
  • Trong trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, bác sĩ tiêm thuốc gây mê.
  • Người bệnh nằm nghiêng sang trái trên một giường phẳng, co đầu gối lại hướng về phía trước ngực.
  • Sử dụng ống nội soi colonoscope mềm, nhỏ gắn camera ở đầu được đưa vào cửa hậu môn và luồn vào đến trực tràng, đại tràng một cách nhẹ nhàng, chậm rãi.
  • Bác sĩ bơm khí carbon dioxide vào để căng đại tràng và ghi lại hình ảnh trên máy tính để quan sát.
  • Trong quá trình nội soi, bệnh nhân có thể được yêu cầu thay đổi tư thế vài lần để ống nội soi được đưa vào hết ngóc ngách bên trong ruột già.
  • Quá trình nội soi kết thúc khi bác sĩ rút ống nội soi ra. Bệnh nhân cầm kết quả về phòng khám gặp bác sĩ điều trị để nghe kết luận bệnh.
Nội soi đại tràng như thế nào
Quy trình nội soi được thực hiện thông qua 1 ống nội soi mềm được đưa vào trong ruột già qua lỗ hậu môn

Kết quả nội soi:

Một ca nội soi ruột già thường kéo dài trong khoảng 30 – 60 phút tùy theo tính chất phức tạp của mỗi ca bệnh. Các kết quả có thể nhận được:

Kết quả âm tính

Nếu kết quả nội soi cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở niêm mạc đại trực tràng như vết loét, khối u, chảy máu… bác sĩ sẽ đưa ra kết luận âm tính. Tuy nhiên, nếu cần, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện nội soi lại theo các khoảng thời gian sau:

  • Trong vòng 10 năm cho những người không có yếu tố nguy cơ ung thư ruột kết ngoài tuổi tác.
  • Trong vòng 5 năm đối với những trường hợp có tiền sử bị polyp đại trực tràng.
  • Trong vòng 1 năm nếu đại tràng chưa được kiểm tra toàn bộ qua nội soi.

Kết quả dương tính

Nếu nội soi phát hiện polyp hoặc mô bất thường, chúng sẽ được cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi và kiểm tra để xác định tính chất của chúng.

Bệnh nhân có thể được lên lịch trình tái kiểm tra nội soi định kỳ để theo dõi tình trạng hoặc phát hiện polyp mới. Trong trường hợp không thể loại bỏ bằng nội soi, phẫu thuật có thể được xem xét.

kết quả nội soi
Tùy theo kết quả nội soi mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp

Tham khảo thêm: Khám đại tràng không cần nội soi được không, khám ở đâu?

Nội soi đại tràng có đau không?

Nội soi ruột già có thể gây đau hoặc không, phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng. Bệnh nhân được gây mê sẽ không cảm thấy đau trong quá trình nội soi.

Tuy nhiên, những cơn đau nhẹ có thể xuất hiện ở những người không được gây mê. Đôi khi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi ống nội soi di chuyển trong đại tràng.

Dù vậy, cảm giác đau thường chỉ kéo dài trong vài giây và sẽ biến mất sau khi quá trình nội soi kết thúc. Do đó, không cần quá lo lắng về cơn đau này.

Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?

Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hiếm khi phương pháp này gây ra biến chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp không may, có thể xảy ra các vấn đề sau:

  • Tổn thương, chảy máu ở niêm mạc đại trực tràng do thao tác nội soi quá mạnh hoặc thiếu kinh nghiệm của bác sĩ.
  • Xuất huyết tại vị trí cắt bỏ polyp hoặc lấy mẫu sinh thiết, nhưng thường không nghiêm trọng và có thể được cầm máu ngay trong quá trình nội soi.
  • Rách hoặc lỗ thủng tại thành đại tràng, thường xảy ra ở những người có thành ruột mỏng hoặc ruột già bị viêm loét nặng.
  • Biến chứng do sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê, như dị ứng thuốc hoặc sưng đỏ ở vị trí tiêm thuốc.

Mặc dù ít gây biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh nhân cũng cần đề phòng bằng cách theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào như đau bụng dữ dội, đi cầu ra máu, sốt cao, ớn lạnh… cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

chảy máu đại tràng sau nội soi
Chảy máu là một biến chứng hiếm gặp của nội soi đại tràng

Tham khảo thêm: Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

Nên làm gì sau khi nội soi ?

Để giảm thiểu những biến chứng xảy ra sau khi nội soi, bệnh nhân lưu ý:

  • Ở lại bệnh viện khoảng 1 – 2 giờ để cho thuốc an thần hết tác dụng và theo dõi phát hiện xử lý kịp thời nếu không may gặp biến chứng.
  • Hãy chắc chắn tác dụng của thuốc an thần đã biến mất hoàn toàn trước khi bạn tự mình lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Thực hiện chế độ ăn mềm, lỏng theo khuyến cáo của bác sĩ nếu bạn được cắt bỏ polyp khi làm nội soi. Kiêng ăn đồ mặn, đồ chua, kem lạnh, gia vị cay… sau khi nội soi.
  • Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp đẩy sạch khí hơi còn sót lại trong ruột già ra ngoài, góp phần nhanh chóng giải quyết chứng đầy hơi khó chịu ở bụng do ảnh hưởng từ nội soi.
  • Tái khám và nội soi định kỳ theo lịch ấn định nếu được bác sĩ chỉ định.

Nội soi đại tràng bao nhiêu tiền?

Theo ghi nhận tại một số bệnh viện, giá trung bình của phương pháp này thường khoảng 900.000 đồng/ lượt. Trong khi đó, nội soi gây mê có giá cao hơn khá nhiều, dao động từ 1.800.000 – 2000.000 đồng/ lần tùy theo địa chỉ thực hiện.

Phương pháp nội soi đại tràng đã mở ra một chương mới trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến, nội soi giúp các bác sĩ phát hiện sớm các bất thường, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời và hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:53 - 29/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:51 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Thuốc đại tràng Inberco là thuốc điều trị những bệnh gì? Thuốc Đại Tràng Inberco – Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc Inberco được bào chế ở dạng viên, có công dụng điều trị bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, nhiễm…

Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không? [Chuyên gia, Bệnh nhân đánh giá] Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không? [Chuyên gia, Bệnh nhân đánh giá]

Tiêu thực Phục tràng chữa đại tràng là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc, đã giúp…

Cây thuốc Nam trị viêm đại tràng 10+ Cây Thuốc Nam Trị Viêm Đại Tràng Hiệu Quả, Dễ Kiếm

Bên cạnh y học hiện đại, thì việc sử dụng cây thuốc nam trị viêm đại tràng đang ngày càng…

Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng Mới Nhất Của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm đại tràng thường được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn…

Thuốc dân tộc đòng hành cùng VTV2 trong chương trình chữa bệnh viêm đại tràng Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 – Hướng dẫn cách điều trị viêm đại tràng mãn tính hiệu quả

“Điều trị viêm đại tràng mãn tính hiệu quả” là chủ đề chính trong chương trình VTV2 Sống khỏe mỗi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua