Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là bị gì?

Đau bụng buồn đi ngoài là hiện tượng sinh lý bình thường ở con người. Thế nhưng nếu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Tình trạng này nếu chỉ xuất hiện từ 1 – 2 lần thì có thể do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nhưng nếu thường xuyên xảy ra thì đây chính là một dấu hiệu của bệnh lý mà bạn không thể chủ quan.
Nguyên nhân đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được
Các bác sĩ cho biết nhiều bệnh nhân gặp tình trạng đau bụng buồn đi ngoài mà không thể đi được, gây mệt mỏi. Thông qua thực tế thăm khám, họ chỉ ra rằng tình trạng này thường liên quan đến một số bệnh lý như:

1. Táo bón
Táo bón là hiện tượng phân khô cứng, thường do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nước hoặc thói quen không đi tiêu đều. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp khắc phục tình trạng này.
Táo bón mãn tính có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng. Triệu chứng thường gặp của táo bón bao gồm:
- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần
- Đau trướng bụng
- Khó đi ngoài, phân khô, cứng
- Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện
- Đau bụng muốn đi ngoài nhưng không đi được.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, có máu trong phân hoặc sụt cân, bạn cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả
2. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích, hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là nhóm rối loạn chức năng ruột không gây tổn thương tại đại tràng, phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường do tác động tiêu hóa xấu gây ra. Triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau bụng, khó chịu nhưng không đi tiêu được
- Đại tiện không bình thường, phải rặn nhiều, cảm giác phân chưa hết
- Phân không đều, xen kẽ giữa táo bón và phân lỏng
- Thay đổi tần suất đi tiêu, nhiều hơn 3 lần/ ngày hoặc ít hơn 3 lần/ tuần.

3. Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn, thường phát triển do áp lực tăng ở phần dưới trực tràng. Nguyên nhân bao gồm rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu, táo bón, chế độ ăn ít chất xơ, tuổi tác khiến cấu trúc cơ lỏng lẻo… Triệu chứng thường gặp:
- Ngứa hoặc kích thích ở hậu môn do dịch nhầy từ niêm mạc ống hậu môn
- Đau, khó chịu vùng hậu môn do nứt, tắc nghẹt
- Đau bụng nhưng không đi tiêu được, có thể kèm máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu
- Búi trĩ ở hậu môn, đau rát khi đi đại tiện.
4. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Rối loạn tiêu hóa là mọi sự cố xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận của hệ thống tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau bụng âm ỉ, có thể ở bụng trên hoặc dưới
- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn
- Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, có thể kèm theo sụt cân, chán ăn, miệng đắng và hôi…
Làm gì khi đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được?
Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh cần thực hiện như sau:

Tham khảo thêm: 7 Cách Chữa Đại Tràng Co Thắt Tại Nhà, Giảm Đau Nhanh
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không thể đi được thường do chế độ ăn uống không phù hợp. Để khắc phục, cần:
- Bổ sung chất xơ từ rau củ quả
- Uống đủ nước hàng ngày (1,5 – 2 lít)
- Sử dụng thực phẩm nhuận tràng như sữa, bơ, khoai lang, chuối, vừng đen…
- Ăn thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin nhóm B như ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ
- Hạn chế đường, muối, đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn
- Tránh thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ chiên xào và đông lạnh.
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách:
- Đi cầu đều đặn vào buổi sáng, đặc biệt là vào lúc 7h, không nhịn đi tiêu hoặc kéo dài thời gian đi tiêu.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ, mỗi ngày nên ngủ ít nhất 8 tiếng, cố gắng ngủ trước 23h để duy trì sức khỏe.
- Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe và tăng cường cơ động.

3. Thăm khám bác sĩ
Nếu gặp phải tình trạng muốn đi ngoài nhưng không thể đi, bạn có thể tăng cường uống nước và chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện. Cũng có thể thử các biện pháp dân gian như uống trà thảo mộc, ăn đu đủ, quả sung, mật ong, vừng đen…
Tuy nhiên, nếu chúng cứ lặp đi lặp lại, không nên tự ý cải thiện mà nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị. Đau bụng không đi tiêu có thể là dấu hiệu của bệnh lý như bệnh dạ dày, đại tràng, trĩ…
Tóm lại đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể kèm theo nhiều biểu hiện khác, nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Nội soi đại tràng ở đâu? 6 địa chỉ tốt nhất hiện nay 2023
- Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
