Hiện tượng đau nhức trong xương chân là bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hiện tượng đau nhức trong xương chân là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý như viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, loãng xương… Những căn bệnh này nếu không kiểm soát tốt cho thể dẫn đến tàn phế suốt đời. Vì vậy, cần nhận biệt và chữa trị kịp thời.

Đau nhức trong xương chân là bệnh gì?

Đau nhức trong xương ống chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là các căn bệnh sau:

  • Loãng xương: 

Người già, phụ nữ tuổi mãn kinh là những đối tượng bị loãng xương nhiều nhất. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu canxi làm giảm mật độ xương, khiến cho xương trở nên giòn xốp. Chính vì vậy, những người mắc căn bệnh này rất dễ bị gảy xương khi có va đập mạnh. Ngoài ra còn có các hiện tượng khác như đau nhức, buồn bằn trong xương, đặc biệt là ở các khu vực phải chịu nhiều áp lực như cột sống, xương ống chân, xương chậu… Cơn đau thường âm ỉ kéo dài và tăng lên khi vận động.

đau nhức trong xương chân là bệnh gì
Bệnh loãng xương là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức trong xương chân
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi nhân nhày đĩa đệm thoát ra ngoài, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống dẫn đến đau. Cơn đau không chỉ xuất hiện ở khu vực thắt lưng mà còn lan dần xuống mông và xương khớp ở hai chân. Cơn đau nhức trong xương có khi chỉ âm ỉ nhưng cũng có lúc lại đau dữ dội.

Kèm theo đó, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có nhiều dấu hiệu bất thường khác như tê yếu các cơ ở hai bên chân, đi lại khó khăn, thay đổi thói quen đi tiểu tiện, đại tiện.

  • Bệnh gút:

Bệnh gút cũng là một trong những bệnh lý cần được đề cập tới khi nhắc đến vấn đề “đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì”. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến khớp đầu gối, mắt cá chân và các khớp ngón tay chân. 

Bệnh khởi phát một cách đột ngột. Bệnh nhân không chỉ bị sưng đau, nóng đỏ tại khớp mà còn có cảm giác đau nhức dữ dội trong xương. Trường hợp bị gút nặng, axit uric lắng đọng thành tinh thể muối tạo ra các cục tophi tại khớp gây mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Bệnh viêm khớp gối

Khớp gối bị sưng viêm có thể khiến cho xương ống chân bị đau nhức, tê buốt. Bệnh thường phát triển sau khi bị chấn thương ở đầu gối hoặc do ảnh hưởng của quá trình hóa xương khớp, tràn dịch khớp gối.

Ngoài hiện tượng đau nhức trong xương chân, bệnh viêm khớp gối còn gây tê cứng khớp vào buổi sáng, khớp phát ra tiếng kêu lắc rắc khi vận động mạnh. Bệnh nặng có thể gây khó khăn cho việc đi lại, không đứng thẳng được hoặc thậm chí bị biến dạng khớp gối dẫn đến tàn phế suốt đời.

  • Thoái hóa khớp

Hiện tượng đau nhức trong xương chân còn xảy ra ở những người bị thoái hóa khớp háng, khớp gối hay khớp cổ chân. Bệnh xảy ra khi lớp sụn trong khớp bị ăn mòn, khi vận động 2 đầu xương sẽ cọ sát vào nhau dẫn đến đau. Ngoài ra, còn có hiện tượng sưng viêm ở khớp bị bệnh.

  • Bệnh ung thư xương

Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không thể không loại trừ trường hợp xương ống chân đau nhức là do bị ung thư xương. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến bất kì vị trí nào trên cơ thể hoặc cũng có khi gây đau nhức toàn thân. Nếu có kèm theo các dấu hiệu khác như khó ngủ, sút cân nhanh, sưng đau các khớp, suy nhược cơ thể, chán ăn… thì bạn cần thận trọng với căn bệnh này.

  • Các bệnh lý khác ngoài khớp:

Bên cạnh các bệnh lý tại khớp, hiện tượng đau nhức xương chân còn có thể được bắt gặp ở những trường hợp mắc các căn bệnh khác như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu
  • Bệnh xơ vữa động mạch

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị đau nhức trong xương ống chân cũng là bệnh. Đôi khi hiện tượng này có thể xuất phát từ những thói quen thông thường dưới đây:

  • Thời tiết chuyển mùa:

Thời tiết thay đổi một cách đột ngột, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm khiến cho mạch máu co lại. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng cho xương khớp. Do vậy mà nhiều người mới có cảm giác đau nhức, buồn bằn như kim châm ở trong xương. Một khi cơ thể thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết thì tình trạng này cũng sẽ được cải thiện.

đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì
Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị đau nhức trong xương ống chân
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có khiến khiến xương chân bị đau nhức. Chẳng hạn như:

+ Tập thể dục quá sức, không khởi động kỹ trước khi tập

+ Thường xuyên phải khuôn vác vật nặng

+ Ngủ không đúng tư thế

+ Ngồi xổm, đứng lâu một chỗ hoặc đi lại quá nhiều

  • Đau nhức trong xương ống chân do bị chấn thương: 

Các chấn thương do tại nạn, té ngã hoặc chịu lực tác động mạnh có thể gây tổn thương xương chân kèm theo những cơn đau nhức xuất hiện trong thời gian dài.

  • Thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó bao gồm cả chứng đau nhức xương chân. Nguyên nhân này thường được bắt gặp ở chị em phụ nữ có thai hoặc sau sinh.

  • Do xương và sụn phát triển quá nhanh

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên xương và sụn có thể phát triển quá nhanh. Trong khi đó cơ bắp và các phần mềm lại không theo kịp đà phát triển này nên mới dẫn đến hiện tượng đau nhức xương.

Như vậy, tình trạng đau nhức trong xương chân do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu tự mình suy đoán thì bạn rất dễ bị nhầm lẫn và gặp sai lầm trong điều trị. Hơn nữa, hiện tượng này kéo dài cũng gây tâm lý hoang mang, lo lắng và khiến bạn mệt mỏi, không thể tập trung trong công việc. Chúng tôi khuyên bạn nên sớm tìm đến các chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và chữa trị triệt để các bệnh lý liên quan nếu có.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý gây đau nhức trong xương ống chân

Để chẩn đoán đau nhức trong xương chân là bệnh gì, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra bên ngoài khớp và ghi nhận các dấu hiệu bệnh kèm theo để làm cơ sở chỉ định các xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện ra được những tổn thương trong cấu trúc của xương khớp ở chân cũng như các phần mềm xung quanh như cơ, dây chằng. 
  • Chụp MRI: Phương pháp này có thể giúp phát hiện ra bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như các căn bệnh khác, đồng thời cho phép bác sĩ đánh giá được mức độ thiệt hại của xương.
  • Xét nghiệm máu: Sự gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu trong máu chứng tỏ khớp đang bị viêm, nhiễm trùng.
  • Kiểm tra axit uric: Kỹ thuật này được dùng để chẩn đoán bệnh gút. Nếu axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép thì bệnh gút có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức trong xương chân.

Cách chữa đau nhức trong xương chân

Nếu chỉ bị đau nhức trong xương ống chân nhẹ, việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt kết hợp với các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện được tình trạng này. Tuy nhiên nếu hiện tượng trên kéo dài và có liên quan đến các bệnh lý về xương khớp thì bạn có thể phải cần đến thuốc điều trị.

1. Khắc phục chứng đau nhức trong xương bằng thói quen sinh hoạt khoa học

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, ngũ cốc, tôm, cua, các loại hạt, đậu phụ để xương chân chắc khỏe và bớt bị chấn thương. Hạn chế tiêu thụ bia rượu và các chất kích thích trong thời gian bị bệnh.
  • Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày xương ống chân bị đau nhức. Sau mỗi giờ làm việc bạn nên dành ra vài phút xoa bóp chân để kích thích lưu thông máu và giúp cơ bắp chân được thư giãn.
  • Tránh các bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh hoặc gây áp lực nhiều đến đôi chân như đá bóng, tennis. Thay vì vậy, bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng vừa sức như ngồi thiền, đi bộ, bơi lội hay tập dưỡng sinh… Chúng vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa cũng cố độ linh hoạt, chắc khỏe cho xương chân, đồng thời tăng cường đưa máu đến nuôi dưỡng khu vực tổn thương ở chân. Nhờ vậy cơn đau nhức mới nhanh chóng bị đẩy lùi. Trước khi tập luyện cần chú ý khởi động thật kỹ để hạn chế chấn thương trong lúc chơi thể thao.
  • Không để đầu óc bị căng thẳng, stress. Tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến thần kinh trung ương và khiến cơn đau trong xương ống chân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chườm lạnh, chườm nóng vào khu vực bị đau mỗi ngày 2 – 3 lần cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
  • Thay vì tắm nước lạnh, hãy dùng nước ấm để tắm rửa hàng ngày. Thói quen này giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Như vậy sẽ giúp xương chân bớt đau và khỏe mạnh hơn.
  • Tránh đứng một chỗ lâu hoặc đi lại quá nhiều làm gia tăng áp lực lên xương ống chân
chườm lạnh chữa đau nhức trong xương chân
Chườm lạnh là một cách đơn giản để giảm đau nhức trong xương ống chân

2. Điều trị đau nhức trong xương ống chân bằng thuốc dân gian

Để hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây, nhiều người tìm đến các bài thuốc dân gian để đẩy lùi chứng đau nhức trong xương chân. Chúng sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá an toàn cho sức khỏe.

  • Bài thuốc từ lá lốt:

Hái một nắm lá lốt sắc nước uống hoặc sao nóng với một ít muối hạt rồi chườm trực tiếp vào xương ống chân. Hơi nóng sẽ đưa tinh dầu từ lá lốt cùng các khoáng tố trong muối thẩm thấu vào bên trong giúp kháng khuẩn, tiêu sưng, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu ở xương chân.

  • Dùng cây cỏ xước:

Cỏ xước có tác dụng làm mạnh gân cốt, kháng viêm, tiêu ứ, thích hợp dùng cho những người bị đau nhức trong xương chân do viêm khớp hay gút. 

Bạn lấy 40g cỏ xước, 30g cây cỏ cứt lợn, 20g thổ phục linh, 20 hàn liên thảo ( cỏ mực ), ngải cứu và ké đầu ngựa mỗi vị 12g. Sắc thuốc lấy 2 bát nước đặc chia uống 3 lần trong ngày.

  • Mẹo chữa đau nhức xương ống chân từ gừng:

Loại gia vị có sẵn trong gian bếp này từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Bạn lấy gừng tươi giã nát rồi đem ngâm với rượu trong 10 ngày. Khi sử dụng, lấy một ít rượu gừng xoa bóp vào chân bị đau nhức 5 – 10 phút sẽ thấy cải thiện.

3. Thuốc tây chữa đau nhức trong xương chân

Các loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau nhức trong xương chân:

  • Thuốc giảm đau: Thông dụng nhất là Paracetamol hay Efferalgan. Chúng được sử dụng cho các trường hợp bị đau cấp tính ở mức độ nhẹ trong một đợt ngắn ngày.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Naproxen, Ibuprofen hay Diclofenac. Ngoài tác dụng kháng viêm, nhóm thuốc này còn giúp giảm đau. Dùng thích hợp khi có biểu hiện sưng viêm ở khu vực đau.
  • Thuốc Corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng lại nhiều tác dụng phụ nên chỉ định dùng cho các trường hợp bị nặng theo đường tiêm ngoài màng cứng.
  • Thuốc làm giãn cơ: Bao gồm Myonal hay Mydocalm. Chúng giúp giảm đau bằng cách làm giãn các cơ ở khu vực bị đau.

Bài viết trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc đau nhức trong xương chân là bệnh gì. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý xương khớp đòi hỏi phải được chữa trị sớm và đúng cách để tránh gây tổn hại cho sức khỏe cũng như khả năng vận động.

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Chèn dây thần kinh gây tê tay: Triệu chứng & điều trị

Chèn dây thần kinh gây tê tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài…

Thuốc giảm axit uric trong máu nên dùng loại nào & cần lưu ý gì?

Sử dụng thuốc giảm axit uric trong máu là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và kiểm soát tốt…

Viêm dây chằng khớp háng và những điều cần biết

Viêm dây chằng khớp háng khiến bệnh nhân bị sưng tấy, đau nhức, khó chịu kéo dài ở phần xương…

Các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả

Một số bài tập thể dục chữa đau lưng khá đơn giản, nhưng nếu kiên trì tập luyện đúng cách…

Cách trị phong thấp bằng muối đơn giản nhưng khá hiệu quả

Muối vừa là một trong những chất khoáng thiết yếu không thể thiếu trong món ăn, vừa đóng vai trò…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua