Thận ứ nước độ 4 nguy hiểm không? Cần làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương  cho thận nghiêm trọng và có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, vỡ thận. Bệnh nhân cần tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bảo tồn chức năng thận.

Thận ứ nước độ 4 là gì?

Bệnh thận ứ nước được chia làm 4 cấp độ phát triển chính. Trong đó, thận ứ nước độ 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này, nước ứ đọng nhiều tại thận trong thời gian dài khiến cho thận bị giãn nở quá mức, sưng to và biến dạng.

Thận ứ nước độ 4
Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương thận nghiêm trọng

Không chỉ thường xuyên phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, người bị thận ứ nước độ 4 còn bị tổn thương từ 75 – 90% thận. Điều này khiến bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng rất cao, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Triệu chứng thận ứ nước độ 4

– Biểu hiện lâm sàng:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng. Cơn đau có thể lan dọc xuống hông và háng
  • Tiểu nhiều về đêm
  • Tiểu buốt
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên mót tiểu nhưng số lượng nước tiểu không nhiều
  • Nước tiểu có thể chuyển màu đỏ hồng do lẫn máu
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Vã mồ hôi
  • Kiệt sức
  • Mất nước
  • Nhịp tim bị rối loạn
  • Tăng huyết áp
  • Co thắt cơ bắp…

Dấu hiệu cận lâm sàng:

  • Cầu thận sưng to, bị giãn trên 15 – 20 mm
  • Bể thận giãn
  • Tăng kích thước thận hoặc biến dạng thận một cách rõ rệt
  • Mức độ tổn thương trong thận dao động từ 75 – 90%

Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 4

Bệnh thận ứ nước độ 4 được xem là hậu quả của việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ hoặc chữa bệnh không triệt để hoặc không đúng cách trong giai đoạn đầu.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do đường tiết niệu đi từ thận cho tới niệu đạo – bộ phận làm nhiệm vụ dẫn nước tiểu ra ngoài bị tắc nghẽn. Lúc này, nước tiểu không thoát ra ngoài hết nên tồn đọng lại trong thận dẫn đến bệnh thận ứ nước.

nguyên nhân gây thận ứ nước độ 4
Sỏi thận, sỏi bàng quang là những nguyên nhân phổ biến gây thận ứ nước độ 4

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị thận ứ nước và thúc đẩy bệnh phát triển sang giai đoạn 4 như:

  • Hẹp niệu quản bẩm sinh, sẹo niệu quả bẩm sinh hay trẻ sinh non khiến cho hệ tiết niệu chưa phát triển hoàn thiện. Tất cả những khiếm khuyết này đều có thể trở thành nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh thận ứ nước.
  • Nhiễm trùng, tổn thương ở ống nối bàng quang với thận khiến cho bộ phận này bị thu hẹp, tắc nghẽn.
  • Cơ van giữa niệu đạo và bàng quang bị rối loạn dẫn đến hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản. Lúc này, nước tiểu không đi xuống bàng quang – niệu đạo để được đào thải ra ngoài theo lẽ thông thường mà lại đi ngược lên trên niệu quản và thận, từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu tại thận.
  • Các vấn đề ở tuyến tiền liệt của nam giới, chẳng hạn như tuyến tiền liệt mở rộng, u tuyến tiền liệt ,… có thể gây chèn ép vào niệu đạo khiến cho nước tiểu không thoát ra ngoài được nên dồn ứ tại thận.
  • Sự phát triển của tử cung và thai nhi khiến cho đường dẫn nước tiểu bị chèn ép, tắc nghẽn. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thận ứ nước độ 4 ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Nhiễm trùng hoặc có sỏi ở thận, bàng quang hay niệu đạo
  • Sự xuất hiện của khối u ác tính trong các bệnh lý như ung thư thận, ung thư bàng quang hay ung thư cổ tử cung, buồng trứng cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng đài thải nước tiểu và hoạt động của hệ tiết niệu. Khối u càng to thì nguy cơ bị thận ứ nước càng cao.

Bệnh thận ứ nước độ 4 có nguy hiểm không?

 Trong cơ thể, thận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng quyết định đến sức khỏe của mỗi cá nhân, nhất là chức năng lọc máu và nước tiểu, loại bỏ các chất độc hại đảm bảo cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, khi bị thận ứ nước độ 4, thận có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Lúc này, số lượng các mô bị hủy hoại có thể lên đến 75- 90%. Hậu quả là bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4 bao gồm:

  • Nhiễm trùng thận: Nước tiểu ứ đọng trong thận chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm thận
  • Tăng huyết áp: Thận đảm nhận chức năng điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi bị ứ nước và tổn thương, chức năng này trở nên kém hiệu quả. Do đó, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp đột ngột dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.
  • Rối loạn chức năng sinh lý: Người mắc bệnh thận ứ nước độ 4 rất dễ bị yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và các rối loạn sinh dục khác.
  • Suy thận: Đây là biến chứng thường gặp nhất của thận ứ nước giai đoạn 4. Trường hợp các mô thận bị tổn thương không phục hồi, người bệnh có thể bị suy thận nặng và cần làm phẫu thuật thay thận hoặc lọc máu để duy trì tính mạng.
  • Vỡ thận: Do bị dồn ứ quá nhiều nước, thận ngày càng phình giãn to và đến một giới hạn nào đó có thể bị vỡ ra do chịu áp lực quá lớn. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Các biến chứng toàn thân: Phù nề, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt…

Chẩn đoán thận ứ nước độ 4

Để chẩn đoán xác định bệnh thận ứ nước độ 4, bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân, đáng giá mức độ ứ nước cũng như tổn thương tại thận.

Các phương pháp cận lâm sàng được thực hiện để chẩn đoán thận ứ nước độ 4 bao gồm:

  • Siêu âm thận
  • Nội soi bàng quang, niệu đạo
  • Xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo – niệu quản
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Xem thêm: Phân Độ Thận Ứ Nước Trên Siêu Âm – Thông Tin Cần Biết

Cách điều trị thận ứ nước độ 4

Bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4 có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc, phẫu thuật, đặt ống thông bàng quang hay áp dụng công nghệ laser… Phương pháp được lựa chọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương trong thận, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng, triệu chứng và biến chứng đi kèm. Dù áp dụng bất cứ hình thức nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc loại bỏ tắc nghẽn trong đường tiết niệu, bảo tồn chức năng thận và giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng cho người bệnh.

1. Dùng thuốc chữa thận ứ nước độ 4

Đây là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh thận ứ nước ở mọi giai đoạn, bao gồm cả bệnh thận ứ nước độ 4. 

thuốc điều trị thận ứ nước độ 4
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng cho một số bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4

Các loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng thận hay các cơ quan khác trong hệ tiết niệu
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giảm huyết áp
  • Thuốc làm tan sỏi…

2. Điều trị thận ứ nước độ 4 bằng công nghệ laser

Một số bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4 do sỏi thận, sỏi bằng quang hay sỏi niệu đạo có kích thước lớn sẽ thường được chỉ định phương pháp tán sỏi bằng công nghệ laser. Với phương pháp này, người bệnh có thể cần phải tới bệnh viện nhiều đợt để loại bỏ viên sỏi từng ít một.

Việc chiếu tia laser tán sỏi được thực hiện thông qua ống nội soi niệu quản. Thông qua hình ảnh ghi nhận được, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí viên sỏi và tiếp cận lại gần, sau đó dùng sóng xung kích tán viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ và gắp ra ngoài.

Phương pháp chữa thận ứ nước độ 4 bằng công nghệ laser có tính an toàn cao. Do không có vết mổ nào được tạo ra, bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

3. Đặt ống thông bàng quang

Trường hợp đường tiết niệu quá hẹp, bí tiểu hoặc bàng quang mở rộng, bệnh nhân có thể được đặt ống thông bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài. Phương pháp này giúp tạm thời giải phóng tình trạng ứ đọng nước trong thận, giảm đau, cải thiện tình trạng phình giãn và sưng to ở thận.

4. Liệu pháp Steroid trị thận ứ nước độ 4

Steroid được sử dụng nhằm mục đích hạn chế axit uric. Đây là một chất gây ung thư thường được tìm thấy trong sỏi. Phương pháp này cho hiệu quả tích cực và an toàn nên có thể được chỉ định cho một số bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4.

5. Điều trị thận ứ nước độ 4 bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại được hiệu quả tốt. Ca mổ được thực hiện nhằm vào các mục đích sau:

  • Cắt bỏ khối u hoặc viên sỏi trong đường tiết niệu
  • Cắt bỏ thận và thay thế bằng thận được hiến tặng đối với trường hợp thận bị hư hại nghiêm trọng hoặc bệnh nhân gặp biến chứng suy thận nặng.
cách chữa thận ứ nước độ 4 bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những phương pháp chữa thận ứ nước độ 4 thường được lựa chọn

Những phương pháp điều trị thận ứ kể trên đều mang lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên dễ gặp phải rủi ro trong quá trình điều trị, đồng thời chi phí phẫu thuật đắt đỏ khiến không ít người bệnh gặp khó khăn. Chưa kể, việc dùng thuốc tây điều trị bệnh phần lớn chỉ khắc phục những triệu chứng gây khó chịu, khó có thể khắc phục bệnh triệt để. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4

Để bệnh thận ứ nước độ 4 nhanh được chữa lành, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh:

  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C và kali trong thực đơn. Bao gồm hạt dẻ, trái cây có múi, quả lựu, kiwi, dâu tây, rau lá xanh… Chúng giúp chống viêm, diệt khuẩn, giảm nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương trong thận.
  • Hạn chế sử dụng muối, các thức ăn mặn, các loại thịt giàu đạm hoặc uống nhiều bia rượu, cà phê. Chúng có thể làm tăng áp lực cho thận và khiến bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4 có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
  • Không hút thuốc lá
  • Uống nhiều nước, khoảng 2 – 3 lít/ngày
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu
  • Nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp tập thể dục ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi từ 20 – 30 phút để nâng cao sức khỏe.
  • Ngoài ra, người bị thận ứ nước độ 4 cũng cần định kỳ tới bệnh viện kiểm tra để theo dõi được mức độ tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thận ứ nước ở trẻ em Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường diễn tiến…

Thận ứ nước độ 2 Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị

Thận ứ nước độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ giai độ 1 với nhiều triệu chứng bệnh rõ…

Vén màn bí ẩn bài thuốc ĐẠI BỔ THẬN ĐỖ MINH hơn 150 năm tuổi chữa bệnh thận có thực sự TỐT?

Xoay quanh những lời đồn thổi về hiệu quả bài thuốc Đại bổ Thận Đỗ Minh chữa bệnh thận -…

7 cách trị thận ứ nước tại nhà mang lại hiệu quả

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ rễ cỏ tranh, râu ngô, kim tiền thảo... đang được nhiều bệnh…

Thận ứ nước có biến chứng gì? Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

Thận ứ nước là một trong những bệnh lý về thận phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua