5 Bài Thuốc Ngâm Chân Trị Phong Thấp Hiệu Quả Tại Nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thói quen ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Tham khảo ngay các bài thuốc ngâm chân trị phong thấp có thể áp dụng ngay tại nhà sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà lại rất tiết kiệm.

bài thuốc ngâm chân trị phong thấp
Ngâm chân bằng các loại thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Bật mí 5 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp hiệu quả tại nhà

Ngâm chân chính là cách đơn giản nhất và cũng là biện pháp hiệu quả nhất giúp thông kinh lạc, kích thích huyệt vị và lưu thông máu, làm toàn bộ tinh thần và cơ thể được thư giãn. Đây cũng chính là giải pháp điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh phong thấp.

Phương pháp này được nhiều chuyên gia Đông y khuyên dùng bởi vừa có các nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, vừa mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là 5 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

1. Vỏ bưởi

Theo các nhà khoa học, vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vitamin C và A. Vì vậy, ngâm chân bằng nguyên liệu này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp làm đẹp da. Hơn nữa, bài thuốc còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần thư thái và giảm đau nhức ở xương khớp.

Trị phong thấp bằng vỏ bưởi hiệu quả
Vỏ bưởi khi ngâm chân sẽ thúc đẩy hệ thần kinh, giảm đau xương khớp và mang lại cảm giác thư giãn

Cách thực hiện:

  • Dùng vỏ của 1 – 2 quả bưởi đã phơi khô rồi đem nướng trên bếp lửa khoảng 4 phút
  • Sau đó để nguội và thái vỏ quả bưởi thành từng miếng nhỏ rồi cho vào miếng vải bọc sạch
  • Tiếp đến cho bọc vải này ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút để các tinh chất trong vỏ bưởi hòa tan trong nước
  • Sử dụng nước này ngâm chân

Với cách làm này, bệnh nhân chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, tình trạng đau nhức do phong thấp gây ra sẽ được cải thiện đáng kể.

Tìm hiểu thêm: TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất

2. Gừng

Với đặc tính khử phong và khử hàn tốt, gừng thường được giới Y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc giúp điều trị bệnh phong thấp. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài lát gừng tươi ngâm trong nước ấm có thể giúp giảm đau và tạo sự thoải mái cho tinh thần và cơ thể.

Cách làm:

  • Sử dụng một củ gừng tươi, không bỏ vỏ đem rửa sạch, đập dập hoặc thái lát mỏng
  • Sau đó cho vào ấm, thêm 1 lít nước và đun sôi
  • Sau khi nước sôi, tắt bếp và thêm 25gr muối hạt, khuấy tan đều
  • Cuối cùng chờ nước nguội đến nhiệt độ phù hợp và tiến hành ngâm chân

Với bài thuốc ngâm chân trị phong thấp bằng gừng này, nếu người bệnh duy trì 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm đau nhức, đồng thời tạo cảm giác thoải mái và thúc đẩy bệnh bình phục nhanh.

3. Ngâm chân hoa cúc chữa bệnh phong thấp

Trong các bài thuốc ngâm chân trị phong thấp, hoa cúc là một trong những loại thảo dược được các thầy thuốc Đông y đặc biệt ưa chuộng. Lý do là vì chúng chứa nhiều hoạt chất hóa học có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp.

Không những thế, hoa cúc còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Quan trọng hơn hơn chúng còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ thần kinh, giúp tinh thần thư giãn, giảm đau và hỗ trợ điều trị phong thấp.

Ngâm chân bằng hoa cúc
Ngâm chân bằng hoa cúc giúp giảm đau nhức xương khớp

Cách làm:

  • Sử dụng một nắm hoa cúc phơi khô đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước
  • Sau đó, lọc lấy nước, chờ nước thuốc nguội hoặc pha thêm nước để nước thuốc hạ đến nhiệt độ thích hợp rồi tiến hành ngâm chân

Chỉ với 30 phút ngâm chân mỗi ngày bằng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ hoa cúc, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức giảm dần và tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

4. Nha đam

Nha đam có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, sát trùng và giải độc. Việc dùng nguyên liệu tự nhiên này trong bài thuốc ngâm chân không chỉ làm tăng thân nhiệt, cải thiện tình trạng khô ráp của da mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp giảm đau thần kinh và hỗ trợ chữa trị chứng phong thấp, đau lưng…

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 – 2 nhánh nha đam rửa sạch
  • Sau đó cắt thành từng khúc dài khoảng 1mm rồi cho vào ấm chứa 1 lít nước và tiến hành đun
  • Sau khoảng 20 phút đun, tắt bếp và pha thêm nước lạnh rồi ngâm chân

Với bài thuốc ngâm chân trị phong thấp này, bệnh nhân chỉ cần ngâm 20 phút mỗi ngày sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu ở xương khớp. Từ đó giúp giảm đau nhức ở cơ và khớp xương.

Xem thêm: Cách trị phong thấp bằng muối đơn giản nhưng khá hiệu quả

5. Lá trà xanh

Nhờ giàu hoạt chất phenol chống oxy hóa và nhiều hoạt chất khác mà trà xanh mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp chống viêm, kháng khuẩn và chống lão hóa. Chưa kể đến, vị thảo dược tự nhiên này còn giúp kích thích hệ thần kinh, làm giảm đau nhức xương khớp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc ngâm chân trị thấp khớp hiệu quả nhất
Lá chè xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và đau nhức liên quan đến phong khớp

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá chè xanh đem rửa sạch và đun sôi chung với 1 lít nước
  • Lọc lấy nước thuốc, pha nguội rồi ngâm chân

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương và phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh nên áp dụng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp bằng trà xanh mỗi ngày.

3 điều cấm kỵ khi thực hiện bài thuốc ngâm chân trị phong thấp

Khi tiến hành ngâm chân điều trị bệnh phong thấp bằng các loại thảo dược tự nhiên, người bệnh nên chú ý những nguyên tắc cấm kỵ sau đây để bệnh nhanh chóng bình phục.

1. Không nên ngâm chân quá lâu

Khi ngâm chân chữa phong thấp, bệnh nhân nên giới hạn thời gian từ 15 đến 30 phút để tránh rủi ro về vấn đề tim mạch và thiếu máu não. Vì ngâm chân lâu có thể làm tăng nhịp tim và dồn máu xuống chân, gây choáng váng hoặc ngất.

Đặc biệt, người già và những người có bệnh tim mạch hoặc tiền sử đột quỵ cần cẩn thận, dừng ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Bài thuốc ngâm chân trị bệnh phong thấp
Không nên ngâm chân quá lâu tránh trường hợp gây thiếu máu lên não dẫn đến choáng váng

2. Không nên ngâm chân sau khi ăn khoảng 30 phút

Sau khi ăn, máu tập trung về dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, nếu ngâm chân vào lúc này sẽ khiến lượng máu bị phân tán xuống chân gây khó tiêu, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất người bệnh nên ngâm chân từ 19h – 21h để tăng cường khí huyết, thư giãn xương khớp, hỗ trợ lưu thông máu và giảm đau nhức.

3. Chú ý nhiệt độ nước ngâm chân

Khi ngâm chân điều trị phong thấp, nhiệt độ nước không nên quá nóng để tránh bỏng da và ảnh hưởng dây thần kinh, cũng không nên quá lạnh để giữ hiệu quả điều trị. Nước ngâm lý tưởng ở 39 – 40 độ C, cao hơn thân nhiệt 2 – 3 độ. Trẻ em và người tiểu đường cần nhiệt độ nước thấp hơn, trong khi những người có da chân dày có thể tăng nhẹ tùy cảm nhận.

Như vậy, để giảm đau nhức ở xương khớp, người bệnh có thể chọn một trong 5 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp nêu trên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học. Đặc biệt người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 03:31 - 05/03/2024 - Cập nhật lúc: 10:06 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ra mồ hôi tay chân Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp
"Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?" - là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Để giúp bạn không còn băn khoăn về tình trạng…
Cách chữa phong tê thấp – giảm đau nhức đơn giản tại nhà

Phong tê thấp là một trong những căn bệnh xương khớp rất phố biến, nhất là ở đối tượng người…

Bệnh phong thấp có lây không?

'Bệnh phong thấp có lây nhiễm không?' là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là…

Phong thấp chạy là hiện tượng cơn đau chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh Phong Thấp Chạy Là Gì? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Phong thấp chạy là một cụm từ khá xa lạ với nhiều người bởi đa phần khi nhắc đến căn…

5 Bài Thuốc Ngâm Chân Trị Phong Thấp Hiệu Quả Tại Nhà

Thói quen ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị…

Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và sức khỏe của cơ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua