Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì? Các bệnh lý có thể gặp
“Ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?” – là một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Để giúp bạn không còn băn khoăn về tình trạng này, chúng tôi đã tham vấn thông tin từ bác sĩ chuyên khoa và tổng hợp kiến thức về các bệnh lý liên quan đến vấn đề này trong bài viết.
Nguyên nhân tay chân ra nhiều mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân khiến tay chân ra nhiều mồ hôi như:
- Do cơ thể tự làm mát và điều chỉnh thân nhiệt khi trời nắng nóng hoặc sau khi vận động, sử dụng bia rượu, chất kích thích hay ăn thực phẩm cay nóng…
- Do tiếp xúc với hóa chất độc hại trong nước, không khí, môi trường ô nhiễm vì tính chất công việc hoặc nguyên nhân khác có thể khiến tay chân đổ nhiều mồ hôi.
- Việc thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc đã được chế biến sẵn cũng có thể gây ra tình trạng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi tay chân.
- Ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp các bệnh lý nguy hiểm.
Ra mồ tay chân là bệnh gì?
Như đã nói, ra mồ hôi tay chân là dấu hiệu cảnh báo có thể cơ thể đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Vậy ra mồ hôi tay chân là bệnh gì?
Bệnh tăng tiết mồ hôi cảm xúc
Tăng tiết mồ hôi cảm xúc là một bệnh thường gặp khiến bàn tay bàn chân người bệnh luôn ướt sũng. Một số thông tin về bệnh như sau:
- Về nguyên nhân
Bệnh có thể do cảm xúc, do mang thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cao, khối u di căn chèn ép tuần hoàn tủy sống, do vị giác, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều hoặc hạ đường huyết…
- Về triệu chứng
Thông thường, người bệnh tăng tiết mồ hôi chỉ cần để bàn tay rủ xuống một lúc là thấy giọt nước ở đầu ngón tay. Đồng thời, bàn chân lúc nào cũng ướt nhớt khó chịu, đôi khi còn xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân.
Tình trạng đổ mồ hôi sẽ nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân thay đổi cảm xúc đột ngột như mất bình tĩnh, hồi hộp, lo lắng vui sướng… Đây là một bệnh khó điều trị, các biện pháp điều trị nội khoa cũng chỉ mang tính chất tạm thời.
Bệnh phong thấp
Đây là một trong những bệnh thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi ở tay chân.
- Về nguyên nhân
Theo Đông y, trong bệnh phong thấp, do dương khí bị thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, rối loạn đường dẫn khí khiến bàn tay, bàn chân người bệnh thường xuyên đổ mồ hôi, ướt đẫm, da lạnh bất kể thường tiết.
- Về triệu chứng
Tình trạng đổ mồ hôi tay chân ở người bệnh phong thấp thường là mồ hôi xuất hiện thường xuyên ở lòng bàn tay, bàn chân. Trường hợp nhẹ thì mồ hôi chảy thành từng giọt, nặng thì mồ hôi chảy liên tục, không tự chủ. Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh còn đổ mồ hôi ở da đầu hoặc toàn thân.
Tham khảo: Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị
Bệnh cường giáp
Tình trạng ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Các thông tin cơ bản về bệnh như sau:
- Về nguyên nhân
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến hormon T4 hoặc T3 sản xuất nhiều hơn bình thường. Bệnh chủ yếu do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp, do viêm tuyến giáp, hàm lượng iot quá cao…
- Về triệu chứng
Nếu bệnh cường giáp ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy người bứt rứt khó chịu, hay hồi hộp lo âu, người mệt mỏi, đánh trống ngực.
Khi ở mức độ nặng bệnh gây ra các triệu chứng như da nóng, vã mồ hôi nhiều, tay chân lạnh, ngón tay run, bàn tay bàn chân đổ nhiều mồ hôi, huyết áp hạ, mắt lồi, vàng da, tinh thần hoảng loạn, sốt cao…
Ung thư máu
Ung thư máu còn gọi là bệnh máu trắng, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, đó chỉ là kết quả của một số nghiên cứu nhận định đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu vì vậy nó chưa được xem là dấu hiệu nhận biết của bệnh.
Bệnh ung thư máu có một số triệu chứng như giảm cân đột ngột, nhiễm trùng, thường xuyên xuất hiện tình trạng bầm tím và chảy máu, cơ thể cực kỳ mệt mỏi do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết, nhiễm trùng…
Một số bệnh lý khác
Tình trạng ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như thiếu máu bất sản, u tuyến yên, lao phổi….
Cách xử lý khi bị ra mồ hôi tay chân
Khi đã biết được ra mồ hôi tay chân là bệnh gì hẳn bạn cũng biết được mức độ nguy hiểm của tình trạng này nếu có liên quan đến bệnh lý. Do đó, khi cơ thể xuất hiện ra mồ hôi tay chân kèm theo các dấu hiệu khác thì nên nhanh chóng thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu tình trạng nhẹ, mới xuất hiện thì có thể cải thiện bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Uống nhiều nước, nhất là nước ép rau củ quả để thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng tiết mồ hôi.
- Hạn chế có thực phẩm cay nóng, chất kích thích để không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng tiết mồ hôi ở tay chân hiệu quả.
- Điều chỉnh, cân bằng tâm trạng, tránh mệt mỏi căng thẳng để không làm tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ
Điều trị ra mồ hôi tay chân
Có nhiều phương pháp điều trị, kiểm soát tình trạng ra mồ hôi tay chân. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng mà áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc Nam
Có thể sử dụng thuốc Nam để cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay chân với các trường hợp nhẹ. Một số phương pháp có thể áp dụng như:
- Xông hơi tay chân bằng lá lốt, đến khi nước nguội thì dùng nước này ngâm cả tay chân trong vòng 30 phút, thực hiện 1 lần/ngày.
- Ngâm chân bằng nước ấm pha muối loãng, thực hiện 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
- Ngâm chân, tay bằng nước trà xanh, thực hiện 1 lần/ngày trước khi đi ngủ, mỗi lần từ 15 – 20 phút.
- Hơ ngải cứu bằng cách cho ngải cứu vào bát, đốt để hơi bốc lên thì hơ tay chân.
Sử dụng thuốc Tây
Sau khi thăm khám, với nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chặn xung thần kinh
- Thuốc chống đổ mồ hôi gốc nhôm clorua
Tình trạng đổ mồ hôi tay chân có thể liên quan đến nhiều bệnh lý. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị mà nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp khác
Khi các phương pháp trên không hiệu quả, tình trạng đổ mồ hôi tay chân ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể được đề nghị một số biện pháp như:
- Liệu pháp vi sóng: dùng năng lượng vi sóng để phá hủy tuyến mồ hôi gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, có thể gây một số tác dụng phụ điển hình là thay đổi cảm giác trên da.
- Phẫu thuật thần kinh: mục đích của việc phẫu thuật là cắt, đốt hoặc kẹp các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi ở tay chân.
Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng thường gặp, tuy nhiên, không nên xem thường khi cơ thể có những dấu hiệu thay đổi nhỏ. Các bệnh lý có hiện tượng này đều rất nguy hiểm cần được kịp thời phát hiện và điều trị để tránh các biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- 5 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp hiệu quả tại nhà
- 3 cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em đơn giản tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!