Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Hội chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng phổ biến ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, khiến cơ thể có nhiều mô hôi gây khó chịu và tăng nguy cơ phát triển bệnh lý. Không có cách chữa khỏi dứt điểm tình trạng này Tuy nhiên, các chọn lựa điều trị như dùng thuốc, liệu pháp ức chế tuyến mồ hôi và phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng. 

Hội chứng tăng tiết mồ hôi xảy ra khi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức gây đổ nhiều mồ hôi trên cơ thể

Tổng quan

Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) là tình trạng cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi tại một khu vực nhất định như bàn tay, bàn chân, mặt, nách... hoặc đổ mồ hôi toàn thân. Tình trạng này có thể gây ra bởi các yếu tố như di truyền, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số điều kiện y tế...

Đây là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 3% dân số toàn cầu. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng đáng kể đến thể trạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm: Mồ hôi nách ra quá nhiều phải làm sao khắc phục?

Phân loại

Dựa vào tính chất, đặc điểm và mức độ của bệnh, hội chứng tăng tiết mồ hôi được chia làm 2 dạng gồm:

  • Thể nguyên phát: Là tình trạng tăng tiết mồ hôi phổ biến nhất. Đây là một dạng rối loạn da mãn tính có liên quan đến yếu tố di truyền. Nó có thể là kết quả của đột biến gen, vị trí phổ biến nhất là nách, lòng bàn tay, bàn chân và một số vùng cụ thể trên cơ thể. Được gây ra do các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, có xu hướng khởi phát sớm trước tuổi 25.
  • Thể thứ phát: Xảy ra do ảnh hưởng từ một bệnh lý tiềm ẩn nào đó như tiểu đường, mãn kinh, bệnh Parkinson, nhiễm trùng, suy hô hấp, gout, béo thì, mang thai hoặc các bệnh về tuyến giáp. Ngoài ra, một số loại thuốc có khả năng gây tăng tiết mồ hôi toàn thân như naproxen, thuốc bổ sung kẽm Cold-Eeze. Tình trạng này có xu hướng xảy ra ở người trưởng thành.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bản chất của đổ mồ hôi là quá trình tự làm mát của cơ thể khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc thân nhiệt tăng cao do bệnh, vận động, căng thẳng... Hệ thống dây thần kinh liên kết với các tuyến mồ hôi trong cơ thể, khi tiếp nhận kích thích, các tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để sản sinh ra mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi liên quan đến hệ thần kinh giao cảm nên gây đổ nhiều mồ hôi khi căng thẳng quá mức

Các nguyên nhân được xác định là khác nhau ở từng thể tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát:

Nguyên nhân gây hội chứng tăng tiết mồ hôi khu trú

Tình trạng tăng tiết mồ hôi khu trú thường là kết quả của các yếu tố sau:

  • Cảm xúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi quá mức;
  • Thân nhiệt và nhiệt độ môi trường tăng cao;
  • Các loại thực phẩm có mùi, đậm vị như cà phê, axit citric, bơ đậu phộng, gia vị, socola...;
  • Một số hiếm trường hợp bị chấn thương tủy sống;
  • Tăng tiết mồ khu trú có tính chất gia đình và mối liên hệ di truyền rõ ràng. Biểu hiện điển hình là có nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi;

Nguyên nhân gây hội chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ gây hội chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân như:

  • Nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường;
  • Tập thể dục quá sức;
  • Trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức;
  • Các bệnh lý nhiễm trùng (chẳng hạn như bệnh lao);
  • Ung thư ác tính (chẳng hạn như bệnh ung thư hạch Hodgkin - một dạng ung thư hạch bạch huyết);
  • Hội chứng nghiện rượu mạn tính;
  • Phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh;
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp, tụt đường huyết, bệnh gout, bệnh tuyến yên, hội chứng pheochromocytoma (khối u lành phát triển trong tuyến thượng thận...);
  • Tác dụng phụ một số loại thuốc kê đơn như insulin (Humulin R) và thuốc chống trầm cảm (Wellbutrin hoặc Bupropion);

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tùy theo mức độ tăng tiết mồ hôi, các triệu chứng có thể biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:

Mồ hôi tiết nhiều nhất ở nách, lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất kỳ vùng nào trên cơ thể

  • Mồ hôi ra nhiều đến mức nhỏ thành từng giọt, ướt đẫm quần áo;
  • Những vị trí dễ đổ mồ hôi nhất là nách, thân người, mặt, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục...;
  • Da ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu;
  • Gây mùi cơ thể;
  • Da dễ bị kích ứng và gây viêm;
  • Xuất hiện các thay đổi về làn da như xanh xao, nhăn nheo, nứt nẻ;

Thông thường, mồ hôi chỉ là nước và không có mùi. Tuy nhiên, trường hợp mồ hôi có mùi là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có khả năng phá vỡ các phân tử tạo nên mồ hôi, gây ra mùi hăng khó chịu.

Ngoài ra, để phân biệt tăng tiết mồ hôi khu trú và toàn thân dựa vào triệu chứng, bạn có thể đánh giá thông qua việc có tiết mồ hôi vào ban đêm hay không. Vì chỉ có hội chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân mới gây ra đổ mồ hôi ban đêm, còn tình trạng khu trú thì không.

Chẩn đoán

Nhiều người nhầm lẫn về hội chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng bình thường nên chủ quan không thăm khám và cũng không biết thăm khám ở đâu. Cộng với cảm giác e ngại khiến bệnh ngày càng phát triển nặng hơn. Để chẩn đoán hội chứng tăng tiết mồ hôi, cần thực hiện các đánh giá y tế kỹ lưỡng, bao gồm khám sức khỏe lâm sàng, xét nghiệm thường quy và xét nghiệm hình ảnh.

Chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi thông qua kiểm tra thể chất kết hợp đo lượng mồ hôi tiết ra

Cụ thể như sau:

  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe thể chất của người bệnh thông qua đánh giá triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân, thói quen dùng thuốc, trạng thái tâm lý... để khoanh vùng yếu tố nguy cơ.
  • Xét nghiệm thường quy: Một số xét nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông qua các mẫu bệnh phẩm (điển hình là máu) để chẩn đoán hội chứng tăng tiết mồ hôi gồm:
    • Xét nghiệm công thức máu;
    • Xét nghiệm đo nồng độ các chất điện giải;
    • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp;
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các kỹ thuật hình ảnh được áp dụng phổ biến như chụp X quang, CT scan, chụp MRI,... nhằmmục nhằm mục đích loại trừ các tình trạng bệnh lý khác kích thích tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Kiểm tra mồ hôi: Được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị nhỏ đặt lên da nhằm đo lượng mồ hôi tiết ra nhiều hay ít, có ổn định hay tăng bất thường... Từ đó đưa ra chẩn đoán về nguy cơ mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi.
  • Các kiểm tra khác: Ngoài ra, để đo lượng mồ hôi mà cơ thể tiết ra, bạn có thể thực hiện một số thử nghiệm sau:
    • Xét nghiệm tinh bột i ốt: Trường hợp mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến bột chuyển sang màu xanh đậm;
    • Kiểm tra bằng giấy: Đặt một loại giấy đặc biệt lên vùng da dễ tiết mồ hôi để kiểm tra lượng mồ hôi tiết ra.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng tăng tiết mồ hôi là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe bất thường, thậm chí biến chứng rủi ro đáng lo ngại trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Việc đổ mồ hôi liên tục khiến làn da của bạn luôn trong trạng thái ẩm ướt, dễ bị kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Không những vậy, đổ mồ hôi toàn thân và toàn thời gian khiến người bệnh phải đối mặt với những phiền toái trong cuộc sống như mùi hôi cơ thể, cảm giác không sạch sẽ, ảnh hưởng đến sự tự tin, các mối quan hệ và tâm lý.

Tăng tiết mồ hôi quá mức dẫn đến mất nước và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày

Ngoài ra, với những trường hợp tăng tiết mồ hôi do các vấn đề sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng, nhất là ở nhóm tăng tiết mồ hôi thứ phát, việc người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy bản thân đang bị tăng tiết mồ hôi quá mức, hãy thăm khám và điều trị ngay.

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với hội chứng tăng tiết mồ hôi. Khi cần thiết điều trị y tế, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị

Tùy theo kết quả chẩn đoán hội chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tại nhà

Với những trường hợp tăng tiết mồ hôi nhẹ, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân thực hiện các biện pháp tích cực tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng. Bao gồm:

Tắm gội thường xuyên để làm sạch cơ thể và giãn lỗ chân lông giảm tiết mồ hôi

  • Thay đổi lối sống:
    • Tắm nhiều hơn, nên tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen. Điều này giúp làm giãn nỡ các lỗ chân lông và giảm tiết mồ hôi;
    • Ưu tiên chọn những bộ quần áo được thiết kế thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
  • Kiểm soát căng thẳng: Một số liệu pháp điều chỉnh hành vi, tâm lý giúp xoa dịu thần kinh, giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và ức chế các phản ứng cảm xúc tiêu cực, cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Chống mất nước: Uống nhiều nước giúp hỗ trợ đào thải độc tố và giảm tiết mồ hôi.
  • Sử dụng khăn lau chuyên dụng: Có một loại khăn vải chứa hoạt chất glycopyrronium tosylate (Qbrexza) giúp giảm tiết mồ hôi nách hiệu quả. Bạn có thể chọn sử dụng khăn lau này hàng ngày để giảm lượng mồ hôi trên cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp tăng tiết mồ hôi quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe có thể được chỉ định dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kê toa nhằm cải thiện triệu chứng.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng thuốc chống đổ mồ hôi như thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Chúng hoạt động bằng cách ức chế sự hoạt động của các tuyến mồ hôi, cải thiện đáng kể mồ hôi tiết ra.

Bác sĩ có thể kê toa dùng thuốc dạng kem bôi hoặc thuốc kháng cholinergic nhằm chống tăng tiết mồ hôi

Cụ thể gồm:

  • Chất chống đổ mồ hôi: Được điều chế dưới dạng kem, gel bôi, chứa hoạt chất nhôm clorua hoặc nhôm clorua hexahydrat. Có thể sử dụng hàng ngày, nhất là vào ban đêm giúp tăng khả năng hấp thụ, đem lại hiệu quả chống đổ mồ hôi hiệu quả. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng như kích ứng da, châm chích, rát...
  • Thuốc kháng cholinergic: Là nhóm thuốc uống phù hợp với những người bị tăng tiết mồ hôi nhiều vị trí hoặc toàn thân. Điển hình là oxybutynin hoặc glycopyrrolate. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng, tiểu khó, mờ mắt và dễ kháng thuốc sau một thời gian dài sử dụng.
  • Thuốc tiêm: Một số trường hợp bị tăng tiết mồ hôi nặng có thể tiêm độc tố Botulinum (botox) được sử dụng nhằm ức chế tạm thời sự hoạt động của các dây thần kinh, kiểm soát tuyến mồ hôi. Hiệu quả thường kéo dài trong nhiều tháng, tuy nhiên phải lặp đi lặp lại nhiều lần và rất tốn kém.

Các liệu pháp hỗ trợ

Trường hợp các triệu chứng tăng tiết mồ hôi không được cải thiện sau khi dùng thuốc. Các chuyên gia có thể cân nhắc chỉ định thực hiện kết hợp với một số liệu pháp sau để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn:

Điều trị tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay hiệu quả bằng ánh sáng laser

  • Liệu pháp laser: Tăng tiết mồ hôi quá mức có thể được chữa trị bằng phương pháp laser hiệu quả, an toàn và không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng ánh sáng laser nhằm đốt nóng phá hủy các tuyến mồ hôi mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Phù hợp với các vị trí tăng tiết mồ hôi như bàn tay, bàn chân, nách...
  • Điện di ion (Iontophoresis): Đây là thiết bị được thiết kế đặc biệt có khả năng phát ra dòng điện thấp trong nước. Người bệnh sẽ đặt tay hoặc chân nào bồn nước để tiến hành. Dưới tác động của dòng điện ion liên tục trong vòng 10 - 20 phút, các triệu chứng tăng tiết mồ hôi sẽ được cải thiện do các tuyến mồ hôi bị ức chế.
  • Liệu pháp vi sóng: Sử dụng thiết bị công nghệ cao MiraDry tác động trực tiếp vào vùng da tiết nhiều mồ hôi. Nguồn năng lượng nhiệt cao có khả năng phá hủy tuyến mồ hôi vĩnh viễn. Liệu trình điều trị thường kéo dài hàng giờ liền, tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ, không phải ai cũng có thể tiếp cận được.

Phẫu thuật

Trong trường hợp tất cả các biện pháp kể trên đều không đem lại hiệu quả điều trị như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật choi bệnh tăng tiết mồ hôi. Có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến là:

Phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm giúp loại bỏ các dây thần kinh liên quan đến hoạt động tăng tiết mồ hôi

  • Phẫu thuật cắt bỏ giao cảm lồng ngực nội soi (ETS): Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, đưa các thiết bị nội soi vào bên trong để cắt hoặc phá hủy các dây thần kinh kiểm soát hoạt động tuyến mồ hôi. Kỹ thuật này thường được áp dụng ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, nách...
  • Hút mỡ: Đây là thủ thuật xâm lấn nhằm mục đích loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể, đồng thời loại bỏ cả tuyến mồ hôi khỏi vùng da bị ảnh hưởng.

Tuy phẫu thuật đem lại hiệu quả cao và những lợi ích lâu dài trong việc chống lại tình trạng tăng tiết mồ hôi. Nhưng bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro khó lường, nhiễm trùng, chảy máu... Ngoài ra, một số trường hợp sau phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi ở chỗ này, nhưng những vùng khác lại phát triển tăng tiết mồ hôi.

Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những chỉ định điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.

Phòng ngừa

Hội chứng tăng tiết mồ hôi rất khó phòng ngừa, do bản chất của nó không phải một bệnh lý riêng biệt mà là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý khác. Do đó, bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp tích cực sau để giảm đổ mồ hôi quá nhiều. Chẳng hạn như:

  • Hạn chế hoặc nói không hoàn toàn với các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Duy trì thân nhiệt mát mẻ, tránh tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ, độ ẩm quá cao, không nên ăn thức ăn cay nóng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng hút ẩm tốt.
  • Tắm gội thường xuyên, sử dụng xà phòng diệt khuẩn và lau khô người sau khi tắm.
  • Thăm khám sức khỏe nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, ngoài tăng tiết mồ hôi để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm, ngăn ngừa biến chứng.
  • Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, nhất là những loại thuốc kê đơn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân gì khiến tôi mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi?

2. Tình trạng tăng tiết mồ hôi của tôi có nghiêm trọng không?

3. Tôi cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán tăng tiết mồ hôi?

4. Tăng tiết mồ hôi quá mức gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của tôi?

5. Có cách chữa khỏi dứt điểm tình trạng này không?

6. Phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi tốt nhất dành cho tôi?

7. Mất bao lâu có thể cải thiện mức độ tăng tiết mồ hôi?

8. Tôi cần làm gì để hỗ trợ điều trị tăng tiết mồ hôi hiệu quả?

9. Dùng thuốc chống tiết mồ hôi lâu dài có được không? Có gây tác dụng phụ không?

10. Hội chứng tăng tiết mồ hôi có tái phát sau điều trị không?

Hội chứng tăng tiết mồ hôi tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tính mạng, nhưng nó gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cũng như tinh thần. Do đó, nếu chẳng may mắc phải tình trạng này, không nên e ngại, tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán, có hướng điều trị phù hợp, an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Chốc mép
Chốc mép xảy ra khi vùng khóe miệng bị khô nứt nẻ và đau rát. Đây là vấn đề da liễu rất phổ biến có thể xuất hiện ở bất…
Bệnh Xơ cứng bì
Xơ cứng bì là nhóm bệnh hiếm gặp liên quan…
Hội chứng người cây
Hội chứng người cây là một dạng rối loạn cực…
Bệnh Dị Ứng Thời Tiết
Dị ứng thời tiết là bệnh lý xảy ra phổ…
Bệnh Zona thần kinh Bệnh Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh thường bùng phát đột ngột dưới dạng cấp tính. Nếu không can thiệp điều trị…

Bệnh lang ben Bệnh Lang Ben

Lang ben là bệnh lý về da thường gặp do nhiễm loại nấm Pityrosporum ovale. Bệnh gây những tổn thương…

Bệnh Hồng ban nút

Hồng ban nút là những tổn thương dưới da do viêm, đặc trưng bởi các nốt sẩn tròn sưng đỏ…

Bệnh Ngón tay trắng

Ngón tay trắng là bệnh nhiễm virus herpes simplex gây ra, ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân. Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua