5 cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em đơn giản tại nhà

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Ra mồ hôi ở tay, chân là một trong những biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp sớm, tình trạng này có thể khiến trẻ bị mất nước và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để cải thiện, phụ huynh có thể áp dụng các cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em tại nhà để kiểm soát lượng mồ tiết ra, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân ở trẻ em

Ra mồ hôi tay chân là tình trạng phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng – 10 tuổi. Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày.

cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em
Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân ở trẻ em có thể là do bệnh phong thấp

Tình trạng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh phong thấp
  • Tăng tiết mồ hôi do hệ thần kinh giao cảm
  • Yếu tố di truyền
  • Thời tiết nóng ẩm
  • Chế độ ăn uống thiếu cân bằng
  • Nhiễm trùng, sốt…

Tham khảo thêm: Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm

5 cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Các chuyên gia Nhi khoa khẳng định rằng, trẻ bị ra mồ hôi ở tay và chân kèm theo triệu chứng rối loạn hô hấp, sốt cao hoặc amidan phì đại… là biểu hiện sinh lý bình thường và thường tự khỏi khi trẻ lớn, cha mẹ có thể tăng cường cho trẻ uống nước và bú sữa để phòng tránh mất nước.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài và gây ra nhiều bất tiện cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách tại nhà sau để cải thiện tình trạng này:

1. Trà đen

Để hạn chế tình trạng ra mồ hôi nhiều ở trẻ, cha mẹ có thể dùng trà đen để điều trị. Vì trong nguyên liệu tự nhiên này có chứa nhiều acid tannic có tác dụng se khít lỗ chân lông và điều hòa tuyến mồ hôi, giúp ngăn mồ hôi ra nhiều.

Chữa ra mồ hôi tay chân cho trẻ em bằng trà đen
Chữa ra mồ hôi tay chân cho trẻ em bằng trà đen tại nhà là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện

Cách 1:

  • Sử dụng 1 – 2 túi trà đen cho vào nước ấm rồi đặt vào trong lòng bàn tay và bàn chân.
  • Sau khoảng 15 phút dùng khăn bông mềm khô lau lại tay.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi trà ẩm này để lau tay cho con trong những lúc mồ hôi ra nhiều.

Cách 2:

  • Dùng 3 – 4 túi trà đen cho vào cốc nước ấm hãm trong vòng 5 phút.
  • Sau đó dùng ngâm tay và chân cho con trẻ.
  • Thời gian ngâm thích hợp từ 15 – 30 phút.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc trị phong thấp của nhật được nhiều người sử dụng

2. Nước cà chua

Nước cà chua có tác dụng làm mát, đồng thời chứa lượng lớn natri giúp hạn chế và kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi. Bên cạnh đó, chúng còn giúp se khít lỗ chân lông, giúp da con trẻ trở nên mịn màng hơn.

cách trị ra mồ hôi tay chân ở trẻ em bằng cà chua
Cà chua có tác dụng làm mát cơ thể giúp khắc phục triệu chứng ra mồ hôi tay chân nhiều ở trẻ em

Cách 1:

  • Dùng 1 quả cà chua đã rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
  • Chà xát lát cà chua lên tay và chân khoảng 15 phút.
  • Rửa lại tay cho con bằng nước sạch.
  • Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày và áp dụng liên tục trong 1 tuần.

Cách 2:

  • Dùng 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch và loại bỏ hạt, sau đó đem ép nước.
  • Dùng nước này thoa đều lên da tay và chân của trẻ rồi rửa lại bằng nước sạch sau 15 phút.
  • Cha mẹ cũng có thể cho con uống nước ép cà chua mỗi ngày để làm mát da và hạn chế tiết mồ hôi, tuy nhiên, liều lượng cần phù hợp để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.

3. Dùng phấn rôm

Phấn rôm là một phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả để giúp trẻ giảm tình trạng đổ mồ hôi tay chân. Bột talc trong phấn rôm có khả năng hấp thụ mồ hôi, giữ cho da khô thoáng, làm giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa hăm da.

cách trị ra mồ hôi tay chân ở trẻ em
Sử dụng phấn rôm cũng là cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ an toàn, hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Trước khi thoa phấn rôm, hãy rửa sạch tay chân của bé bằng nước ấm và lau khô.
  • Lấy một lượng phấn rôm vừa đủ, thoa đều lên lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé.
  • Massage nhẹ nhàng để phấn thấm sâu vào da.
  • Nên thoa phấn rôm cho bé 2-3 lần/ ngày, đặc biệt trước khi bé đi ngủ hoặc trước khi ra ngoài.

Tham khảo thêm: Bệnh phong thấp có lây không?

4. Lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược quen thuộc trong dân gian, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm se khít lỗ chân lông, do đó, chúng được sử dụng rộng rãi để điều trị tình trạng ra mồ hôi tay chân ở trẻ em.

chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em bằng lá lốt
Cách chữa ra mồ hồi tay chân ở trẻ em bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng hiện nay

Lá lốt ngâm tay chân:

  • Rửa sạch lá lốt tươi, đun sôi cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Để nước nguội bớt, còn khoảng 40 – 45 độ C.
  • Ngâm tay chân của bé vào nước lá lốt trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Uống nước lá lốt:

  • Rửa sạch lá lốt tươi, đun sôi cùng với một lượng nước vừa đủ.
  • Để nguội và cho bé uống thay nước lọc.
  • Nên cho bé uống đều đặn hàng ngày để có hiệu quả.

5. Cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin B và magie

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin B có tác dụng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Từ đó, giúp làm mát cơ thể và ít điều tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, magie cũng là hoạt chất có lợi, giúp kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi, hạn chế mồ hôi tiết nhiều ở tay và chân.

Làm thế nào để chữa bệnh ra mồ hôi tay, chân ở trẻ?
Chữa ra mồ hôi tay, chân cho các bé dễ dàng tại nhà bằng cách bổ sung magie và vitamin B

Cha mẹ có thể bổ sung magie và vitamin B cho con trẻ qua các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau xanh
  • Trứng
  • Thịt gia cầm
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Chuối
  • Hạnh nhân
  • Sữa đậu nành
  • Hạt bồ đào
  • Các loại đậu
  • Đậu phụ

Tham khảo thêm: Cách trị phong thấp bằng muối đơn giản nhưng khá hiệu quả

Những lưu ý khi áp dụng các cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em tại nhà

Khi chữa mồ hôi tay chân ở trẻ em tại nhà, có những lưu ý sau bạn cần ghi nhớ để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn:

  • Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về tính an toàn cũng như đảm bảo không gây dị ứng cho trẻ.
  • Phương pháp tự nhiên không phải lúc nào cũng hiệu quả hoàn toàn, có thể không phù hợp với một số đối tượng.
  • Thời gian mang lại hiệu quả chậm, cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Theo dõi tình trạng da của trẻ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay lập tức.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mát để tránh đổ nhiều mồ hôi.
  • Sau khi sử dụng các phương pháp ngâm hay bôi, cần lau tay chân bé khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm cay nóng vì có thể làm bé đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Nếu sau một thời gian sử dụng mà tình trạng của bé vẫn không thuyên giảm, nên cho bé thăm khám để được tư vấn và áp dụng các biện pháp phù hợp hơn.
cách chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em hiệu quả
Cho trẻ mặc áo rộng rãi, thoáng mát để tránh đổ nhiều mồ hôi

Cách phòng ngừa ra mồ hôi tay chân cho trẻ đơn giản

Nếu bạn lo lắng trẻ nhỏ nhà mình có thể đổ nhiều mồ hôi, nhất là mồ hôi tay chân thì có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây để ngăn chặn tình trạng:

  • Cho trẻ tắm rửa thường xuyên bằng nước mát.
  • Sử dụng phấn rôm bôi vào tay chân để giữ cho làn da trẻ luôn khô ráo.
  • Tránh mặc quần áo quá dày hay quá chật, lựa chọn chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, mát mẻ, tránh bé bị đổ nhiều mồ hôi.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, có thể sử dụng máy lọc không khí.
  • Cho bé vận động nhẹ nhàng để điều hòa thân nhiệt, tăng sức đề kháng.

Nhìn chung, đổ mồ hôi ở tay và chân là phản ứng bình thường ở trẻ, hiện nay có nhiều cách để chữa ra mồ hôi tay chân ở trẻ em hiệu quả, đơn giản và an toàn tại nhà, giúp cải thiện vấn đề này một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo một vài biểu hiện khác như đau ngực hay buồn nôn, cha mẹ cần đưa con thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.

 Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp

Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa triệt để, song nếu phát hiện…

5 Bài Thuốc Ngâm Chân Trị Phong Thấp Hiệu Quả Tại Nhà

Thói quen ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị…

Cách chữa phong tê thấp – giảm đau nhức đơn giản tại nhà

Phong tê thấp là một trong những căn bệnh xương khớp rất phố biến, nhất là ở đối tượng người…

Phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp là một bệnh lý cơ xương khớp gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng, đặc…

Các loại thuốc trị phong thấp được sử dụng phổ biến hiện nay

Thuốc trị phong thấp thường được bác sĩ kê đơn sử dụng như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc sinh học,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua