Cách trị phong thấp bằng muối đơn giản nhưng khá hiệu quả
Muối vừa là một trong những chất khoáng thiết yếu không thể thiếu trong món ăn, vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa của cơ thể, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý xương khớp. Người bệnh có thể áp dụng các cách trị phong thấp bằng muối đơn giản sau đây để giúp xoa dịu cơ bắp và làm giảm nhanh triệu chứng đau.
Muối – Dược liệu tự nhiên giúp điều trị bệnh phong thấp
Trong Đông y, muối được coi là một dược liệu quý, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp như đau mỏi vai gáy, phong thấp và viêm dây thần kinh ngoại vi. Muối có khả năng thanh lọc, giảm đau, và nhuận tràng, đồng thời hỗ trợ việc hấp thụ các loại thuốc khác vào cơ thể nhờ tác dụng làm chất dẫn.
Ngoài ra, tính kháng viêm và sát trùng của muối còn giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp. Khoa học hiện đại cũng khẳng định muối giúp cân bằng điện giải và điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Từ đó làm dịu cơ bắp và khớp xương, từ đó giảm nhẹ các cơn đau do phong thấp.
Hướng dẫn 2 cách trị phong thấp bằng muối hiệu quả
Để cải thiện triệu chứng đau nhức và co cứng khớp, đồng thời giúp các khớp thư giãn thoải mái hơn, người bệnh có thể áp dụng các cách trị phong thấp bằng muối sau đây.
1. Bài thuốc ngâm chân bằng nước muối
Phương pháp này mang lại nhiều tác dụng tốt đối với bệnh phong thấp, không chỉ giúp máu huyết lưu thông mà còn tác động vào các huyệt vị trên gan bàn chân nhằm mục đích đả thông kinh mạch, giúp hệ thống xương khớp hoạt động trơn tru hơn.
Chưa kể đến, các hoạt chất chứa trong muối thẩm thấu sâu, giúp tác động vào dây thần kinh trung ương, tạo cảm giác thoải mái, giúp tinh thần phấn chấn hơn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một chậu nước ấm có nhiệt độ dao động từ 40 – 60 độ C
- Sau đó cho muối hạt vào, khuấy đều và tiến hành ngâm chân trong vòng 15-30 phút
Với bài thuốc ngâm chân trị phong thấp này, người bệnh nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày để có được kết quả giảm đau và sưng như mong muốn. Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân có thể thêm vào nước ngâm chân một ít bột quế hoặc gừng.
⇒ Lưu ý: Nhiệt độ nước ngâm không nóng quá hoặc lạnh quá. Bên cạnh đó, thời gian ngâm chân tốt nhất là từ 15 – 30 phút, tuyệt đối không ngâm quá lâu. Khung thời gian ngâm lý tưởng là sau khi ăn và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Đối với người bệnh có vết thương hở ở chân, tốt nhất không nên áp dụng biện pháp này.
Tham khảo: Bệnh phong thấp ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
2. Bài thuốc đắp trị phong thấp bằng muối và ngải cứu
Lá ngải cứu từ lâu đã được biết đến như vị thuốc điều trị phong thấp hiệu quả bở nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nếu dùng riêng lẻ, khả năng phát huy tác dụng thường thấp. Vì vậy, để tăng tác dụng trị liệu, người bệnh nên kết hợp với muối.
Cách làm như sau:
- Sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo và sao vàng
- Sau đó thêm muối vào rang nóng
- Cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải và chờ nguội bớt rồi đắp lên vùng khớp bị bệnh
Thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì áp dụng sẽ nhận được kết quả giảm đau đáng kể.
3. Bài thuốc ngâm với muối và gừng
Bài thuốc kết hợp muối và gừng là một phương pháp trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả, rất được ưa chuộng nhờ vào sự kết hợp của hai thành phần có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh mẽ.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị một ít muối và gừng tươi (gừng tươi rửa sạch, giã nát hoặc cắt thành lát mỏng).
- Đun nóng muối trong chảo hoặc lò vi sóng cho đến khi ấm. Đảm bảo muối không quá nóng để tránh gây bỏng.
- Trộn muối ấm với gừng đã được giã nát hoặc lát mỏng. Bạn có thể bọc hỗn hợp vào một tấm vải mỏng hoặc túi vải sạch.
- Đặt túi muối gừng ấm lên vùng khớp bị đau và giữ trong khoảng 15-20 phút để các tác dụng chống viêm và giảm đau được phát huy.
Sử dụng bài thuốc này đều đặn hàng ngày để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt trong việc giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, nên nhớ đây là biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn việc điều trị y khoa khi cần thiết.
Xem thêm: Mắcbệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Cần lưu ý điều gì khi áp dụng cách trị phong thấp bằng muối
Muối điều trị phong thấp rất lành tính và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, chúng chỉ nên sử dụng dưới dạng dùng ngoài da, tuyệt đối không sử dụng theo đường ăn. Bởi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc dung nạp muối bằng đường ăn vào cơ thể không những không giúp cải thiện bệnh phong thấp mà còn khiến bệnh tồi tệ hơn.
4 lưu ý cần nhớ dành cho người muốn điều trị bệnh phong thấp bằng muối tại nhà:
- Sử dụng muối lành tính: sử dụng muối ấm và dùng ngoài da. Không được ăn hơn 5g muối trong 1 ngày.
- Hạn chế dùng các chất kích thích: các chất như cà phê, rượu, bia, và thuốc lá có thể làm tăng triệu chứng đau nhức và viêm, gây hại cho xương và sụn. Tránh hoặc giảm thiểu sử dụng các chất này để hỗ trợ quá trình điều trị phong thấp một cách hiệu quả.
- Luyện tập thể dục: Lựa chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, và đi bộ, phù hợp với khả năng và tình trạng sức khỏe.
- Tư vấn y tế: trước khi thực hiện, nên thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị, bao gồm việc sử dụng muối và các biện pháp hỗ trợ khác, để đảm bảo tính hiệu quả và tránh các tác động tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và cách điều trị dứt điểm
- Bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!