Bệnh phong thấp có chữa được không? Giải đáp
Bệnh phong thấp có chữa được không? Đến nay, vẫn chưa có cách chữa triệt để, song nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh có thể ổn định trong thời gian dài. Đồng thời, các biện pháp điều trị hiện đại và y học cổ truyền có thể kiểm soát triệu chứng hiệu quả, giảm đau và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Bệnh phong thấp có chữa được không?
Phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp, là một bệnh lý tự miễn khiến xương khớp và cơ quan bên trong cơ thể sưng viêm. Bệnh chủ yếu gây ra các triệu chứng như sưng, đau, và cứng khớp, thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi thời tiết lạnh. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng nó liên quan đến yếu tố di truyền, chấn thương, và tiền sử mắc bệnh lý xương khớp.
Đến nay, vẫn không tìm được biện pháp có thể chữa bệnh phong thấp dứt điểm. Mục đích của các liệu pháp điều trị chủ yếu tập trung đến việc giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Mặc dù không có khả năng điều trị tận gốc, song nhiều số liệu thống kê cho thấy có khoảng 5 – 10% bệnh nhân có thể thuyên giảm mà không cần đến điều trị. Các trường hợp khác đáp ứng tốt với điều trị nội khoa nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực.
Các trường hợp phát hiện bệnh chậm, điều trị không tích cực có thể để lại di chứng tật nguyền hoặc mất chức năng một số cơ quan vĩnh viễn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bệnh phong thấp có lây không?
Cách kiểm soát bệnh phong thấp phổ biến hiện nay
Mặc dù bệnh phong thấp không thể chữa trị triệt để, song bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh tái phát và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nếu được điều trị từ sớm. Một số biện pháp phổ biến hiện nay gồm có:
1. Dùng thuốc tây
Thuốc tây chữa phong thấp là giải pháp được áp dụng phổ biến. Các loại thuốc được dùng trong điều trị phổ biến tại các cơ sở chuyên khoa gồm có:
- Thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac Sodium): có tác dụng giảm đau, chống viêm.
- Thuốc kiếm soát hệ miễn dịch (MTX, AZA, CTX…): ức chế hệ miễn dịch sản sinh chất trung gian gây viêm.
- Thuốc Corticosteroid đường uống (Prednisone): giảm viêm, giảm nhanh cơn đau cấp tính, hỗ trợ điều trị phong thấp.
- Thuốc sinh học Abatacept, Baricitinib.
Thuốc tây trị phong thấp có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng nhưng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt cách sử dụng, liều dùng theo tư vấn và chỉ định của chuyên gia để tránh bị ảnh hưởng.
Tham khảo: 4 Loại thuốc trị phong thấp của Nhật được nhiều người sử dụng
2. Vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng trong điều trị bệnh phong thấp:
- Xoa bóp, bấm huyệt: day, ấn vào các huyệt để giảm sưng, đau, viêm khớp.
- Châm cứu: điện châm hoặc châm để kích thích hệ thần kinh qua da, đem lại hiểu quả điều trị.
- Liệu pháp nhiệt: bao gồm chườm nóng, chiếu sóng viba, chiếu tia hồng ngoại, xông hơi, liệu pháp giúp giảm nhanh triệu chứng đau, sưng, viêm.
- Nắn chỉnh khớp: khi triệu chứng bệnh nghiêm trọng, phương pháp nắn, chỉnh khớp có thể được chỉ định để hạn chế biến dạng khớp, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.
- Bài tập phục hồi chức năng: bệnh nhân thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia y tế để giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong khi bệnh tiến triển nặng, gây biến dạng hoặc mất hẳn chức năng xương khớp. Lúc này, chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện phẫu thuật loại bỏ khớp, thay khớp bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân sinh hoạt bình thường. Tuy vậy, bạn có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và có nguy cơ thay khớp lần hai.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa phong tê thấp – giảm đau nhức đơn giản tại nhà
4. Xây dựng lối sống lành mạnh
Dù phong thấp không thể chữa được dứt điểm nhưng người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng việc xây dựng lối sống khoa học hơn.
Chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế rượu, thuốc lá, chất kích thích gây phá hủy tế bào xương, sụn, khớp như: cà phê, thuốc lá, bia, rượu…
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng như tiêu, ớt.
- Kiêng ăn những loại thực phẩm giàu axit oxalic như: củ cải trắng, mận.
- Hạn chế ăn xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, nước ngọt có gas, bánh kẹo.. bởi chúng có thể tăng hàm lượng lipit trong máu, tăng phản ứng viêm tấy, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tập trung bổ sung các thực phẩm có lợi cho khớp như thực phẩm giàu Omega 3, vitamin D, canxi.
Nếu đang điều trị bệnh lý khác như gout, tiểu đường, liên hệ với chuyên gia để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chế độ luyện tập
Bệnh nhân phong thấp nên tích cực thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để giúp xương cốt khỏe mạnh. Có thể tham gia một số môn thể thao lành mạnh với cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ, đi xe đạp…
Kết luận: Bệnh phong thấp không thể chữa được dứt điểm hoàn toàn, song việc chăm sóc và điều trị tích cực có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển và tái phát trong tương lai. Với sự tuân thủ điều trị và lối sống khoa học, người bệnh phong thấp hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tham khảo thêm:
- Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm
- Người bị bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!