Viêm ruột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chung để chỉ các rối loạn hoặc tổn thương ở hệ thống tiêu hóa. Bệnh có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch, nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc một số nguyên nhân khác dẫn đến tổn thương ruột.

viêm ruột là gì
Viêm ruột là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm ở hệ thống viêm hóa

Bệnh viêm ruột là gì?

Hệ thống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Viêm ruột là thuật ngữ chỉ các rối loạn, tổn thương và các bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa.

Viêm đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa, gây tắc nghẽn, đau đớn. Một số trường hợp nghiêm trọng, viêm đường ruột có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Viêm đường ruột thường được chia thành hai loại chính bao gồm:

  • Viêm đại tràng: Là tình trạng viêm, lở loét ở đại tràng và trực tràng.
  • Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa và thường có thể gây ảnh hưởng đến các mô.

Nguyên nhân gây viêm ruột

Hiện tại, nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm ruột vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm đường ruột bao gồm:

1. Di truyền

Những người có lịch sử gia đình có bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Nguy cơ này cao hơn nếu một người có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm đường ruột hoặc có tiền sử nhiễm khuẩn hệ thống tiêu hóa.

nguyên nhân gây bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột có nguy cơ di truyền khá cao

2. Rối loạn hệ thống miễn dịch

Rối loạn hoặc bất thường trong hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến viêm ruột. Thông thường, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt, vi khuẩn có thể tấn công hệ thống tiêu hóa và gây ra một số bệnh lý, bao gồm viêm đường ruột.

Trong một số trường hợp, đôi khi một người có thể bị viêm đường ruột ngay cả khi không bị nhiễm trùng. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh tự miễn. Lúc này cơ thể có thể tấn công các tế bào trong cơ thể và gây bệnh.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm ruột

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm đường ruột bao gồm:

  • Độ tuổi: Trong hầu hết các trường hợp, viêm ruột thường phát triển ở người trên 30 tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi 50 – 60.
  • Hút thuốc lá: Làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng viêm ruột và làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Khu vực địa lý sinh sống: Theo thống kê, người sống ở thành thị và các nước công nghiệp có nguy cơ viêm đường ruột cao hơn.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac Sodium hoặc các loại tương tự khác.
  • Dân tộc: Viêm đường ruột thường phổ biến ở những người da trắng và người Do Thái.

Các triệu chứng viêm ruột phổ biến

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí mà các dấu hiệu nhận biết viêm ruột có thể không giống nhau. Một số dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Tiêu chảy (có thể xuất hiện máu trong phân)
  • Loét và gây chảy máu
  • Đau dạ dày, tắc ruột gây đầy hơi chướng bụng
  • Thiếu máu và chậm phát triển ở trẻ em
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt
  • Ăn mất ngon
triệu chứng viêm ruột
Bệnh viêm đường ruột có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc xuất hiện máu trong phân

Bệnh nhân bệnh Crohn có thể bị lở loét ở miệng và xuất hiện vết nứt, loét ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đôi khi viêm đường ruột có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, bao gồm:

Bệnh viêm ruột được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lịch sử y tế gia đình và nhu động ruột của người bệnh. Sau đó, thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm phân để xác định dấu hiệu nhiễm trùng và các bệnh lý khác.
  • Xét nghiệm máu để phân biệt bệnh Crohn và viêm đại tràng. Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể xác định dấu hiệu thiếu máu hoặc nhiễm trùng máu.
  • Nội soi đại tràng: Để kiểm tra toàn bộ đại tràng và lấy mẫu mô ở đại tràng. Mẫu mô này sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định các bệnh lý.
  • Nội soi đại tràng Sigma: Được chỉ định cho các trường hợp viêm nặng, gây chảy máu và có nguy cơ biến chứng cao.
  • Nội soi viên nang: Thường được chỉ định cho các trường hợp viêm sâu hoặc nghi ngờ viêm nhiễm ở nơi nội soi thông thường không thể quan sát được.
  • Chụp X – quang bụng: Thường được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ vỡ ruột.
  • Chụp CT hoặc MRI: Có thể kiểm tra các tổn thương ở mô mềm và lỗ rò hở hệ thống tiêu hóa.

Biện pháp điều trị viêm ruột phổ biến

Mục đích khi điều trị bệnh viêm ruột là giảm sự nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Đôi khi các phương pháp điều trị tại nhà có thể không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống có thể làm giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng. Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số cách chăm sóc tại nhà như:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Giảm tiêu thụ các sản phẩm sữa, sữa chua, phô mai để tránh gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm soát căng thẳng, hạn chế stress, áp lực công việc. Điều này có thể góp phần cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng viêm đường ruột.
  • Dành thời gian luyện tập yoga, thiền định, vận động cơ thể để tăng cường hệ thống miễn dịch.

2. Thuốc điều trị viêm ruột

Sử dụng thuốc điều trị thường nhằm mục đích ngăn chặn các bất thường ở mô ruột và hỗ trợ chữa lành các tổn thương. Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh viêm đường ruột bao gồm:

điều trị viêm ruột
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm ruột
  • Thuốc chống viêm như Corticosteroid, Aminosalicylates, Mesalamine Balsalazide và Olsalazine có thể hỗ trợ làm giảm viêm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc ức hệ hệ thống miễn dịch có thể hỗ trợ ngăn ngừa các hoạt động miễn dịch làm tổn thương ruột. Một số loại thuốc phổ biến như: Azathioprine, Mercilaurine, Cyclosporine hoặc Methotrexate. Thuốc ức chế miễn dịch có thể gây nhiều tác dụng phụ như phát ban và nhiễm trùng da. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng an toàn khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng. Kháng sinh thường được kê đơn bao gồm Ciprofloxacin và Metronidazole.
  • Thuốc điều trị tiêu chảy như bột Psyllium hoặc Methylcellulose có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy và mất nước.
  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen có thể hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa các biến chứng.
  • Chất bổ sung sắt thường được kê cho người chảy máu đường ruột mãn tính và thiếu máu do thiếu sắt.
  • Chất bổ sung vitamin D và Canxi thường được kê để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

3. Phẫu thuật

Nếu thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường phụ thuộc vào loại bệnh viêm đường ruột và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các loại phẫu thuật viêm đường ruột phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật viêm loét đại tràng: Bác sĩ có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng và trực tràng của người bệnh.
  • Phẫu thuật điều trị bệnh Crohn: Bác sĩ có thể loại bỏ phần ruột bị tổn thương và nối các đoạn ruột khỏe mạnh lại với nhau. Tuy nhiên, phẫu thuật bệnh Crohn thường không thể điều trị dứt điểm bệnh và bệnh có thể tái phát trong tương lai.

Các biến chứng của bệnh viêm ruột

Bệnh viêm đường ruột có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Suy dinh dưỡng và sụt cân không rõ lý do.
  • Thủng ruột hoặc tạo thành các lỗ rò ở thành ruột.
  • Tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Viêm đường mật nguyên phát dẫn đến sẹo trong ống mật, làm hẹp ống mật và gây tổn thương gan.
  • Gây ra các cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch.

Phòng ngừa bệnh viêm ruột

Người bệnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường ruột bằng một số lưu ý như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Hạn chế hoặc không sử dụng rượu
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể
  • Uống nhiều nước, nước trái cây
  • Ngừng hút thuốc
  • Bổ sung các loại vitamin tổng hợp và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến một số khó chịu nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng để có lối sống năng động, lành mạnh. Trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, phong cách sống để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Sau mổ ruột thừa nên kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì? (trái cây, thực phẩm)

Khi ruột thừa bị viêm, cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt để hạn chế tình…

Viêm phúc mạc ruột thừa là gì, nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng phúc mạc do vỡ ruột thừa gây ra. Bệnh lý…

Bảng giá mổ ruột thừa tại một số bệnh viện lớn hiện nay Bảng giá mổ ruột thừa tại một số bệnh viện lớn hiện nay

Hiện nay phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là cách điều trị triệt để nhất với thời gian…

Cảnh giác biến chứng sau mổ viêm ruột thừa có thể gặp

Nhiễm trùng vết mổ, tắc nghẽn ruột, áp xe ổ bụng, chảy máu kéo dài… là những biến chứng nguy…

Mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn & sinh hoạt bình thường?

Viêm ruột thừa thường gây nên những cơn đau nhức và khó chịu ở vùng bụng. Cách duy nhất để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua