Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Tiên Phong Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Chính Thống Vào Điều Trị Bệnh
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng Y học cổ truyền vào chẩn đoán và điều trị bệnh. Trải qua hơn 1 thập kỷ hoạt động, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi nhiều bệnh nan y, mãn tính, lấy lại sức khỏe vốn có.
Ứng dụng y học cổ truyền chính thống trong chẩn đoán bệnh
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, để chẩn đoán đúng bệnh đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm, tri thức truyền thống và sự nhạy bén của các giác quan. Khi đến Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám theo phương pháp tứ chẩn.
Tứ chẩn là phương pháp khám bệnh cơ bản của y học cổ truyền chính thống bao gồm: Vọng, văn, vấn, thiết. Cụ thể phương pháp này như sau:
- Vọng chẩn: Quan sát triệu chứng ngoài da, thần sắc, nhìn mắt, lưỡi, rêu lưỡi, mũi, môi,… để đoán được tình trạng tâm lý, sức khỏe đồng thời nhận biết dấu hiệu của một số bệnh.
- Văn chẩn: Bác sĩ dùng tai để nghe tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hoặc tiếng nấc,… của người bệnh. Đồng thời dùng mũi để ngửi mùi kháng khuẩn, mùi mồ hôi hoặc mùi hôi từ miệng.
- Vấn chẩn: Qua việc trao đổi, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, khai thác triệu chứng từ khi bệnh bắt đầu cho đến thời điểm hiện tại, tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ của bệnh nhân ra sao. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về bệnh lý và quá trình tiến triển của bệnh.
- Thiết chẩn: Bác sĩ tiếp xúc với cơ thể người bệnh thông qua việc sờ, nắn, bắt mạch xác định tình trạng hư thực của khí huyết, tạng phủ, vị trí nông sâu, cảm nhận mạch, tính chất hàn nhiệt, đánh giá tình trạng da, tay, chân, bụng,…
Sự kết hợp giữa 4 phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng người bệnh.
Xem thêm: Bác sĩ Đỗ Thị Hiền 10 năm gắn bó với Y học cổ truyền và công tác khám chữa bệnh
Ứng dụng y học cổ truyền chính thống điều trị bệnh mãn tính
Lấy tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” làm kim chỉ nam, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng thuốc cổ truyền vào điều trị bệnh cho người dân. Dưới đây là một số bài thuốc Trung tâm Thuốc Dân Tộc nghiên cứu và ứng dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh phản hồi tốt:
- Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh về cơ xương khớp.
- Bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang điều trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
- Bài thuốc Định tâm An thần thang điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình.
- Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị viêm da cơ địa, vảy nến, tổ đỉa, á sừng.
- Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Bài thuốc Sơ can Bình vị tán điều trị bệnh lý dạ dày.
- Cùng nhiều bài thuốc khác…
Ứng dụng y học cổ truyền chính thống điều trị bệnh không dùng thuốc
Bên cạnh ứng dụng các bài thuốc cổ phương, Trung tâm Thuốc dân tộc còn áp dụng các phương pháp trị liệu không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,… chính thống của y học cổ truyền để nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Cụ thể:
- Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và cải thiện chức năng của các tạng phủ.
- Châm cứu: Dùng cây kim nhỏ châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để điều chỉnh luồng năng lượng, giúp hanh thông khí huyết, cân bằng âm dương và hồi phục cơ thể.
- Thủy châm, điện châm, cấy chỉ: Là các biến thể của phương pháp châm cứu, được bác sĩ chỉ định thực hiện tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Trong tương lai, đội ngũ Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ nỗ lực không ngừng để làm tròn sứ mệnh kế thừa, bảo tồn, phát triển và nâng tầm tinh hoa Y học cổ truyền chính thống đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!