Chủ tịch Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được bổ nhiệm làm Phó ban dược Hội Nam Y Việt Nam
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác phát triển dược liệu sạch vì sứ mệnh Nam dược trị Nam nhân, ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm đến từ Hội đồng chuyên gia cấp cao của Hội Nam Y Việt Nam. Qua đó, ông Nguyễn Quang Hưng chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Phó Ban Dược trực thuộc Hội Nam Y Việt Nam trong buổi toạ đàm thảo luận về Một số giải pháp phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam diễn ra vào ngày 2/7/2020 vừa qua.
Những năm gần đây, vấn đề dược liệu trong lĩnh vực Đông y ngày càng được quan tâm, chú trọng. Trong đó, các báo cáo của WHO phản ánh có tới hơn 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc vào nền Y học cổ truyền. Đối với các nước phát triển, 1/4 số thuốc được thống kê có chứa hoạt chất thảo mộc. Thị trường dược liệu trên thế giới hiện đang có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8-10%.
Tại Việt Nam, vấn đề phát triển dược liệu cũng đã được chú trọng từ lâu đời. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết tận dụng các loại cây cối quanh nhà chế biến thành bài thuốc chữa một số bệnh trên cơ thể con người.
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 50.000-60.000 tấn các loại dược liệu khác nhau được tiêu thụ. Sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, trong 60.000 tấn dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam, từ 80-85% dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc).
Đáng chú ý là nguồn dược liệu nhập khẩu này thường đi theo con đường tiểu ngạch, không đạt tiêu chuẩn từ khâu nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Dẫn tới chất lượng không đảm bảo, có thể tồn dư một số hoá chất độc hại cho cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm tọng tới sức khoẻ người dùng. Thậm có có những trường hợp còn có nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân.
Trước thực trạng nhức nhối kể trên về vấn đề dược liệu. Ban Dược trực thuộc Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm thảo luận về “Một số giải pháp phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam”, diễn vào vào ngày 2/7/2020.
Tham gia buổi toạ đàm có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, những người đã dành nhiều tâm huyết cho nền y dược nói riêng và y học nước nhà nói chung. Tiêu biểu có thể kể đến như: Thầy thuốc ưu tú, dược sĩ cao cấp Nguyễn Đức Đoàn – Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam; Giáo sư, tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. Cùng các Giáo sư, thầy giáo đầu ngành trong lĩnh vực Y Dược Cổ truyền Việt Nam.
Thông qua buổi toạ đàm này, Ban Dược của Hội Nam Y Việt Nam mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp từ phía các chuyên gia nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền Y dược nước nhà.
Tại buổi toạ đàm, Thầy thuốc ưu tú, dược sĩ cao cấp Nguyễn Đức Đoàn – Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam đã phát biểu như sau:
“Đất nước chúng ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí địa lý đa dạng về địa hình, kiểu đất… Do đó là cơ sở thuận lợi để phát triển đa dạng sinh vật. Trong bản đồ dược liệu thế giới, Việt Nam là một trong 15 nước có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nhiều loại dược liệu từ xa xưa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, hạn chế mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là nạn khai thác dược liệu tràn lan, không chú ý tới tái tạo, bảo tồn, dẫn tới tài nguyên dược liệu dần suy kiệt.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bằng Y học cổ truyền, nhiều đơn vị đã nhập dược liệu từ nước ngoài thông qua con đường tiểu ngạch. Con được tiểu ngạch trong nhập khẩu dược liệu lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, dẫn tới nạn “rác dược liệu”, dược liệu bẩn, dược liệu kém chất lượng, bị làm giả… xuất hiện nhiều trên thị trường. Khi người tiêu dùng không phân biệt được mà dùng phải các loại dược liệu này sẽ phải nhận hậu quả khôn lường.”
Cũng trong khuôn khổ của buổi toạ đàm, GS.TS Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường đại học dược Hà Nội nêu ý kiến và phương án hành động cấp thiết để phát triển ngành dược liệu nước nhà trong tương lai:
“Muốn có được nguồn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng cao thì không thể tiếp tục sử dụng dược liệu được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Thay vào đó là triển khai công tác nuôi trồng vườn dược liệu tại các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khoáng chất phù hợp.
Để làm được điều đó, cần có sự kết hợp giữa 4 Nhà: Nhà nước – Nhà Doanh nghiệp – Nhà khoa học và Nhà Nông. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp liên kết với nhà nông mở rộng vùng trồng dược liệu. Nhà nông tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, kỹ thuật cũng như cây giống nuôi trồng theo chỉ dẫn của Nhà khoa học. Khi có sự kết hợp đó, tôi tin chắc rằng tương lai ngành dược liệu của Việt Nam sẽ phát triển hiệu quả và bền vững.”
Là một trong những đơn vị chú trọng trong công tác phát triển vườn trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO ngay từ khi thành lập, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tôc đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía các chuyên gia. Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã vinh dự được bổ nhiệm vị trí Phó ban Dược của Hội Nam Y Việt Nam. Trở thành một trong những nhân tố nòng cốt của Hội, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển nền dược học cổ truyền nói riêng và nền y dược nước nhà nói chung.
Trong cương vị mới là Phó Ban Dược thuộc Hội Nam Y Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hưng xúc động chia sẻ:
“Ngay từ thời điểm thành lập, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã đề ra sứ mệnh bảo tồn và phát huy tinh hoa y học cổ truyền. Suốt những năm vừa qua, Trung tâm không ngừng tìm kiếm các vùng trồng dược liệu và thực hiện quy trình nuôi trồng khép kín, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
Hôm nay, nhận được sự ủng hộ và tin tưởng đến từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền thuộc Hội Nam Y Việt Nam, tôi sẽ cố gắng nỗ lực hết mình cho sự phát triển của nền y dược nước nhà, để người dân Việt Nam được sử dụng tinh hoa từ cây thuốc Việt như lời cha ông ta từ xưa đã truyền dạy.”
Kết thúc buổi toạ đàm, Ban Dược trực thuộc Hội Nam Y Việt Nam đã tổng hợp các ý kiến đóng góp đến từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y – những người giàu tuổi nghề và tâm huyết với nền Y học cổ truyền. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, các ý kiến của buổi toạ đàm sẽ được nghiên cứu và triển khai nhanh chóng, đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển của nền y dược Việt Nam.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!