Bệnh Liệt Ruột

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Liệt ruột là phản ứng tạm thời sau phẫu thuật vùng bụng hoặc viêm nhiễm cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đặc trưng với các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, táo bón... Hầu hết các trường hợp liệt ruột sẽ tự động khỏi sau vài ngày hoặc cần can thiệp điều trị y tế tại bệnh viện nếu mức độ triệu chứng nghiêm trọng. 

Liệt ruột là tình trạng liệt các cơ ruột co bóp tạm thời nhưng không có yếu tố cản trở

Tổng quan

Liệt ruột (Paralytic ileus) là tình trạng tắc nghẽn chức năng nhu động ruột cấp tính do tê liệt cơ ruột. Lúc này, hệ thống các dây thần kinh kết nối với hoạt động nhu động ruột đã ngưng hoạt động, khiến quá trình xử lý thức ăn tạm ngưng lại. Đây là phản ứng tạm thời của cơ thể đối với các chấn thương như phẫu thuật hoặc nhiễm trùng.

Tình trạng này khiến thức ăn, chất dịch lỏng, khí tích tụ trong ruột và gây ra hàng loạt các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón... Hầu hết các trường hợp liệt ruột đều là tạm thời và có thể khắc phục ngay sau đó.

Phân loại

Liệt ruột được phân loại dựa trên vị trí giảm nhu động ruột. Có 2 dạng phổ biến nhất là:

  • Tắc ruột sau phẫu thuật: Là tình trạng giảm nhu động tất cả các đoạn ruột trong đường tiêu hóa, bao gồm cả ruột non và ruột già. Bệnh xảy ra sau ca phẫu thuật vùng bụng và tạm thời không thể thực hiện chức năng xử lý thức ăn như bình thường.
  • Giả tắc nghẽn đường ruột: Hay còn gọi là hội chứng Ogilvie xảy ra ở đại tràng. Đây là tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột làm suy giảm nhu động ruột kết, đại tràng hoạt động giống như nó đang bị tắc nghẽn (tình trạng tắc nghẽn giả), nhưng trên thực tế không có vật chất nào cản trở đường ruột.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt ruột, chẳng hạn như:

Hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật vùng bụng đều bị liệt ruột tạm thời

  • Hậu phẫu thuật: Phẫu thuật vùng bụng là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt ruột. Trong hầu hết các trường hợp, liệt ruột thường được chẩn đoán trước và có kế hoạch xử lý ngay sau đó để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Viêm nhiễm: Liệt ruột cũng có thể là dấu hiệu của viêm khoang bụng. Chức năng đường ruột bị gián đoạn do kích ứng tại chỗ hoặc nhiễm trùng độc hại. Có thể kể đến như:
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm chậm nhu động ruột, ảnh hưởng quá trình xử lý thức ăn như:
    • Thuốc kháng cholinergic;
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng;
    • Thuốc phiện và các chất kích thích khác;
    • Thuốc trị rối loạn tâm thần Phenothiazine;
  • Rối loạn cân bằng điện giải: Tình trạng mất cân bằng các chất điện giải cũng có liên quan đến liệt ruột. Bao gồm:
  • Một số nguyên nhân khác: Còn rất nhiều yếu tố khác có liên quan đến tình trạng liệt ruột như:
    • Viêm phổi;
    • Suy thận;
    • Suy giáp;
    • Suy hô hấp;
    • Các bệnh lý về tuyến giáp;
    • Nhiễm toan ceton trong bệnh tiểu đường;
    • Chấn thương tủy sống;
    • Thiếu máu cục bộ động mạch mạc treo;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng liệt ruột thường gặp như:

Người bị liệt ruột thường có triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, táo bón

  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Ợ hơi, xì hơi liên tục
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Táo bón
  • Mất nước

Chẩn đoán

Chẩn đoán liệt ruột thường được thực hiện thông qua khám sức khỏe, đánh giá triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh. Bởi tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người vừa phẫu thuật vùng bụng hoặc các chấn thương khác.

Để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm bụng hoặc chụp CT scan. Liệt ruột sẽ cho kết quả hình ảnh các đoạn ruột bị sưng, giãn ra bất thường nhưng không có bất kỳ sự tắc nghẽn cơ học nào.

Một vài trường hợp cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nhiễm trùng, nồng độ khoáng chất và các chất điện giải có hướng điều trị phù hợp hơn.

Biến chứng và tiên lượng

Hầu hết các trường hợp bị liệt ruột là tình trạng tạm thời và không nguy hiểm. Chức năng nhu động ruột sẽ phục hồi trở lại bình thường sau vài ngày, tối đa 5 ngày. Bệnh có thể tự cải thiện mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cần kết hợp điều trị ngăn ngừa mất nước và các vấn đề sức khỏe khác.

Sau đó, có thể ăn uống bình thường, ưu tiên các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực cho đường ruột.

Điều trị

Kế hoạch điều trị liệt ruột thường được chỉ định sẵn đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật. Còn với những nguyên nhân còn lại, khi chưa có kết quả xét nghiệm chẩn đoán, cũng hoàn toàn có thể thực hiện các nguyên tắc này để cải thiện tạm thời các triệu chứng liệt ruột trước khi điều trị căn nguyên.

Bệnh nhân liệt ruột thường nhập viện để điều trị bằng các biện pháp sau:

Nuôi ăn hoàn toàn qua tĩnh mạch thay thế ăn uống qua đường miệng trong quá trình điều trị liệt ruột

  • Ngưng ăn uống: Bệnh nhân cần ngưng ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì bằng đường miệng cho đến khi chức năng nhu động ruột phục hồi trở lại.
  • Cho ăn tĩnh mạch: Thay vào đó, truyền dinh dưỡng, chất dịch lỏng, chất điện giải qua đường tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được đặt ống thông tĩnh mạch bằng kim xuyên dưới da. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch là một công thức hóa học chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như nước, protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc giúp kích thích sự hoạt động trở lại của nhu động ruột trong trường hợp nó không thể tự phục hồi sớm. Một số loại thường dùng như metoclopramide, erythromycin, cisappride giúp tăng tần suất và cường độ các cơn co thắt. Kèm theo dùng thuốc chống nôn (nếu cần).
  • Khuyến khích vận động: Bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng trong nhu cầu cá nhân nhằm hỗ trợ kích thích nhu động ruột sớm hoạt động trở lại.
  • Đặt ống thông mũi dạ dày (NG): Những trường hợp liệt ruột nghiêm trọng, thức ăn, dịch lỏng và không khí ứ đọng quá mức trong ruột sẽ được đặt ống thông mũi dạ dày. Đây là ống thông y tế được đưa vào trong dạ dày bằng đường mũi. Được sử dụng tạm thời để đưa các chất dư thừa ra ngoài và đưa thuốc, dinh dưỡng vào trong dạ dày.

Phòng ngừa

Liệt ruột không có cách phòng ngừa triệt để, vì nó là phản ứng tạm thời sau chấn thương phẫu thuật hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bạn chỉ có thể giảm nguy cơ mắc phải bằng cách phòng ngừa các nguyên nhân gây liệt ruột. Chẳng hạn như:

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su sau phẫu thuật giúp phục hồi chức năng ruột nhanh hơn, giảm nguy cơ liệt ruột nặng

  • Nhai kẹo cao su sau phẫu thuật vùng bụng giúp phục hồi chức năng nhu động ruột nhanh hơn, đẩy hết khí dư thừa trong ruột.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm.
  • Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Thực hiện liệu pháp hydrat hóa phù hợp nhằm duy trì nồng độ điện giải trong cơ thể. Uống nhiều nước khi bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi kéo dài giúp giảm nguy cơ liệt ruột.
  • Có lối sống lành mạnh, khoa học, vận động thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ và tinh thần tích cực.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, táo bón, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị liệt ruột?

3. Bệnh liệt ruột có nguy hiểm không?

4. Bị liệt ruột có cần nhập viện điều trị không?

5. Điều trị liệt ruột bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tôi có phải ngưng ăn uống trong quá trình điều trị liệt ruột không?

7. Tôi có cần phải đặt ống thông mũi dạ dày không?

8. Bệnh liệt ruột có tự khỏi không?

9. Mất bao lâu chức năng hoạt động ruột của tôi mới phục hồi trở lại bình thường?

10. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa liệt ruột tái phát?

Liệt ruột không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để khắc phục các triệu chứng liệt ruột nhanh hơn, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời, khuyến cáo thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có các biểu hiện liệt ruột thường xuyên để sớm phát hiện các bất thường, điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng khó lường.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Bệnh trĩ Bệnh Trĩ
Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của hơn 45% dân số Việt Nam. Phần lớn nguyên nhân gây trĩ là do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày kém…
Bệnh U Nhầy Ruột Thừa
U nhầy ruột thừa là căn bệnh hiếm gặp và…
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn thuộc nhóm bệnh viêm ruột mãn tính. Bệnh…
Bệnh Viêm gan nhiễm độc
Viêm gan nhiễm độc là một trong những bệnh lý…
Bệnh Barrett thực quản

Barrett thực quản là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi các tế bào niêm mạc thực…

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.…

Bệnh Tụ máu ở vỏ trực tràng

Tụ máu ở vỏ trực tràng là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do nhiều yếu tố như chấn thương…

Bệnh Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là dạng ung thư phổ biến xảy ra bên trong niêm mạc dạ dày. Đây là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua