Bệnh Viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác không quá phổ biến. Nhưng vẫn có một số lượng dân số mắc phải do liên quan đến rối loạn tự miễn, nhiễm trùng, các bệnh lý mạn tính... Bệnh nhân thường có biểu hiện đau đớn hoặc suy giảm thị lực tạm thời. Trường hợp nặng nhất nếu không điều trị có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Chọn lựa điều trị chính đối với bệnh viêm dây thần kinh thị giác là dùng thuốc steroid chống viêm cải thiện triệu chứng. 

Tổng quan

Viêm dây thần kinh thị giác (Neuromyelitis optica - NMO) còn được gọi là bệnh Devic, được mô tả lần đầu tiên bởi Nhà thần kinh học người Pháp Eugène Devic vào năm 2015.

Đây là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công đến các bộ phận trong hệ thống thần kinh trung ương, trong đó có các dây thần kinh mắt, tủy sống và não bộ. Hậu quả có thể gây tê liệt và mù lòa vĩnh viễn.

Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng các bó sợi thần kinh trong mắt bị viêm gây ảnh hưởng đến tín hiệu truyền dẫn thị giác đến não

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là giai đoạn thời thơ ấu, nhưng cũng có một số ít trường hợp ảnh hưởng đến người lớn ở độ tuổi 40. Phụ nữ trẻ tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Rất hiếm trường hợp trẻ em và đàn ông mắc bệnh.

Bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh đa xơ cứng, nhưng trên thực tế đa xơ cứng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với viêm dây thần kinh thị giác. Trong đó, các vấn đề thị lực ở bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng đến cả hai mắt, trong khi viêm dây thần kinh thị giác lại gây ảnh hưởng đến một bên mắt.

Phân loại

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác được chia làm 2 dạng chính gồm:

  • Dạng 1: Đặc trưng bởi các đợt triệu chứng bùng phát định kỳ, tái phát và hồi phục theo chu kỳ. Thể bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
  • Dạng 2: Thể bệnh này chỉ xảy ra 1 đợt tấn công duy nhất và kéo dài 1 - 2 tháng. Tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh này là ngang nhau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Cho đến nay, các nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị giác vẫn còn chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia cho biết các thần kinh thị giác là tập hợp một bó sợi thần kinh, được bao bọc bởi các myelin (vật liệu cách nhiệt), có tác dụng dẫn truyền xung điện di chuyển dọc theo dây thần kinh.

Ở bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác, các tế bào myelin trong dây thần kinh thị giác và tủy sống bị tấn công làm hư hỏng và phát sinh thành triệu chứng.

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác phát triển có liên quan mật thiết đến các tình trạng rối loạn tự miễn dịch

Qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định có nhiều tác nhân và yếu tố có liên quan đến sự khởi phát của căn bệnh này, bao gồm:

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Ở bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm đến nhiều cơ quan, bộ phận. Và trong trường hợp này, chúng tấn công đến dây thần kinh thị giác hoặc tủy sống.

Có 2 dạng viêm dây thần kinh thị giác tự miễn dịch gồm:

  • Kháng thể Aquaporin-4 (AQP4): Đây là một loại protein nằm trên các bề mặt ở một số tế bào hệ thần kinh, chúng có chức năng di chuyển nước ra vào tế bào. Hậu quả khiến cho các kháng thể AQP4 gửi tín hiệu nhầm đến hệ thống miễn dịch tấn công ngược đến các protein này và làm hỏng chúng. Có khoảng 80% bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác có chứa kháng thể AQP4 trong máu.
  • Kháng thể MOG (myelin oligodendrocyte glycoprotein): Đây là một loại protein có khả năng hình thành và duy trì sự ổn định của lớp vỏ myelin trên các tế bào thần kinh. Chúng hoạt động bất thường và truyền sai thông tin đến hệ thống miễn dịch, tấn công và phá vỡ lớp vỏ myelin gây viêm dây thần kinh thị giác. Ước tính có khoảng 6.5% người bệnh có chứa kháng thể này trong máu.

Yếu tố di truyền học

Một số trường hợp mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác có liên quan đến yếu tố di truyền. Bằng chứng là do có nhiều thống kê về tỷ lệ mắc phổ biến ở một số chủng tộc, dân tộc nhất định. Ngoài ra, có khoảng 3% trường hợp phát bệnh ở những người trong cùng một gia đình.

Các tình trạng sức khỏe khác

Tình trạng viêm hoặc vấn đề tự miễn khác cũng có liên quan đến sự khởi phát bệnh viêm dây thần kinh thị giác, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng như vi khuẩn (do bệnh giang mai, bệnh lyme, sốt mèo cào...) hoặc virus (herpes simplex, viêm gan B hoặc HIV) cũng góp phần phát triển bệnh viêm dây thần kinh thị giác.
  • Bệnh viêm động mạch nội sọ: Các niêm mạc động mạch bên trong đầu bị viêm có thể cản trở quá trình lưu thông máu đến não và mắt. Hậu quả gây viêm dây thần kinh thị giác, mất thị giác hoặc đột quỵ. Độ tuổi phát bệnh phổ biến nhất là từ 70 - 80 tuổi.
  • Bệnh tiểu đường: Đây là căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đúng các hormone để điều chỉnh lượng đường trong máu. Và chính bệnh tiểu đường cũng là một trong những yếu tố hàng đầu khởi phát sự phát triển của viêm dây thần kinh thị giác.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị bệnh lao, điển hình là ethambutol (Myambutol) cũng được khẳng định có liên quan đến sự phát triển viêm dây thần kinh thị giác.
  • Xạ trị vùng đầu: Rất hiếm trường hợp gây ra viêm dây thần kinh thị giác do tác nhân này.
  • Các tác nhân khác:
    • Các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ hệ thống, Celiac, chứng nhược cơ, hội chứng Sjogren, hội chứng kháng phospholipid, bệnh salcoit, bệnh Behcet...;
    • Sự phát triển của khối u lành hoặc ác tính;
    • Thiếu hụt dinh dưỡng, thường là vitamin B12 gây ảnh hưởng đến thị lực;

Yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm dây thần kinh thị giác như:

  • Tuổi tác: Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là từ 20 - 45 tuổi, mức trung bình là 30 tuổi;
  • Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Chủng tộc: Những người da trắng dễ mắc viêm dây thần kinh thị giác hơn người da đen;
  • Đột biến gen: Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng, trong đó có cả viêm dây thần kinh thị giác;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dây thần kinh thị giác bao gồm:

Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như đau mắt, suy giảm thị lực và yếu cơ tay, chân

  • Đau nhức mắt;
  • Suy giảm thị lực;
  • Mất tầm nhìn và mất khả năng phân biệt màu sắc;
  • Tê bì và yếu cơ tay, chân;
  • Nôn ói, nấc cụt liên tục khó kiểm soát;
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang;

Chẩn đoán

Để phát hiện tình trạng viêm dây thần kinh thị giác, bác sĩ thường kết hợp thăm khám sức khỏe toàn diện, đánh giá các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm bổ sung khác. Bao gồm:

Chẩn đoán viêm dây thần kinh thị giác thông qua kết hợp chụp MRI kết hợp xét nghiệm máu

  • Khám thần kinh: Thường được thực hiện bởi chuyên gia thần kinh học, kiểm tra sức mạnh cơ bắp, khả năng chuyển động, khả năng phối hợp vận động, trí nhớ, cảm giác, tầm nhìn, suy nghĩ, lời nói...
  • Chụp MRI: Đây là xét nghiệm hình ảnh sử dụng từ trường và sóng vô tuyến nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc não bộ, tủy sống, dây thần kinh thị giác... Kết quả này có thể giúp phát hiện những tổn thương thực thể liên quan đến viêm dây thần kinh thị giác.
  • Xét nghiệm máu: Là xét nghiệm cần thiết giúp tìm ra các kháng thể như AQP4-IgG giúp chẩn đoán sớm bệnh viêm dây thần kinh thị giác. Ngoài ra, dựa vào mẫu máu giúp kiểm tra các protein axit dạng sợi thần kinh đệm trong huyết thanh (GFAP) và chuỗi ánh sáng thần kinh huyết thanh. Điều này giúp tìm kiếm các dạng rối loạn viêm nhiễm khác có triệu chứng khá giống với viêm dây thần kinh thị giác.
  • Chọc dò thắt lưng: Đây là kỹ thuật chọc dò vòi cột sống, được thực hiện bằng cách đâm một cây kim vào vùng lưng để thu thập một mẫu dịch tủy sống nhỏ. Việc xét nghiệm giúp xác định nồng độ tế bào miễn dịch, kháng thể và protein trong chất lỏng. Kết quả này giúp chẩn đoán phân biệt giữa viêm dây thần kinh thị giác với bệnh đa xơ cứng.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Không điều trị viêm dây thần kinh thị giác có thể gây biến chứng mù lòa vĩnh viễn

  • Tổn thương thị giác: Bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác sau một thời gian dài phát bệnh đều có nguy cơ bị tổn thương thị giác, mất thị lực tạm thời hoặc mù lòa vĩnh viễn. Trong trường hợp không bị mù lòa, nhưng cũng có thể bị mất khả năng phân biệt màu sắc dù mức độ viêm dây thần kinh thị giác đã có phần thuyên giảm.
  • Biến chứng điều trị: Ngoài suy giảm thị lực, biến chứng viêm dây thần kinh thị giác cũng có thể xuất phát từ các biện pháp điều trị. Cụ thể ở đây là tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, việc lạm dụng thuốc lâu dài gây suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương.

Hầu hết các trường hợp viêm dây thần kinh thị giác đều có tiên lượng tốt, khả năng cao phục hồi thị lực sau khoảng 6 tháng điều trị. Tuy nhiên, do bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái phát nên quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ lâu dài, hạn chế tối đa những điều kiện thuận lợi làm tái phát viêm dây thần kinh thị giác.

Theo thống kê, nếu kiên trì dùng thuốc và chăm sóc tích cực có thể giảm tỷ lệ tái phát lên đến 72 - 88%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân khoảng 91- 98%.

Điều trị

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác không có biện pháp điều trị khỏi dứt điểm. Những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, có những biện pháp y tế tích cực giúp cải thiện tình trạng này, trong đó dùng thuốc là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng viêm dây thần kinh thị giác.

Dùng thuốc steroid chống viêm là phương pháp điều hiệu quả nhằm cải thiện triệu chứng viêm dây thần kinh thị giác

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị như:

  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng chính là làm giảm tình trạng viêm thần kinh. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là corticosteroid, điển hình như prednisone. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bởi dạng uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Liệu pháp trao đổi huyết tương (plasmapheresis): Nếu dùng thuốc steroid chống viêm không có tác dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến liệu pháp trao đổi huyết tương. Quy trình này được thực hiện bằng cách lấy khỏi cơ thể người bệnh một lượng huyết tương và thay thế bằng một lượng huyết tương của người hiến tặng. Lượng huyết tương này giúp loại bỏ một số tế bào miễn dịch, hỗ trợ tăng cường phản ứng miễn dịch. Từ đó giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giảm viêm và hỗ trợ phục hồi thị lực.
  • Tiêm tĩnh mạch Globulin miễn dịch (IVIG): Bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác mức độ nặng có thể được chỉ định tiêm globulin tĩnh mạch. Globulin miễn dịch là một loại huyết tương có chứa kháng thể khỏe mạnh, được truyền vào cơ thể người bệnh để tăng cường sự ổn định của hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bên cạnh các loại thuốc trên, thuốc ức chế miễn dịch dạng viên uống hoặc tiêm truyền cũng có thể được chỉ định nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Đa số trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc kéo dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc đến suốt đời.

Phòng ngừa

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác rất khó có thể phòng ngừa vì xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chỉ cần có lối sống khoa học và lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển bệnh lý này.

Ngoài ra, những người mắc bệnh đa xơ cứng có nguy cơ cao phát triển viêm dây thần kinh thị giác. Do đó, nếu phát hiện sớm nguy cơ này có thể chủ động sử dụng các loại thuốc giúp ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng. Chẳng hạn như interferon beta-1a (Rebif hoặc Avonex) và beta interferon 1-b (Betaseron). Kết hợp định kỳ thực hiện quét MRI để kiểm tra tổn thương não, tủy sống và dây thần kinh thị giác.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi đột nhiên có cảm giác đau mắt, suy giảm tầm nhìn, không phân biệt được màu sắc... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán viêm dây thần kinh thị giác?

4. Bệnh viêm dây thần kinh thị giác có nguy hiểm không?

5. Bệnh gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của tôi?

6. Bệnh viêm dây thần kinh thị giác có chữa khỏi dứt điểm được không?

7. Phương pháp điều trị viêm dây thần kinh thị giác tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

8. Tôi nên dùng thuốc như thế nào để tránh gây tác dụng phụ?

9. Chi phí điều trị viêm dây thần kinh thị giác tốn bao nhiêu?

10. Sau điều trị, bệnh viêm dây thần kinh thị giác có tái phát không?

Mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực và cả cuộc sống về sau. Do đó, bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt, cải thiện triệu chứng viêm và phục hồi chức năng thị lực, ngăn ngừa biến chứng. Khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám, chẩn đoán và điều trị ở những bệnh viện uy tín để đạt hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Mộng thịt
Mộng thịt là bệnh lý về mắt khá hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng và các tác nhân ngoài trời…
Bệnh Viễn Thị
Viễn thị là một trong những vấn đề về mắt…
Bệnh Giác Mạc Hình Chóp
Giác mạc hình chóp là một rối loạn về chức…
Bệnh U kết mạc mắt
U kết mạc mắt là sự phát triển triển của…
Cận Thị

Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao qua từng năm.…

Bệnh Quáng Gà

Quáng gà là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về mắt từ nhẹ đến nặng hoặc do thiếu hụt…

Tắc Tuyến Lệ

Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt phổ biến, xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người…

Lẹo mắt là khối u nổi lên ở mí mắt Bệnh Lẹo mắt

Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt cực kỳ phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua