Tắc Tuyến Lệ

Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt phổ biến, xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Các tổn thương liên quan như tắc nghẽn, thu hẹp hoặc nhiễm trùng ống dẫn lệ khiến nước mắt không thể chảy ra ngoài như bình thường và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số chọn lựa điều trị tắc tuyến lệ hiệu quả như dùng kháng sinh, dẫn lưu nước mắt hoặc phẫu thuật. 

Tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống ống dẫn lệ bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ

Tổng quan

Tắc tuyến lệ (Blocked Tear Duct) là tình trạng ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Thông thường, nước mắt sẽ chảy ra từ lỗ mở dẫn vào tuyến lệ, tuy nhiên khi ống này bị tắc nghẽn, nước mắt không chảy ra ngoài mà tích tụ ngược bên trong và tràn ra má, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở trẻ em, do cấu trúc ống dẫn chưa phát triển hoàn thiện sau sinh. Nó thường bao phủ hoặc đóng kín bởi một lớp màng mỏng, dẫn đến tắc nghẽn. Người lớn cũng có thể bị tắc tuyến lệ, thường liên quan đến các nhiễm trùng, chấn thương hoặc phát triển khối u.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tuyến lệ là nơi tạo ra nước mắt, các tuyến này nằm bên trong mí mắt. Ngoài ra, hệ thống sản sinh nước mắt còn có Puncta (các lỗ nhỏ ở khóe mắt giúp nước mắt chảy ra) và các ống dẫn lệ. Bất kỳ tác nhân nhân nào gây tổn thương đến các bộ phận này và gây tắc nghẽn đều có thể dẫn đến tắc tuyến lệ.

Tắc tuyến lệ bẩm sinh khá phổ biến xảy ra trong những tháng đầu đời ở trẻ sơ sinh

Tình trạng tắc tuyến lệ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Các nguyên nhân được đề cập đến như:

  • Tắc nghẽn bẩm sinh (dacryostenosis): Ước tính có khoảng 30% trẻ sơ sinh chào đời với tổn thương tắc nghẽn hoặc rách ống dẫn tuyến lệ. Nguyên nhân là do hệ thống sản sinh và thoát nước mắt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, lớp màng mỏng bảo vệ van Hasner không thể mở ra, khiến nước mắt không thể chảy ra khỏi mắt. Trẻ có thể bị tắc tuyến lệ ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.
  • Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng hoặc viêm mắt kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây thu hẹp ống dẫn nước mắt, dẫn đến tắc nghẽn và tắc tuyến lệ. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn phát triển và lây lan sang mí mắt, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Tắc nghẽn mắc phải: Trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành có thể bị tắc tuyến lệ do các nguyên nhân sau:
    • Nhiễm trùng mũi mạn tính (phổ biến nhất là viêm xoang);
    • Sự phát triển bất thường của cấu trúc hộp sọ và khuôn mặt (chẳng hạn như hội chứng Down);
    • Chấn thương mũi như có mô sẹo bên trong hoặc gãy mũi kéo theo tổn thương ống dẫn tuyến lệ;
    • Polyp mũi hoặc khối u chèn ép lên ống dẫn nước mắt;
    • Viêm kết mạc khiến lớp màng nhầy lót mặt trong của mí mắt hoặc mặt trước của mắt bị nhiễm trùng;
  • Một số nguyên nhân khác:
    • Điều trị các bệnh tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ hoặc hóa trị gây sưng viêm ống dẫn nước mắt, dẫn đến tắc tuyến lệ;
    • Lạm dụng các loại thuốc nhỏ mắt quá mức gây tăng nhãn áp;
    • Tác dụng phụ của mo số loại thuốc khác như thuốc hóa trị ung thư vú hoặc ung thư phổi;
    • Tuổi tác càng lớn, nguy cơ bị tắc tuyến lệ càng cao;
    • Tiền sử phẫu thuật mí mắt, mắt hoặc mũi xoang để lại sẹo trong ống dẫn nước mắt;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Tuyến lệ bị tắc nghẽn dẫn đến kích ứng và nhiễm trùng. Các triệu chứng thường gặp như:

Tắc tuyến lệ gây ứ đọng và chảy nước mắt liên tục kèm theo sưng đau đỏ mắt

  • Chảy nước mắt nhiều và liên tục;
  • Đỏ mắt;
  • Sưng đau góc mắt;
  • Tiết dịch mủ từ mí mắt, có thể lẫn máu;
  • Viêm mắt;
  • Mờ mắt, giảm tầm nhìn;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng tắc tuyến lệ và tìm ra nguyên nhân, ngoài đánh giá các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra mắt, mũi chuyên sâu gồm:

  • Nhuộm Fluorescein: Nhằm kiểm tra hệ thống dẫn lưu nước mắt. Được thực hiện bằng cách đưa vào mắt một loại chất nhuộm đặc biệt. Sau vài phút, nếu thuộc nhuộm không chảy khỏi mắt đồng nghĩa với việc ống dẫn lệ đã bị chặn.
  • Kiểm tra hình ảnh (Dacryocystography hoặc dacryoscintigraphy): Chất nhuộm tương phản được tiêm vào các puncta, giúp hiển thị hình ảnh tuyến lệ rõ ràng trên phim X quang, CT scan hoặc MRI. Qua đó, giúp phát hiện và phát hiện tổn thương tắc tuyến lệ.
  • Kiểm tra thăm dò: Được thực hiện bằng cách để dung dịch muối chảy vào hệ thống ống tuyến lệ hoặc dùng ống thăm dò nhằm kiểm tra khả năng thoát nước mắt, xác định có vật cản gây tắc nghẽn hay không.

Biến chứng và tiên lượng

Nước mắt được tuyến lệ sản sinh ra nhằm bảo vệ đôi mắt của chúng ta. Nếu bị tắc tuyến lệ, nước mắt không thể chảy ra ngoài đúng cách, chúng tích tụ trong túi lệ và tràn ra khắp hai bên má, ngay cả khi không khóc. Điều này tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn và các vi sinh vật có hại khác phát triển, gây nhiễm trùng và viêm mắt kéo dài.

Riêng với trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ, đây là tình trạng sinh lý bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 4 - 6 tháng. Đối với người lớn, tiên lượng bệnh tắc tuyến lệ thường khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian tắc nghẽn.

Khuyến cáo người bị tắc tuyến lệ cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và thăm khám, chẩn đoán tại bệnh viện mắt chuyên khoa để được điều trị hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như nếu bạn có khối u sẽ phẫu thuật loại bỏ khối u, thu hẹp mạch máu tiến hành đặt stent... hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng, loại bỏ viêm nhiễm.

Có 2 nhóm phương pháp điều trị tắc tuyến lệ chính gồm:

Điều trị bảo tồn

Thường được chỉ định cho những trường hợp bị tắc tuyến lệ bẩm sinh hoặc nhiễm trùng. Một số biện pháp điều trị đơn giản như sau

Chăm sóc tích cực

Với những trường hợp bị tắc tuyến lệ nhẹ, cách điều trị đơn giản nhất là xoa bóp, massage, nhất là với trẻ sơ sinh. Kết hợp chườm ấm lên mắt nhằm giảm sưng viêm tuyến lệ. Điều này sẽ giúp khai thông tắc nghẽn, tạo điều kiện để nước mắt dễ dàng chảy ra ngoài.

Massage mắt kết hợp chườm ấm giúp cải thiện tình trạng tắc tuyến lệ nhẹ

Nên massage và chườm ấm mỗi ngày. Thực hiện kết hợp cả 2 mẹo này, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút và lặp lại sau mỗi  4 - 6 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc kháng sinh

Tắc tuyến lệ do nhiễm trùng có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng sinh. Tuy chúng không có khả năng khai thông tắc nghẽn tuyến lệ, nhưng có thể loại bỏ viêm nhiễm một cách hiệu quả, làm sạch dịch ứ đọng bên trong.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh phù hợp. Một số trường hợp có thể được chỉ định dùng kết hợp với thuốc nhỏ mắt để cải thiện triệu chứng sưng đau, đỏ mắt.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không được tự ý dùng kháng sinh dạng uống. Thay vào đó, phải nhập viện để được tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sát sao. Tuyệt đối không được bôi kháng sinh dạng thuốc mỡ trực tiếp vào mắt hoặc xung quanh mắt để tránh các biến chứng khó lường.

Can thiệp ngoại khoa

Những thủ thuật can thiệp ngoại khoa thường được áp dụng khi trẻ hoặc người lớn bị tắc tuyến lệ do tắc nghẽn bệnh lý, không có khả năng tự hồi phục.

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp tắc tuyến lệ nghiêm trọng không thể tự phục hồi

Dẫn lưu nước mắt

Đối với trẻ sơ sinh, thủ thuật này được chỉ định thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân. Sử dụng dụng cụ chuyên biệt làm giãn ống dẫn lệ, sau đó đi qua mũi rồi rút ra ngoài. Lúc này, nước mắt ứ đọng bên trong cũng sẽ được dẫn lưu ra ngoài, sau đó tiến hành vệ sinh bằng dung dịch muối sinh lý để loại bỏ viêm nhiễm.

Đối với người lớn, lỗ mở hốc  mắt cũng được nong ra bằng thiết bị đầu dò nhỏ, nhằm dẫn lưu nước mắt và rửa sạch ống dẫn lệ. Cách này giúp giảm đau và tình trạng sưng viêm tạm thời cho bệnh nhân.

Đặt Stent hoặc đặt nội khí quản

Stent là ống nhỏ, rỗng ruột làm từ silicone hoặc polyurethane sđược đưa vào trong ống dẫn lệ thông qua lỗ mở ở khóe mắt và tiếp cận đến hệ thống ống dẫn lệ. Các ống này được đặt bên trong khoảng 3 - 4 tháng mới được lấy ra. Bệnh nhân cũng sẽ được gây mê toàn thân khi thực hiện thủ thuật này.

Nong ống thông bằng bóng

Đây cũng là một trong những thủ thuật dẫn lưu nước mắt hiệu quả đối với bệnh nhân bị tắc tuyến lệ do viêm nhiễm hoặc sẹo. Bệnh nhân sẽ được gây mêt oàn thân, đưa một đầu dò mỏng khoảng 2 - 3mm có gắn một quả bóng trên đầu ống, đi xuyên qua lỗ mở ở góc mắt và tiếp cận đến hệ thống ống dẫn bị tắc nghẽn.

Sau đó, bóng được bơm căng phồng lên để nong rộng vị trí tắc nghẽn, khai thông ống dẫn lệ, giúp nước mắt chảy ra ngoài như bình thường.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng đối với trường hợp tắc tuyến lệ nghiêm trọng và không đáp ứng với các biện pháp kể trên. Phẫu thuật có thể được chỉ định áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật mở túi nước mắt: Được thực hiện bằng cách tạo những vết rạch nhỏ xung quanh puncta nhằm mở rộng ống dẫn lệ để giải quyết tình trạng tắc nghẽn.
  • Phẫu thuật DCR (Dacryocystorhinostomy): Đây là phẫu thuật túi lệ, nhằm tạo ra đường dẫn mới giúp nước mắt có thể chảy ra khỏi mắt dễ dàng hơn. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện ở người lớn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc steroid tại chỗ, thuốc giảm đau và thuốc nhỏ mũi cải thiện triệu chứng.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tắc tuyến lệ bằng kỹ thuật mổ hở hoặc mổ nội soi cho phù hợp.

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa tắc tuyến lệ bẩm sinh. Tuy nhiên, đối với tắc tuyến lệ mắc phải, bạn có thể thực hiện các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn nhiễm trùng, chấn thương, bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như:

Chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách giúp phòng ngừa tắc tuyến lệ

  • Không nên dụi mắt hoặc dùng tay để chạm vào mắt thường xuyên.
  • Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi đưa tay chạm vào mắt.
  • Không nên dùng chung các sản phẩm thuốc nhỏ mắt với người khác.
  • Nếu đeo kính áp tròng, hãy vệ sinh mắt thường xuyên để ngăn ngừa viêm nhiễm và thay mới kính áp tròng định kỳ.
  • Đối với các loại mỹ phẩm cho mắt như bút chì kẻ mắt, mascare..., nên chọn sản phẩm chất lượng, không chứa chất kích ứng và thay mới sau 3 - 6 tháng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi bị tắc tuyến lệ?

2. Mức độ tắc tuyến lệ của tôi/ con tôi có nặng không?

3. Cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán tắc tuyến lệ?

4. Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ tốt nhất dành cho tôi/ con tôi?

5. Điều trị tắc tuyến lệ mất bao lâu thì khỏi?

6. Tôi cần làm những gì để hỗ trợ quá trình điều trị tắc tuyến lệ?

7. Có được sử dụng thuốc nhỏ mắt không? Dùng loại nào tốt nhất?

8. Khi nào nên phẫu thuật tắc tuyến lệ?

9. Chi phí phẫu thuật có tốn kém không? Có dùng BHYT được không?

10. Bệnh tắc tuyến lệ có tái phát sau điều trị không?

Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi, phục hồi thị lực nếu được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách. Tùy từng trường hợp đối tượng mắc bệnh, mức độ tắc tuyến lệ nhẹ hoặc nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán chuyên sâu và tư vấn điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lẹo mắt là khối u nổi lên ở mí mắt Bệnh Lẹo mắt
Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt cực kỳ phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Mụt lẹo mắt gây cảm giác cộm đau,…
Mộng thịt
Mộng thịt là bệnh lý về mắt khá hiếm gặp,…
Thoái Hóa Võng Mạc
Thoái hóa võng mạc là bệnh lý nhãn khoa phổ…
Rách giác mạc
Rách giác mạc là bệnh lý nhãn khoa rất dễ…
Bệnh Đục Thủy Tinh Thể

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.…

Bệnh U kết mạc mắt

U kết mạc mắt là sự phát triển triển của các khối u nang chứa chất lõng lỏng nằm trên…

Cận Thị

Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao qua từng năm.…

Bệnh Viễn Thị

Viễn thị là một trong những vấn đề về mắt phổ biến, khó nhìn rõ khác vật ở gần, gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua