Bệnh Xuất huyết Võng Mạc

Xuất huyết võng mạc có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân bị chảy máu từ các mạch máu trong võng mạc, gây đau, đỏ mắt và suy giảm thị lực. Hầu hết các trường hợp xuất huyết võng mạc nhẹ có thể tự khỏi sau vài tuần. Nếu xuất huyết võng mạc nặng do các nguyên nhân bệnh lý cần can thiệp điều trị y tế kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. 

Tổng quan

Xuất huyết võng mạc (Retinal hemorrhage) là tình trạng chảy máu trong các lớp mô võng mạc nằm bên trong mắt. Hiện tượng này gây cản trở ánh sáng mà mắt tiếp nhận khiến bệnh nhân đau, đỏ và mờ mắt. Mức độ xuất huyết càng nặng, triệu chứng mờ mắt càng nghiêm trọng.

Xuất huyết võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh mạch máu võng mạc

Các chuyên gia cho biết, xuất huyết võng mạc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mãn tính như tắc tĩnh mạch võng mạc, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc chấn thương sọ não... Khi võng mạc chảy máu chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, tiên lượng xấu, tác động tiêu cực đến thị giác.

Ngoài ra, xuất huyết võng mạc cũng là một trong những dấu hiệu chẩn đoán nhãn khoa quan trọng đối với các rối loạn hệ thống mạch máu tiềm ẩn. Tùy theo vị trí, kích thước, mức độ xuất huyết giúp phát hiện các rối loạn huyết học, bệnh mạch máu, nhiễm trùng, chứng loạn sản, thiếu oxy hoặc chấn thương.

Phân loại

Võng mạc là một tổ chức thần kinh có cấu trúc phức tạp. Bệnh xuất huyết võng mạc được phân loại dựa theo nhiều vị trí trong võng mạc gồm lớp sợi thần kinh võng mạc (RNFL), lớp sợi thần kinh trong/ dưới võng mạc và biểu mô sắc tố dưới võng mạc (RPE), lớp sợi thần kinh dưới màng cứng/ trước võng mạc và xuất huyết dịch kính.

Xuất huyết võng mạc được chia làm nhiều dạng khác nhau dựa vào vị trí võng mạc và đặc điểm xuất huyết

Xuất huyết lớp sợi thần kinh võng mạc (RNFL)

Dạng xuất huyết võng mạc này được chia làm 3 loại gồm:

  • Xuất huyết hình ngọn lửa: Đây là những đốm xuất huyết lan tỏa, tập trung chủ yếu ở vùng sau mắt và kéo dài từ 6 - 12 tuần. Chúng là hậu quả của các bệnh làm ảnh hưởng đến đám rối mao mạch võng mạc thứ phát như thiếu máu, tăng huyết áp và rối loạn tạo máu;
  • Xuất huyết dạng mảnh đĩa (Drance): Đây là những đốm xuất huyết có hình mảnh vụn nằm ở vị trí gần đĩa thị giác, nằm ở vị trí dưới thái dương và dọc theo khiếm khuyết sợi thần kinh võng mạc. Tình trạng này có liên quan đến hiện tượng tăng nhãn áp áp suất, bong dịch kính sau, bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát, tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu và bệnh mạch máu võng mạc.
  • Các đốm Roth: Đây là những đốm hình tròn, tâm màu trắng, xảy ra do vỡ mao mạch kèm theo thoát mạch và nút tiểu cầu fibrin. Các đốm Roth là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng viêm nội tâm mạc bán cấp do nhiễm khuẩn, thường xảy ra do thiếu máu, thiếu oxy, bệnh bạch cầu...

Xuất huyết nội nhãn 

Là những đốm, chấm nằm bên trong và ngoài võng mạc. Đặc điểm chung là dày đặc, có đường viền sắc nét, màu đỏ sẫm. Xảy ra do liên quan đến các nguyên nhân như:

  • Bệnh võng mạc tiểu đường;
  • Hội chứng thiếu máu cục bộ ở mắt;
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc;
  • Bệnh võng mạc hồng cầu hình liềm;
  • Bệnh võng mạc Purtsher (thường gặp trong suy thận, viêm tụy cấp hoặc bệnh thận tự miễn);

Xuất huyết dưới võng mạc 

Đây là dạng xuất huyết xảy ra ở lớp giữa tế bào cảm quang và biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Tổn thương xuất huyết có hình dạng rộng, bờ lan tỏa và có màu đỏ đậm. Dạng xuất huyết võng mạc này thường xuất hiện trong các chứng bệnh như: ARMD, bệnh histoplasmosis ở mắt, phình võng mạc, PVC, chấn thương...

Xuất huyết dưới RPE

Các tổn thương xuất huyết này nằm giữa màng RPE và Bruch, có màu đỏ sẫm kèm theo viền sắc nét. Chúng xuất hiện chủ yếu do chứng màng tân mạch màng đệm (CNVM), vỡ màng mạch thứ phát sau chấn thương cấp tính hoặc có khối u màng mạch.

Xuất huyết trước võng mạc hoặc dưới hyaloid

Đây là tình trạng xuất huyết ở màng giới hạn sau của thủy tinh thể và màng giới hạn bên trong (IML) của võng mạc. Dạng xuất huyết võng mạc này có liên quan đến nhiều nguyên nhân như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc Valsalva, hội chứng Terson, võng mạc tăng sinh sau tắc tĩnh mạch...

Xuất huyết thủy tinh thể (VH)

Là tình trạng xuất huyết bên trong khoang thủy tinh thể, máu tụ thành từng cục nổi hoặc xuất hiện lan tỏa các mảng máu lắng xuống phía dưới. Hiện tượng này thường xảy ra do vỡ mạch, trong bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh hoặc vi phình động mạch võng mạc.

Xuất huyết dưới võng mạc có thể gây chảy máu đột ngột vào trong thủy tinh thể hoặc do tình trạng tắc mạch máu võng mạc, u hắc tố màng mạch ác tính, mạch máu màng mạch đa dạng tự phát (IPCV).

Hội chứng em bé bị lắc

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị lắc liên tục, tăng tốc và giảm tốc lặp đi lặp lại gây chấn thương, dẫn đến xuất huyết võng mạc. Tình trạng này đặc trưng tổn thương xuất huyết nhiều lớp diện rộng, kèm theo các biến chứng chấn thương nội sọ hoặc gãy xương.

Tham khảo thêm: Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cần nhận biết sớm

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Chứng xuất huyết võng mạc xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như:

Xuất huyết võng mạc thường xảy ra do tiểu đường, cao huyết áp hoặc các bệnh lý/ chấn thương ở mắt

  • Các bệnh về mắt: Thường gặp nhất là bệnh mạch máu màng mạch đa hình (PCV), thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (ARMD), chứng giãn mao mạch cạnh hố mắt hoặc xuất huyết đĩa thị...
  • Đái tháo đường: Xuất huyết võng mạc do đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến. Xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao bất thường, gây tổn thương các mạch máu, kể cả võng mạc. Đặc trưng với các đốm xuất huyết kèm theo mờ mắt, suy giảm thị lực...
  • Tắc tĩnh võng mạc: Là tình trạng xuất huyết lan tỏa trong võng mạc do tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm hoặc tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc.
  • Chấn thương: Tình trạng xuất huyết võng mạc có thể xảy ra tùy theo từng loại chấn thương. Chẳng hạn như chấn thương khi sinh, hội chứng em bé bị lắc, hội chứng Terson hoặc bệnh lý võng mạc Valsalva..., gây xuất huyết nhiều lớp lan tỏa 2 bên. Chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Cận thị nặng: Những người bị cận thị nặng trong thời gian có nguy cơ gây biến chứng xuất huyết võng mạc.
  • Thiếu máu: Xuất huyết võng mạc do thiếu máu có các đặc điểm như xuất huyết nhiều lớp, dưới màng cứng, xuất huyết dịch kính và có đốm Roth. Phân bố hai bên hoặc rải rác.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Theo nghiên cứu, các biến thể SC và S-Thal có khả năng gây bệnh võng mạc, sẹo gây thiếu máu cục bộ màng đệm hắc mạc do ánh nắng mặt trời, xuất huyết mảng cá hồi trong võng mạc... Hậu quả gây xuất huyết võng mạc.
  • Hội chứng thiếu máu cục bộ ở mắt: Gây xuất huyết nội võng mạc giữa ngoại vi và tân mạch võng mạc.
  • Bệnh bạch cầu: Gây xuất huyết trước và trong võng mạc, phát triển đốm Roth kèm theo xuất huyết dịch kính.
  • Viêm nội tâm mạc cấp tính do vi khuẩn: Gây xuất huyết trước võng mạc hoặc thủy tinh thể.
  • Tiền sản giật: Gây xuất huyết trong võng mạc, kèm theo các đốm Elschnig và bong võng mạc thanh dịch.
  • Bệnh võng mạc do độ cao: Xuất huyết nhiều lớp, có các đốm Roth, xuất huyết dịch kính...
  • Rối loạn mô liên kết (lupus): Gây xuất huyết trong võng mạc và tắc mạch máu trong giai đoạn nặng.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý, tổn thương gây xuất huyết võng mạc, tình trạng này cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với ánh sáng xanh. Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng các thiết bị điện tử trên 3 tiếng/ ngày làm tăng nguy cơ khiến mắt tổn thương, phá hủy các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, xuất huyết võng mạc, suy giảm thị lực và mù lòa vĩnh viễn.

Một số yếu tố nguy cơ khác:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Nghiện hút thuốc;
  • Tác dụng phụ của thuốc;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Triệu chứng xuất huyết võng mạc có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bao gồm:

  • Đau mắt, đỏ và xốn mắt;
  • Nhìn mờ, hình ảnh bị bóp méo do suy giảm thị lực;
  • Thỉnh thoảng cảm giác như có ruồi bay hoặc mạng nhện/ sương mù giăng trước mắt;
  • Đau đầu;
  • Mất thị lực đột ngột;

Chẩn đoán

Để chẩn đoán xuất huyết võng mạc, xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

Khám mắt kết hợp xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ xuất huyết võng mạc

  • Khám mắt: Được thực hiện bằng kỹ thuật soi đèn khe và chụp ảnh đáy mắt, kết hợp thực hiện các bài kiểm tra thị lực..., nhằm kiểm tra thị giác của bệnh nhân. Đánh giá xem bệnh nhân có nhìn thẳng về phía trước, hai bên và nhìn thấy vật thể ở nhiều khoảng cách khác nhau hay không.
  • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá các chỉ số sức khỏe tổng thể, tìm kiếm các dấu hiệu có liên quan đến xuất huyết võng mạc.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Được thực hiện bằng cách tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay. Thuốc sẽ di chuyển vào các mạch máu ở võng mạc. Sau đó, tiến hành sử dụng thiết bị chụp chiếu để phát hiện những tổn thương bên trong mắt, bao gồm cả xuất huyết võng mạc.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh về mắt, trong đó hiển thị tình trạng chảy máu vào các mạch máu ở võng mạc.

Tham khảo thêm: Điểm danh 5 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh hàng đầu

Biến chứng và tiên lượng

Chứng xuất huyết võng mạc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phát sinh thứ phát nếu không điều trị kịp thời. Chẳng hạn như:

  • Bệnh tăng nhãn áp mạch máu;
  • Chứng tân mạch hắc mạc;
  • Xơ hóa dưới mô;
  • Xuất huyết dịch kính;
  • Tăng sinh xơ mạch ống kính;
  • Suy giảm thị lực, mù lòa vĩnh viễn;

Tiên lượng xuất huyết võng mạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố tùy từng trường hợp bệnh cụ thể

Tiên lượng của xuất huyết võng mạc khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, nguyên nhân và mức độ bệnh. Chẳng hạn như hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau chấn thương thứ phát đều có tiên lượng tốt, không nhất thiết phải điều trị vì có thể tự khỏi sau 2 - 4 tuần.

Đối với các dạng xuất huyết võng mạc khác, xảy ra ở người lớn như xuất huyết võng mạc thứ phát do tắc tĩnh mạch, xuất huyết dưới điểm vàng, xuất huyết dưới màng cứng... thường có tiên lượng xấu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị

Điều trị xuất huyết võng mạc tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Chăm sóc tại nhà

Đa số các trường hợp xuất huyết có thể tự chấm dứt sau khoảng 2 tuần mà không cần can thiệp điều trị y tế. Nhưng để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho mắt, cải thiện thị lực, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản sau:

Dùng thuốc nhỏ mắt giúp người bệnh dễ chịu hơn, giảm cảm giác sưng đau mắt

  • Chườm gạc ấm lên mắt;
  • Nằm nghỉ ngơi tại giường với tư thế nâng cao đầu để tránh khiến máu chảy nhiều hơn;
  • Dùng thuốc nhỏ mắt không kê đơn;
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc làm loãng máu vì có thể làm giảm khả năng đông máu;

Điều trị y tế

Đối với những trường hợp đã xác định được nguyên nhân cụ thể gây xuất huyết võng mạc, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị y tế bằng phương pháp phù hợp. Chẳng hạn như:

Phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ và ngăn chặn quá trình xuất huyết võng mạc hiệu quả

  • Thủ thuật laser hoặc áp lạnh: Mục tiêu phẫu thuật nhằm cầm máu, ức chế hoặc làm chậm quá trình xuất huyết, tụ dịch trong mắt. Tùy mức độ xuất huyết võng mạc nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất phẫu thuật phù hợp. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng cần lưu ý một số rủi ro nhất định như giảm thị lực, tầm nhìn ban đêm hoặc khả năng phân biệt màu sắc.
  • Thuốc tiêm: Bệnh nhân có thể được tiêm một số loại thuốc làm giảm sưng và chảy máu nhằm cải thiện tình trạng xuất huyết võng mạc. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Corticosteroid hoặc thuốc chống VEGF. Bệnh nhân thường phải thực hiện phương pháp nhiều lần để đạt hiệu quả cải thiện theo thời gian. Quá trình này được thực hiện bằng các bước sau:
    • Tiêm thuốc tê;
    • Làm sạch mắt;
    • Tiêm thuốc vào mắt bằng mũi kim kích thước nhỏ;
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt dịch kính là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị xuất huyết võng mạc. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ máu đục trong dịch kính hoặc thay thế dịch kính nhằm cải thiện thị lực. Kết hợp bơm chất dịch hoặc khí thay thế nhằm thúc đẩy hình thành thủy tinh thể mới.

Tham khảo thêm: Nhận biết triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình nhất

Phòng ngừa

Xuất huyết võng mạc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Do đó, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh:

Duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, phòng ngừa xuất huyết võng mạc

  • Bảo vệ đôi mắt bằng cách ngồi đúng tư thế, không tiếp xúc quá lâu với máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác, học tập và làm việc ở nơi có đầy đủ ánh sáng;
  • Che chắn mắt bằng kính bảo vệ khi chơi thể thao, tiếp xúc với ánh nắng hoặc làm việc với các dụng cụ sắc nhọn;
  • Có lối sống khoa học và lành mạnh nhằm kiểm soát hoặc phòng ngừa tiểu đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác gây xuất huyết võng mạc.
  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho mắt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E... và các axit béo, nhất là omega-3 nhằm cải thiện các mạch máu bị có dấu hiệu tổn thương, giảm nguy cơ xuất huyết võng mạc.
  • Thăm khám mắt ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm...

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Mắt tôi đỏ, đau và suy giảm thị lực đột ngột là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh?

3. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh xuất huyết võng mạc?

4. Bệnh xuất huyết võng mạc có nguy hiểm không?

5. Tôi có nguy cơ bị mù vĩnh viễn khi bị xuất huyết võng mạc không?

6. Xuất huyết võng mạc có tự khỏi không?

7. Điều trị xuất huyết võng mạc bằng phương pháp nào tốt nhất?

8. Tôi cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình?

9. Quá trình điều trị xuất huyết võng mạc mất bao lâu?

10. Bệnh xuất huyết võng mạc có tái phát sau điều trị không?

Xuất huyết võng mạc khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực hoặc mù lòa nếu bệnh nặng nhưng không điều trị kịp thời. Tốt nhất không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cận Thị
Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao qua từng năm. Tình trạng này xuất hiện nhiều trong học đường hoặc…
Thoái Hóa Võng Mạc
Thoái hóa võng mạc là bệnh lý nhãn khoa phổ…
Viêm Loét Giác Mạc
Viêm loét giác mạc là bệnh về mắt phổ biến,…
Rách giác mạc
Rách giác mạc là bệnh lý nhãn khoa rất dễ…
Bong võng mạc

Bong võng mạc là bệnh lý về mắt nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không điều…

Tắc Tuyến Lệ

Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt phổ biến, xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người…

Bệnh Viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác không quá phổ biến. Nhưng vẫn có một số lượng dân số mắc phải…

Bệnh Viễn Thị

Viễn thị là một trong những vấn đề về mắt phổ biến, khó nhìn rõ khác vật ở gần, gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua