Rách giác mạc

Rách giác mạc là bệnh lý nhãn khoa rất dễ xảy ra. Nó có thể xuất phát từ việc tiếp xúc với cát bụi, hóa chất hoặc bị các vật sắc nhọn tác động. Cảm giác cộm, đau mắt nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ tổn thương. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý là giải pháp sơ cứu nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng nếu bị rách giác mạc nặng hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. 

Tổng quan

Giác mạc nằm chắn phía trước mắt, có tác dụng như hàng rào bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và các hạt nhỏ li ti trong không khí. Nó còn có nhiệm vụ kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử nhằm hội tụ ánh sáng, tạo điều kiện cho mắt nhìn thấy các vật thể xuất hiện trước mắt.

Rách giác mạc (Corneal tears/ Corneal abrasion) là tình trạng giác mạc bị trầy xước, rách biểu mô giác mô. Tình trạng này thường là do sự tác động của dị vật, chẳng hạn như cát, bụi, côn trùng, dụi mắt hoặc các vật sắt nhọn, thủy tim tác động trực tiếp đến mắt...

Rách giác mạc là vết trầy xước hoặc rách hở trên bề mặt mắt

Bất kỳ độ tuổi nào, từ người già đến trẻ nhỏ, không phân biệt giới tính nam hay nữ. Tất cả đều có nguy cơ bị rách giác mạc. Một số tác nhân nguy cơ có liên quan như lão hóa, di truyền, mắc các bệnh bẩm sinh, hệ thống, đeo kính áp tròng, chấn thương mắt...

Đa số các trường hợp bị rách giác mạc đều không quá nghiêm trọng, tổn thương có thể được điều trị và phục hồi chức năng mà không để lại bất kỳ di chứng gì. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, vết rách giác mạc ngày càng rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây viêm loét, hình thành sẹo giác mạc. Hậu quả gây mù lòa vĩnh viễn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Một số nguyên nhân hàng đầu gây ra rách giác mạc bao gồm:

Cát bụi, mạt gỗ, mùn cưa, hóa chất, kim loại hoặc các vật sắc nhọn đều là những tác nhân gây ra rách giác mạc

  • Các dị vật gây tổn thương giác mạc như cát, bụi, mảnh gỗ vụn, mạt gỗ, kim loại, thủy tinh, cành cây, que củi đâm vào mắt...
  • Mắt tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại hóa chất mạnh như thuốc tẩy rửa, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu...
  • Tính chất công việc bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, mạt vải, mạt gỗ như các xưởng gia công gỗ, xưởng dệt may...
  • Không đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, để mắt tiếp xúc với gió bụi, vi khuẩn.
  • Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài hoặc dùng kính lâu ngày không vệ sinh.
  • Để mắt tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Dùng tay dụi mắt hoặc móng tay vô tình chọt vào mắt.
  • Hội chứng khô mắt.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Giác mạc là bộ phận tập trung rất nhiều dây thần kinh, có nhiệm vụ truyền tín dẫn tín hiệu là những cảm giác đau, rát, cộm cấn, ngứa xảy ra trên bề mặt mắt. So với làn da, mắt bị tổn thương sẽ gây đau nhức gấp nhiều lần so với cảm giác đau trên da.

Rách giác mạc gây cảm giác cộm, đau rát và chảy nước mắt

Do đó, khi bị trầy xước hoặc rách giác mạc, người bệnh gặp các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác cộm mắt như có sạn cát trong mắt;
  • Đau nhói mắt, nhất là khi nhắm - mở mắt;
  • Chảy nước mắt liên tục;
  • Đỏ mắt;
  • Sưng phù mắt và mí mắt;
  • Dễ bị kích ứng, nhạy cảm với ánh sáng;
  • Mờ mắt;
  • Suy giảm tầm nhìn;

Chẩn đoán

Một số biện pháp y tế chuyên khoa giúp chẩn đoán bệnh rách giác mạc bao gồm:

  • Khám mắt toàn diện: Bằng các bài kiểm tra mắt tiêu chuẩn thông qua chiếu đèn khe, đánh giá tình trạng giác mạc và các bộ phận khác trong mắt;
  • Xét nghiệm nhuộm mắt bằng chất huỳnh quang: Được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ hoạt chất vô hại vào trong mắt. Sau đó, chiếu đèn trực tiếp vào mắt, dưới sự phát sáng của thuốc nhuộm giúp phát hiện các tổn thương trầy xước bất thường trên bề mặt giác mạc.

Biến chứng và tiên lượng

Giác mạc bị trầy xước hoặc chỉ bị rách nhẹ thường không quá nghiêm trọng. Tổn thương này có thể tự phục hồi nhờ cơ chế tự chữa lành của cơ thể, thường là sau vài ngày.  Tuy nhiên, với những vết rách lớn trên giác mạc, kèm theo loét viêm, nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Rách giác mạc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và loét giác mạc

Chẳng hạn như:

  • Viêm loét giác mạc;
  • Viêm mống mắt (vòng tròn bao quanh con ngươi);
  • Hội chứng rách giác mạc tái phát (là tình trạng rách giác mạc gây đau nhức, mờ mắt lặp đi lặp lại thường xuyên);
  • Suy giảm thị lực, nặng hơn sẽ gây mù vĩnh viễn;

Điều trị

Để điều trị tình trạng rách giác mạc, tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ để áp dụng biện pháp phù hợp.

Điều trị sơ cứu

Ngay khi có cảm giác đau rát, cộm mắt do xuất hiện dị vật hoặc bất kỳ tổn thương nào, hãy thực hiện cơ cứu nhanh bằng các bước sau đây:

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý giúp rửa trôi dị vật

  • Rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý giúp rửa trôi dị vật;
  • Chớp mắt liên tục để giảm cảm giác cộm khó chịu, loại bỏ bụi, mạt gỗ...;
  • Dùng tay nắm mí trên kéo đè mí mắt dưới. Cách này giúp kích thích nước mắt chảy ra và rửa trôi dị vật trong mắt;

Trong quá trình sơ cứu nhanh, tuyệt đối không được dụi mắt khi mắt đang tổn thương, không được dùng nhíp hay bất kỳ vật sắc nhọn nào, kể cả bàn tay để chạm vào mắt. Ngoài ra, không nên sử dụng kính áp tròng trong quá trình này vì sẽ gây vướng víu và tăng nguy cơ cơ nhiễm trùng, hạn chế làm tổn thương giác mạc nặng hơn.

Điều trị chuyên sâu

Nếu cảm giác đau rát, cộm ngứa mắt qua đi, không còn dấu hiệu gì bạn có thể không cần điều trị tiếp. Tuy nhiên, sau 1 - 2 ngày nhưng triệu chứng rách giác mạc vẫn không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến bệnh viện nhãn khoa để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.

Sau bước chẩn đoán, dựa vào kết quả kiểm tra mức độ tổn thương rách giác mạc nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Bao gồm:

Dùng thuốc nhỏ mắt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và chống khô mắt, đẩy nhanh tốc độ phục hồi giác mạc

  • Dùng thuốc:
    • Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng hoặc thuốc mỡ kháng sinh dạng tra mắt để ngăn chặn nhiễm trùng, hình thành vết loét.
    • Dùng thuốc nhỏ mắt giữ ẩm, chống khô mắt và tăng cường hàng rào bảo vệ giác mạc.
    • Dùng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử, cải thiện triệu chứng đau nhức.
  • Đeo kính áp tròng: Bệnh nhân bị rách giác mạc sẽ được thiết kế riêng một loại kính áp tròng chuyên biệt, có tác dụng giảm đau rát, cộm ngứa mắt và kích thích tốc độ tự chữa lành giác mạc.
  • Đeo miếng dán mắt: Dán trực tiếp lên mắt bị tổn thương nhằm giữ cho mắt không chớp, tránh làm tăng nặng tổn thương rách giác mạc.
  • Chăm sóc tích cực: Để cải thiện làm dịu các triệu chứng rách giác mạc, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tích cực tại nhà như:
    • Đắp gạc ấm lên mắt, loại gạc này được bán ở các hiệu thuốc, mỗi lần đắp khoảng 10 phút để giảm nhẹ triệu chứng;
    • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, không làm việc máy tính quá nhiều;
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi sinh hoạt để tránh gây khô mắt;

Phòng ngừa

Để phòng ngừa rách giác mạc, bạn có thể thực hiện các biện pháp tích cực sau đây:

Đeo kính bảo hộ khi làm việc hoặc chơi thể thao để giảm nguy cơ bị rách giác mạc

  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc, chơi thể thao hoặc kính râm che chắn mắt cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, giảm rủi ro gây tổn thương mắt.
  • Tuyệt đối không đeo kính áp tròng 24/7, nhất là không đeo khi đi ngủ và phải vệ sinh kính hoặc thay mới thường xuyên.
  • Không sử dụng chung bất kỳ đồ dùng cá nhân nào liên quan đến mắt như thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng hoặc đồ trang điểm.
  • Không nên dụi mắt quá thô bạo và rửa mắt hàng ngày, nhất là khi phải di chuyển nhiều ở ngoài đường.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và vận động thể chất tích cực, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có hại để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị cộm khô và đau mắt kéo dài nhiều ngày không khỏi là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Tình trạng của tôi có phải là do rách giác mạc hay không?

3. Tôi cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định rách giác mạc?

4. Bị rách giác mạc nếu không điều trị có tự khỏi không?

5. Tôi nên điều trị rách giác mạc bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tôi nên dùng loại thuốc nhỏ mắt nào để cải thiện triệu chứng rách giác mạc?

7. Mất bao lâu để trị khỏi rách giác mạc?

8. Tình trạng của tôi có cần phẫu thuật không?

9. Tôi có cần tạm ngưng công việc trong quá trình điều trị rách giác mạc không?

10. Tôi có cần tái khám sau khi điều trị khỏi rách giác mạc không?

Rách giác mạc thường không nguy hiểm, có thể phục hồi nhanh chóng nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy chủ động trong việc thăm khám và phối hợp với bác sĩ để được điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa biến chứng liên quan đến thị lực. Đồng thời, tạo thói quen thăm khám mắt định kỳ để loại bỏ những rủi ro bệnh lý khó lường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm dây thần kinh thị giác
Viêm dây thần kinh thị giác không quá phổ biến. Nhưng vẫn có một số lượng dân số mắc phải do liên quan đến rối loạn tự miễn, nhiễm trùng,…
Lẹo mắt là khối u nổi lên ở mí mắt Bệnh Lẹo mắt
Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt cực kỳ phổ…
Tắc Tuyến Lệ
Tắc tuyến lệ là bệnh lý về mắt phổ biến,…
Bong võng mạc
Bong võng mạc là bệnh lý về mắt nguy hiểm,…
Bệnh U kết mạc mắt

U kết mạc mắt là sự phát triển triển của các khối u nang chứa chất lõng lỏng nằm trên…

Song Thị

Song thị là vấn đề thị lực tạm thời hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý…

Bệnh Quáng Gà

Quáng gà là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về mắt từ nhẹ đến nặng hoặc do thiếu hụt…

Bệnh Giun ký sinh trong mắt

Giun ký sinh trong mắt là một trong những bệnh nhiễm ký sinh ít phổ biến, thường chỉ xảy ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua