Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng nên dùng loại nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng thường được sử dụng trong trường hợp viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm bên trong nhãn cầu… Để lựa chọn loại thuốc thích hợp, cần xem xét mức độ của các triệu chứng và tổn thương ở mắt.

Các loại thuốc nhỏ mắt chống dị ứng được sử dụng phổ biến

Dị ứng mắt là một trong những triệu chứng do dị ứng phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo…

Các dạng tổn thương dị ứng mắt thường gặp bao gồm: Viêm kết mạc dị ứng, viêm bên trong nhãn cầu, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào… Triệu chứng là gây ngứa, sưng, chảy nước mắt và đỏ mắt…

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Nên dùng thuốc nhỏ mắt loại nào để chống dị ứng là quan tâm của rất nhiều người hiện nay

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt giảm ngứa và các triệu chứng khác dựa trên mức độ của bệnh. Các loại thuốc thông thường bao gồm thuốc co mạch, chống viêm, kháng histamine, ổn định màng tế bào mast…

Thường thì chúng được sử dụng độc lập, nhưng khi cần, bác sĩ có thể kê đơn hỗn hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Tham khảo thêm: Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Thuốc nhỏ mắt kháng histamine

Hiện tượng viêm ở kết và giác mạc mắt trong phản ứng dị ứng bắt nguồn từ việc cơ thể giải phóng thành phần trung gian histamine. Histamine gây giãn mạch và thúc đẩy hình thành các triệu chứng dị ứng ở mắt.

Thuốc thuốc nhỏ mắt chống dị ứng này hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine vào kết – giác mạc nhằm cải thiện các triệu chứng như ngứa, đỏ, viêm, chảy nước mắt,…

Thuốc nhỏ mắt kháng histamine
Thuốc nhỏ mắt kháng histamine có tác dụng giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra

Nhóm thuốc kháng histamine thường được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng và có thể kết hợp với thuốc co mạch. Một số loại bao gồm:

  • Ketotifen (Zaditen): Giảm ngứa và đỏ mắt. Có thể gây một số tác dụng phụ như trợt biểu mô giác mạc và nóng, xót mắt.
  • Azelastine (Optivar): Được sử dụng cho viêm kết mạc dị ứng cấp tính và mãn tính.
  • Emadine (Alcon): Giảm tạm thời các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng. Có thể gây đau đầu, suy nhược, mờ mắt, thâm nhiễm giác mạc, ngứa…

Nếu sử dụng loại thuốc này với thuốc co mạch hoặc bất cứ thuốc nhỏ mắt khác, bạn nên sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút.

Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc ức chế tổng hợp thành phần trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin nhằm giảm hiện tượng viêm ở kết mạc và giác mạc.

Loại thuốc nhỏ mắt này có khả năng cải thiện triệu chứng của viêm kết mạc mùa xuân và viêm kết mạc dị ứng theo mùa.

Thuốc nhỏ mắt không steroid
Thuốc nhỏ mắt chống viêm không steroid có tác dụng giảm tình trạng viêm do dị ứng gây ra

Một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị dị ứng mắt, bao gồm:

  • Diclofenac (Naclof, Diclofenac 0.1%)
  • Ketorolac (Acular 0.5%)

Khi sử dụng nhóm thuốc nhỏ mắt chống dị ứng này, cần tránh đeo kính áp tròng trong và sau khi nhỏ mắt ít nhất 10 phút. Ngoài ra, tránh sử dụng chế phẩm nhỏ mắt chứa NSAID trong trường hợp đã có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc chống viêm chứa steroid nào.

Tham khảo thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Thuốc ổn định tế bào mast

Thuốc ổn định tế bào mast là nhóm thuốc nhỏ mắt có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị dị ứng mắt. Tế bào mast là cơ quan giải phóng histamine và leukotrienes nhằm phục hồi vết thương, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc ổn định tế bào mast giúp ngăn chặn tình trạng giải phóng histamine và leukotrienes

Khi dị ứng, tế bào mast tăng lên gây ngứa rát, viêm và chảy nước mắt. Thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào mast giảm triệu chứng do histamine và leukotrienes gây ra.

  • Lodoxamide (Alomide): Giảm triệu chứng viêm kết/ giác mạc mùa xuân và viêm kết mạc gai khổng lồ. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Cromolyn (Crolom): Bảo vệ tế bào mast khỏi phản ứng kháng thể IgE, ức chế giải phóng leukotrienes và histamine.
  • Pemirolast (Alegysal): Điều trị viêm kết mạc dị ứng.
  • Olopatadine (Olopat, Pataday): Điều trị viêm kết mạc do dị ứng. Có thể gây ngứa mi, nóng rát, ngứa mắt, nhìn mờ…

Thuốc co mạch

Thuốc co mạch giảm sung huyết, cải thiện triệu chứng phù nề và đỏ mắt mà không đối kháng histamine. Thường được kết hợp với thuốc nhỏ mắt kháng histamine để ngăn chặn việc phát sinh các triệu chứng dị ứng mới.

Tuy nhiên bệnh nhân tăng nhãn áp không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng co mạch. Bên cạnh đó, cần tránh dùng đồng thời nhóm thuốc này với thuốc ức chế IMAO.

thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng này có tác dụng co mạch được sử dụng phổ biến, bao gồm Phenylephrin, Naphazoline,…

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Phenylephrin (Phenylephrine 2.5%, Paragon): Ngoài tác dụng giảm sung huyết kết mạch, Phenylephrine còn có tác dụng làm giảm đồng tử trong điều trị viêm màng bồ đào có khả năng dính.
  • Naphazoline (Vimacul, Opcon –A, Polymax F): Naphzoline có thể cải thiện triệu chứng đỏ mắt, xót mắt, cảm giác bỏng rát,… khi bị dị ứng.
  • Tetrahydrozolin (V.Rohto cool, Tetrachydrozolin 0.05%): Tetrahydrozolin hoạt động tương tự các loại thuốc co mạch khác. Tuy nhiên khi dùng loại thuốc này, cần sử dụng một lượng vừa phải, Dùng quá nhiều thuốc có thể khiến mắt đỏ và xót.

Tham khảo thêm: 10 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc nhỏ mắt chứa steroid

Các chế phẩm tra mắt chứa Corticosteroid (Dexamethasone) không được khuyến khích dùng trong điều trị dị ứng mắt. Vì loại thuốc này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Do đó, thuốc nhỏ mắt chứa steroid chỉ được sử dụng khi triệu chứng không có đáp ứng với những loại thuốc nhỏ mắt thông thường.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng

Dùng thuốc đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng do dị ứng mắt. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tùy tiện và cẩu thả có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách
Khi dùng thuốc nhỏ mắt dị ứng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Vì vậy khi sử dụng thuốc nhỏ mắt dị ứng, bạn nên chú ý những thông tin sau:

  • Tìm bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng ở mắt để được tư vấn thuốc phù hợp.
  • Tránh sử dụng kính áp tròng trong và sau khi dùng thuốc ít nhất 10 phút.
  • Dùng đúng liều lượng được chỉ định, tránh dùng quá nhiều thuốc để tránh tình trạng mắt đỏ và xót.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác.
  • Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần thông báo để được tư vấn thuốc thích hợp.
  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ, nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, cần thông báo với bác sĩ ngay.

Chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng khi có chỉ định của bác sĩ, tình trạng tự ý sử dụng hoặc dùng không đúng liều lượng có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro không mong muốn, vì vậy cần hết sức cẩn trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dị ứng bia rượu: Cách nhận biết, xử lý và cảnh báo nguy hiểm

Dị ứng bia rượu rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên các phản ứng có thể trở nên nghiêm trọng…

Tình trạng da mặt nổi mụn như rôm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Mặt nổi mụn như rôm là do dị ứng hay bệnh gì? Cách xử lý

Da mặt nổi mụn như rôm thường là dấu hiệu của dị ứng da do sử dụng mỹ phẩm không…

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng thuốc tê với ngộ độc thuốc tê Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?

Thuốc tê là một sản phẩm được sử dụng phổ biến, có tác dụng phong bế thần kinh ngoại vi,…

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với tinh trùng, tinh dịch. Dị ứng tinh trùng – Những dấu hiệu cần nhận biết sớm

Dị ứng tinh trùng là tình trạng cơ thể nữ giới có những phản ứng lại với các thành phần…

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa và cách xử lý đơn giản từ thảo dược

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa gây tổn thương da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các cách…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua