Tổ Đỉa Chàm Dạng Trứng Sam: Nguyên Nhân và Cách Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là thể tổ đỉa khá hiếm gặp. Bệnh được phân thành cấp độ nặng vì dai dẳng, tái phát nhiều lần và khó điều trị.

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là gì?

Bệnh tổ đỉa là thể đặc biệt của bệnh chàm, được đặc trưng bởi hàng loạt nốt mụn nước tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, gây ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Bệnh được phân thành nhiều dạng, trong đó tổ đỉa chàm dạng trứng sam là dạng hiếm gặp, nặng và khó điều trị hơn các dạng khác.

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam hiếm gặp nhưng có triệu chứng nghiêm trọng và dai dẳng

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam có các nốt mụn nước nhỏ li ti phát triển ở lòng bàn tay, lòng bàn chân ngón chân, ngón tay, các kẽ ngón tay và chân; tái đi tái lại nhiều lần (có thể từ 10 – 20 lần tại 1 vị trí).

Tình trạng này thường kèm theo ngứa ngáy, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Khi mụn nước vỡ, chúng sẽ để lại làn da dày sừng và bong tróc vảy.

Biến chứng của tổ đỉa chàm dạng trứng sam

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam không phải là một tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên mụn nước và cơn ngứa dai dẳng, tái phát nhiều lần gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng. Hầu hết những người mắc bệnh lý này đều có tâm lý tự ti, căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra việc không được điều trị có thể khiến mụn nước ngứa lan rộng, biến dạng móng. Mặt khác, gãi ngứa, chà xát mạnh làm trầy xước da, tăng nguy cơ bội nhiễm.

ĐỌC THÊM: Tổ đỉa bội nhiễm – Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam được nhận biết thông qua những dấu hiệu và triệu chứng sau:

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Đặc trưng triệu chứng của tổ đỉa chàm dạng trứng sam là những đốm mụn nước li ti gây ngứa ngáy, bứt rứt
  • Nổi mụn nước trắng li ti dưới da, đường kính từ 2 – 3mm, mọc thành từng cụm hoặc rải rác trên da, sờ vào thấy cứng, chai. Chúng nằm ẩn sâu dưới da, chỉ nhô lên một chút khá giống với trứng sam
  • Mụn nước mọc rồi lặn liên tục nhiều lần ở cùng một vị trí
  • Ngứa ngáy dữ dội, gãi không giảm, đôi khi có cảm giác khó chịu dưới da
  • Da dày sừng, bong tróc vảy sau khi mụn nước vỡ và dịch tiết khô lại, sau đó để lộ lớp da non. 

Nguyên nhân gây tổ đỉa chàm dạng trứng sam 

Không rõ vì sao tổ đỉa chàm dạng trứng sam xảy ra. Tuy nhiên những yếu tố dưới đây có thể kích thích sự phát triển của bệnh.

  • Yếu tố di truyền: Con được sinh ra trong gia đình có ba hoặc/ và mẹ mắc bệnh tổ đỉa sẽ có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác.
  • Yếu tố cơ địa: Người có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể kích hoạt sự bùng phát của bệnh.
  • Nhiễm khuẩn: Phản ứng dị ứng sau nhiễm trùng có thể kích hoạt sự bùng phát của bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Nguy cơ cũng cao hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bản, đất, cát, không khí ô nhiễm.
  • Nhiễm nấm: Tại những vùng da bị nhiễm nấm, tổn thương nghiêm trọng do vi nấm ăn mòn và làm hư hại các tế bào sừng da sẽ rất dễ bùng phát bệnh tổ đỉa.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mang thai, sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt… khiến hệ miễn dịch suy yếu và nhạy cảm hơn. Điều này làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng với các tác nhân và phát triển bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại dược phẩm có thể khiến da mỏng, teo dần và yếu đi. Hậu quả là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
  • Một số yếu tố khác: Thời tiết thất thường, độ ẩm cao, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, suy giảm hệ miễn dịch… là những yếu tố có thể kích hoạt bệnh.

Cách điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam hiệu quả

Quá trình điều trị tổ đỉa chàm dạng trứng sam đòi hỏi cần nhiều thời gian, áp dụng các phương pháp thích hợp. Một số cách chữa thường được bác sĩ chỉ định gồm:

1. Điều trị tại nhà

Một số cách có thể làm dịu da và giảm ngứa do bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam:

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Chườm đá lạnh giúp làm giảm tạm thời cơn ngứa ngáy do tổ đỉa chàm dạng trứng sam
  • Chườm đá lạnh: Chườm đá giúp cắt giảm cơn ngứa, giảm viêm, sưng và đau rát. Đặt khăn lạnh hoặc túi đá lạnh lên vùng da bệnh trong 10 phút, vài lần mỗi ngày.
  • Đắp muối rang: Dùng muối rang nóng đắp lên da giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy. Trước tiên, rang nóng muối trên bếp, đổ vào trong túi vải hoặc một chiếc khăn sạch, buộc chặt đầu rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Chườm liên tục từ 20 – 30 phút, đổ muối ra rang lại nếu nguội. Chú ý nhiệt độ tránh bị bỏng. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày giúp làm dịu làn da, chống khô da, giảm bong tróc và hạn chế tình trạng ngứa ngáy.
  • Mẹo dân gian: Áp dụng một số mẹo giảm ngứa bằng các loại nguyên liệu, thảo dược tự nhiên như: rau răm, tỏi, muối biển, lá trầu không, lá khế, lá đào, lá lốt, dây đau xương, củ ráy, chanh tươi… có thể cải thiện tình trạng. Khi dùng, nấu nước ngâm hoặc đắp lên da.

 XEM NGAY: 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản mà hiệu quả

2. Dùng thuốc theo chỉ định

Bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam cần được điều trị bằng thuốc để sớm khắc phục. Một số loại thuốc trị tổ đỉa thường dùng gồm:

Thuốc bôi tại chỗ

  • Dung dịch bạc nitrat 0.5% có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn nhẹ;
  • Dung dịch tím Methyl 1% hoặc Milian giúp diệt khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, bảo vệ làn da;
  • Thuốc bôi chứa corticoid giảm ngứa, giảm dị ứng, chống viêm, thường dùng sau khi các đốm mụn nước đã biến mất; 
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi dùng cho trường hợp tổ đỉa chàm dạng trứng sam có nhiễm khuẩn nhằm giảm viêm, diệt khuẩn, cải thiện ngứa ngày và tổn thương da; 
  • Thuốc bôi chống nấm dùng cho những tổn thương tổ đỉa dạng trứng sam được gây ra bởi nấm; 
  • Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic giúp giảm khô da, bong tróc và dày sừng, có khả năng sát trùng nhẹ. Đặc biệt kết hợp với acid salicylic hoặc corticoid giúp tăng khả năng thẩm thấu thuốc. 
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus được chỉ định khi thuốc bôi corticoid gây tác dụng phụ. Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và hỗ trợ phục hồi da. 
Tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa ngáy tại chỗ, ức chế tổn thương lây lan

Thuốc uống toàn thân 

  • Thuốc kháng histamine chống dị ứng, giảm ngứa ngáy, cảm giác nóng rát, khó chịu… Thường dùng nhất là Clorpheniramin, Cetirizin, Loratadin… 
  • Thuốc corticoid dạng uống dùng cho những tổn thương nặng, bùng phát mạnh. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng điều trị ngắn từ 5 – 10 ngày vì rất dễ gây tác dụng phụ loãng xương, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận… 
  • Thuốc kháng sinh dạng uống thường được chỉ định trong trường hợp bị bội nhiễm nặng. Thường dùng nhất là nhóm Penicillin. 
  • Thuốc kháng nấm dạng uống, điển hình là Griseofulvin được dùng phổ biến trong điều trị tất cả các dạng tổ đỉa. Liều dùng khuyến cáo là 50mg/ 4 lần/ ngày, liên tục trong vòng 30 ngày. 

3. Quang trị liệu

Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) sử dụng nguồn bức xạ từ tia UV nhân tạo kết hợp với thuốc Psosralene. Phương pháp này giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các tổn thương ngoài da, giảm ngứa và các triệu chứng mãn tính khác.

Liệu pháp ánh sáng thường chỉ được chỉ định cho những người đáp ứng kém với các loại thuốc bôi, có tổn thương da dai dẳng.

4. Kết hợp chế độ chăm sóc phù hợp 

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là tình trạng mãn tính, dai dẳng và tái phát rất nhiều. Vì vậy bên cạnh điều trị, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc để đẩy nhanh tốc độ điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam
Không cào gãi hay chà xát để giảm nguy cơ bội nhiễm và phòng ngừa tái phát
  • Tuyệt đối khôn tự ý chọc vỡ mụn nước để tránh nhiễm trùng và bệnh lây lan.
  • Hạn chế việc gãi ngứa, ma sát mạnh.
  • Luôn giữ vệ sinh làn da kỹ lưỡng, sạch sẽ và khô ráo hàng ngày.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, xăng dầu… 
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch. Đặc biệt ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh và phục hồi làn da sau những tổn thương. 
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… 
  • Duy trì tinh thần ổn định, lạc quan, vui vẻ, tránh stress kéo dài thông qua điều chỉnh cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. 
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, rèn luyện thể chất giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam tuy không phải bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng làm mất thẩm mỹ, gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám và tiếp nhận điều trị sớm để khỏi bệnh nhanh chóng, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát dài lâu. 

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất (dạng bôi + uống)

Có nhiều loại thuốc trị tổ đĩa trên thị trường hiện nay, chúng có cả dạng bôi và dạng uống,…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người.…

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em khiến bé quấy khóc, nổi mụn nước, sốt nóng, ngứa ngáy khó chịu... Bệnh…

Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Và Lưu Khi Dùng

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian đã được lưu truyền từ lâu…

Bình luận (1)

  1. Trịnh Văn Hải
    Trịnh Văn Hải says: Trả lời

    Em bị nổi những mụn nước nhỏ trong suốt ở trên mu đầu ngón tay. Ban đầu chỉ bị 1 ngón trỏ bây giờ đã lây lan qua cả ngón cái và ngón giữa và giờ đã bị cả 2 tay. Mụn nước thường tái đi tái lại ở 1 điểm mọc thành chùm gây ngứa ngáy khó chịu. Em xin bs tư vấn và chỉ hướng điều trị giúp Em ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua