10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất (dạng bôi + uống)
Có nhiều loại thuốc trị tổ đĩa trên thị trường hiện nay, chúng có cả dạng bôi và dạng uống, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, giúp sát khuẩn, chống viêm hiệu quả, ít tác dụng phụ, thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Tìm hiểu về hiệu quả của thuốc trị tổ đĩa
Bệnh tổ đĩa, hay còn được gọi là chàm đĩa, là một loại bệnh viêm da mạn tính, đặc trưng bởi các mảng da hình tròn hoặc bầu dục, thường gây ngứa, sưng đỏ, bong tróc, đóng thành các mảng vảy trên da, thậm chí là tiết dịch. Bệnh không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mà còn gây mất thẩm mỹ cho da.
Nguyên nhân gây tổ đĩa thường do yếu tố di truyền, dị ứng, môi trường sống bị ô nhiễm, phản ứng phụ của thuốc, rối loạn thần kinh giao cảm, thời tiết, stress…
Việc điều trị bệnh tổ đĩa thường bao gồm việc sử dụng các loại kem bôi để giảm viêm và ngứa. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống để chống nhiễm trùng. Nhìn chúng, chúng có khả năng giảm triệu chứng bệnh khá nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh, liều lượng sử dụng… Do đó việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết.
Thuốc trị tổ đỉa dạng bôi
Thuốc bôi trị tổ đỉa phù hợp với người có bệnh nhẹ và vừa. Khi sử dụng, những hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, sát khuẩn và chống viêm tại chỗ.
1. Thuốc BSI 1 – 2%
Nếu bệnh tổ đỉa chỉ gây nổi mụn nước trên da, thuốc BSI 1 – 2% có thể được chỉ định, có tác dụng sát trùng, cải thiện tình trạng dày sừng và bong tróc trên bề mặt da.
Thành phần chính: I-ốt, Acid salicylic, Acid benzoic.
Công dụng:
- Thuốc có tác dụng chống bội nhiễm, trị nhiễm nấm và giảm đau tại chỗ.
- Đôi khi, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định loại thuốc này để điều trị các bệnh lý da liễu khác do nấm gây ra như hắc lào, lang ben…
Chống chỉ định:
- Đang bị nhiễm trùng hoặc lở loét da
- Dị ứng với thành phần.
Cách dùng thuốc:
- Rửa tay và vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sạch sẽ
- Dùng bông gòn thấm thuốc thoa lên bề mặt da bị tổn thương
- Dùng đều đặn từ 1 – 2 lần cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn.
Giá tham khảo: Khoảng 15.000 đồng/ chai 18ml
Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?
2. Kem bôi Dermovate® Cream
Dermovate® Cream là thuốc trị tổ địa dạng bôi được dùng phổ biến, có tác dụng giảm ngứa, chống viêm đỏ bằng cách ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng.
Thành phần: Thuốc được bào chế từ thành phần Clobetasol propionate 0,0525% và các tá dược như: Cetosteryl Alcohol, Propylene Glycol, lorocresol…
Chỉ định: Sử dụng sau khi mụn nước trên da đã giảm, tổn thương đang phục hồi và khô lại.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc
- Đang bị nổi mụn trứng cá, nhiễm trùng da hoặc viêm da quanh miệng
- Tránh bôi thuốc lên vùng sinh dục hay các khu vực da nhạy cảm khác
Cách dùng thuốc:
- Bôi thuốc mỗi ngày tối đa 4 lần, dưới 2 tuần, mỗi tuần không quá 50 gram
- Chỉ nên thoa một lớp thuốc mỏng nên bề mặt da.
Giá tham khảo: Khoảng 80.000 đồng/ tuýp 50g
3. Thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar
Flucinar là một loại thuốc corticoid được chỉ định cho các trường hợp bệnh tổ đỉa gây viêm da và ngứa ngáy nghiêm trọng, được sử dụng để bôi trực tiếp bên ngoài khu vực tổn thương.
Thuốc chứa thành phần chính là Fluocinolone acetonide. Khi được hấp thu qua da, hoạt chất giúp duy trì sự ổn định lớp màng lysosom của các tế bào bạch cầu, kháng viêm mạnh. Qua đó, cải thiện tình trạng sưng đỏ, phù nề, giảm nhanh cơn ngứa và tái tạo tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra.
Cách dùng thuốc:
- Rửa sạch và thấm khô vùng da cần điều trị
- Nặn một ít thuốc ra đầu cây tăm bông tiệt trùng rồi thoa đều một lớp mỏng phủ kín vùng da bị tổ đỉa
- Lặp lại 2- 4 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Giá tham khảo: Khoảng 40.000 – 50.000 VNĐ/1 tuýp 15g.
4. Dung dịch thuốc tím
Thuốc tím còn được biết đến với tên gọi là kali pemanganat (công thức hóa học: KMnO4). Thuốc không mùi, có màu tím đỏ hoặc tím đậm.
Loại thuốc này có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm và sát trùng vô cùng tốt. Vì vậy thuốc thường được dùng để trị bệnh tổ đỉa và các bệnh lý da liễu khác như chàm, mụn trứng cá, viêm da, nhiễm nấm ngoài da.
Cách dùng thuốc:
- Giai đoạn bệnh mới khởi phát: Pha loãng thuốc tím theo hướng dẫn của bác sĩ để ngâm rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Tổn thương bị rỉ nhiều dịch hoặc làm mủ: Bôi trực tiếp dung dịch thuốc tím lên bề mặt da bị ảnh hưởng mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Chú ý làm sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc. Sau đó để thuốc khô tự nhiên rồi mới mặc quần áo vào. Tránh dùng băng gạc y tế che kín vùng da bị tổn thương.
Giá tham khảo: Khoảng 50.000 – 100.000 đồng/ chai
Tham khảo thêm: 6 cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian hiệu quả
5. Dung dịch Milan
Dung dịch Milan được bào chế từ các thành phần gồm xanh Methylen, tím tinh thể và nước tinh khiết, dung dịch này có khả năng sát trùng nhẹ, hỗ trợ chống viêm và trị bệnh tổ đỉa.
Milan được dùng khi vùng da bị tổ đỉa nổi nhiều mụn nước có mủ hoặc da có biểu hiện trợt loét, rỉ dịch. Một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nhiễm trùng Herpes simplex hay bị chốc lở ngoài da cũng có thể được chỉ định.
Cách sử dụng:
- Dùng bông gòn thấm dung dịch Milan bôi lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ
- Dùng kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng thuốc cho trẻ em.
Giá tham khảo: Khoảng 12.000 đồng/ chai 20ml
6. Thuốc bôi Tempovate
Tempovate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da chứa thành phần chính là Clobetasol. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm mạnh, đồng thời ức chế hoạt động của các chất trung gian hóa học gây nên phản ứng dị ứng trên da.
Khi dùng, thuốc Tempovate có thể giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong vảy trên bề mặt da bị ảnh hưởng.
Chống chỉ định:
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
- Người quá mẫn với Clobetasol
- Bị mụn trứng cá, viêm da quanh miệng hoặc nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn, nấm hay virus.
Cách dùng thuốc:
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh
- Dùng mỗi ngày 4 lần, tối đa 2 tuần
- Lượng thuốc sử dụng trong tuần không được vượt quá 50 gram.
Giá tham khảo: Khoảng 30.000 đồng/ tuýp 25g
7. Thuốc Bactroban
Bactroban được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh, được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Thuốc phù hợp với người bị tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng da, lở loét, nhiễm trùng có đường kính tối đa 10 cm.
Thành phần chính: Polyethylen glycol
Công dụng: Điều trị các vấn đề về điều trị da do nhiễm khuẩn như chốc, lở, viêm nang lông, nhọt…
Cách dùng:
- Rửa sạch vùng da cần bôi, lau khô, sau đó lấy một lượng thuốc mỡ vừa đủ xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
- Có thể dùng băng gạt để bọc lại vị trí bôi thuốc.
- Ngày dùng 2 – 3 lần, dùng tối đa vài ngày.
Lưu ý: Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi, không dùng cho trẻ dưới 3 tháng…
Giá tham khảo: Khoảng 40.000 đồng/ tuýp 5g
Tham khảo thêm: Chữa tổ đỉa bằng diện chẩn và thông tin cần biết
Thuốc trị tổ đỉa dạng uống
Thuốc trị tổ đỉa dạng uống được chỉ định cho những trường hợp nặng gồm:
1. Thuốc Penicillin
Penicillin là thuốc kháng sinh mạnh, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng. Thuốc phù hợp với người bị tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn như da bị lở loét, có mủ, mệt mỏi…; thường được sử dụng kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Cách dùng thuốc:
– Người trưởng thành:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Mỗi lần uống 125 – 500mg. Các liều cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
- Nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn: Mỗi lần uống 125 – 250mg x 3 lần/ngày trong tối đa 10 ngày.
– Trẻ em: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Giá tham khảo: Khoảng 50.000 đồng/ hộp
2. Thuốc Griseofulvin trị bệnh tổ đỉa
Griseofulvin được dùng cho người bị bội nhiễm do nấm. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phân chia ADN của nấm và giết chết chúng. Thuốc trị bệnh tổ đỉa Griseofulvin có thể gây các phản ứng phụ nên cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng thuốc:
- Người lớn: Mỗi lần uống 250 – 500mg x 2 lần/ngày
- Trẻ em: Ngày dùng 10mg x kg TLCT, chia làm 2 lần uống
Giá tham khảo: Khoảng 40.000 đồng/ hộp x 2 vỉ x 10 viên nén
3. Thuốc Loratadin
Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh tổ đỉa nhằm mục đích chống dị ứng, giảm ngứa ngáy.
Cách dùng thuốc:
- Trẻ em > 12 tuổi và người trưởng thành: 10mg/lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Trên 30kg uống viên nén 10mg/ngày, dưới 30 kg uống thuốc dạng nước với liều lượng 5ml/lần.
- Liều dùng tối đa trong ngày không nên vượt quá 10mg.
Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc Loratadin trị bệnh tổ đỉa cho người bị suy gan nặng, không có khả năng dung nạp đường lactose, bệnh nhân bị động kinh, rối loạn chuyển hóa Porphyria, phụ nữ có thai và cho con bú.
Giá tham khảo: Khoảng 17.000 – 20.000/ hộp x 2 vỉ x 10 viên nén
Tham khảo thêm: Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm – Liệu pháp an toàn giúp cải thiện bệnh
Mua thuốc trị tổ đĩa ở đâu uy tín, chính hãng?
Hầu hết các sản phẩm trị tổ đĩa đều được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, vì vậy, hãy tìm đến những hệ thống nhà thuốc uy tín để được tư vấn sản phẩm phù hợp, không nên tự ý mua bên ngoài không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý ngưng hay dùng thuốc quá liều vì có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa
Chú ý một số điểm quan trọng dưới đây khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa:
- Chỉ dùng thuốc sau khi đã được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
- Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ.
- Các thuốc trị tổ đỉa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nếu có dấu hiệu bất thường nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ.
- Ngoài việc tích cực sử dụng thuốc, cần kết hợp giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, tránh cào gãi mạnh, không sử dụng các loại sữa tắm hay nước rửa có chất tẩy mạnh, uống đủ nước và tăng cường bổ sung rau quả, trái cây trong bữa ăn để tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra nhanh được tái tạo.
Những cách phòng tránh bệnh tổ đĩa đơn giản, hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để phòng ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ phát triển căn bệnh này:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô, nhất là trong mùa đông hoặc khí trời khô hanh.
- Tránh các yếu tố gây kích ứng.
- Giảm căng thẳng, thực hành các phương pháp giảm stress như thiền, yoga…
- Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu omega-3 và chất chống oxy hóa, hạn chế rượu và các thực phẩm gây viêm.
- Mặc quần áo bảo vệ và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
- Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
- Đối với những người đã từng mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao, việc tham vấn bác sĩ để có các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời là rất quan trọng.
- Tránh hút thuốc lá bởi chúng trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Việc sử dụng thuốc trị tổ đỉa hiệu quả là một bước quan trọng để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn chặn tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người dùng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo thực hiện đầy đủ liệu trình để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Có thể bạn chưa biết:
- Lá đào chữa bệnh tổ đỉa có thực sự hiệu quả không?
- Bài thuốc Nam nổi tiếng chữa bệnh tổ đỉa: 10 người dùng 9 người thoát bệnh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!