Chấn Thương Sọ Não

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Chấn thương sọ não là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đe dọa tính mạng con người. Té ngã và tai nạn là tác nhân hàng đầu gây chấn thương sọ não. Mức độ chấn thương não có thể nhẹ hoặc nặng, điều quan trọng là người bệnh cần được điều trị y tế khẩn cấp để duy trì sự sống. 

Tổng quan

Chấn thương sọ não (Traumatic brain injury - TBI) là tình trạng tổn thương não cực kỳ nghiêm trọng, xảy ra khi các mô não bị va đập mạnh, gây vỡ, bầm tím hoặc xuất huyết.

Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương sọ não như tai nạn giao thông, té ngã khi chơi thể thao, lao động trên cao, vết thương đạn bắn xuyên qua hộp sọ hoặc xuất phát từ những cú đánh đơn giản vào đầu.

Chấn thương sọ não là các tổn thương có liên quan đến chấn thương khu trú hoặc lan tỏa gây chảy máu, rách, viêm các dây thần kinh, sưng não

Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tạm thời như cách tư duy, suy nghĩ, giao tiếp, di chuyển, phối hợp hành động... Nhưng nếu chấn thương sọ não nghiêm trọng, gây tổn thương não vĩnh viễn, có thể gây ra những thương tật không thể phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.

Số ca chấn thương sọ não ngày càng tăng cao trên toàn thế giới. Trong đó, tại Hoa Kỳ ước tính khoảng 23.500 ca/ năm, tỷ lệ tử vong cao chiếm 30.5% trên tổng số các ca tử vong do tai nạn.

Tại Việt Nam, tỷ lệ chấn thương sọ não được thống kê vào khoảng 12.000 - 18.000 trường hợp, trong đó con số tử vong liên quan hơn 6700 ca.

Tham khảo thêm: Cấy chỉ chữa liệt dây thần kinh số 7 “cứu cánh” của nhiều bệnh nhân

Phân loại

Chấn thương sọ não được chia làm 2 loại chính gồm dạng mở và dạng kín:

  • TBI mở: Chỉ những trường hợp chấn thương sọ não được gây ra bởi những vật sắc nhọn, có khả năng đâm thủng và xuyên qua hộp sọ gây tổn thương mô não. Chẳng hạn như mảnh đạn, viên đạn, dao, kéo, búa và nhiều loại vũ khí khác.
  • TBI kín: Xảy ra do sự tác động của ngoại lực, không đâm xuyên qua hộp sọ nhưng vẫn làm đủ để làm tổn thương não, khiến các mô não sưng phù. Có thể là do té ngã, tai nạn giao thông, va đập với các vật thể, chấn thương do cháy nổ, thiên tai...

Dựa vào cơ chế sinh lý bệnh cũng có thể phân chia chấn thương sọ não thành các loại khác nhau như:

TBI chấn động là thể bệnh phổ biến nhất gây thay đổi ý thức, choáng váng tạm thời

  • Thể TBI chấn động: Gồm 3 dạng nhỏ sau:
    • Chấn động nhẹ: Dạng TBI này xảy ra tương đối nhẹ và không có bất kỳ tổn thương cấu trúc nào. Nó thường là kết quả của các cú đánh trực tiếp vào đầu, gây rối loạn trạng thái tinh thần từ nhẹ đến nặng, có thể choáng nhẹ hoặc lú lẫn, mất ý thức.
    • Chấn động liên tiếp: Ban đầu cũng là chấn động, nhưng nếu bệnh nhân không điều trị hoặc nghỉ ngơi chăm sóc, sẽ dẫn đến một chấn thương khác trong thời gian ngắn. Có thể kèm theo tiến triển phù não ác tính.
    • Chấn thương não mãn tính (CTE): Đây thường là dấu hiệu muộn của TBI lặp đi lặp lại thường xuyên. Chủ yếu xảy ra ở vận động viên, tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần, giảm chú ý, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến các hành vi cực đoan như tự sát.
  • Tụ máu ngoài trục: Gồm 2 dạng là máu tụ ngoài màng cứng (EDH) và máu tụ dưới màng cứng (SDH). Trong đó, EDH là hiện tượng chảy máu chảy từ động mạch màng não giữa và các nhánh liên hoặc do gãy xương, chủ yếu ở dạng cấp tính. SDH xảy ra do chảy máu tĩnh mạch bắc cầu, có thể xuất hiện cấp tính hoặc mãn tính.
  • Dập não: Hay còn gọi là bầm tím não là tình trạng dập mô não do va chạm mạnh xảy ra tại vị trí va chạm. Khác với chấn thương do va đập thường gây dập ở phía đối diện, thường là thùy thái dương trước và thùy trán.
  • Xuất huyết dưới màng nhện (SAH): Thường xảy ra do chấn thương và là hậu quả của tình trạng rách vỡ các mao mạch nhỏ khiến máu đi vào khoang dưới nhện.
  • Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI): Tình trạng này có thể là kết quả của bất kỳ tổn thương nào gây tác động đến trục thần kinh. Gây sưng sợi trục, tăng tính thấm, tạo điều kiện cho dòng canxi đi vào và bong ra làm chết sợi trục.
  • Gãy xương sọ: Là vết nứt ở một hoặc nhiều xương cấu thành hộp sọ.

Dựa vào nguyên nhân và tính chất phát triển, TBI được chia làm 2 dạng nguyên phát và thứ phát:

  • TBI nguyên phát: Là những tổn thương não xảy ra ngay trong thời điểm bị chấn thương. Chẳng hạn như tai nạn xe cộ, chấn thương não xảy ra ngay khi va chạm mạnh.
  • TBI thứ phát: Có xu hướng phát triển từ các chấn thương ban đầu. Thường xảy ra trong vòng vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần kể từ sau chấn thương nghiêm trọng ban đầu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bất kỳ chấn thương nào gây tổn thương đến vùng đầu cũng đều có thể gây ra chấn thương sọ não. Những chấn thương này gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh.

Tai nạn thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não

Có thể kể đến một số nguyên nhân hàng đầu như:

  • Té ngã: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chấn thương sọ não. Xảy ra nhiều nhất ở người già và người trẻ tuổi.
  • Tai nạn nhẹ: Các tai nạn chấn thương do chơi thể thao hoặc bị một vật thể mạnh va vào đầu cũng có thể khởi phát chấn thương sọ não.
  • Tai nạn giao thông: Gồm tai nạn xe cộ hoặc ở cả những người đi bộ.
  • Hành hung/ bạo lực: Có liên quan đến một số vết thương ở vùng đầu do bạo lực gia đình, đánh đập, dùng hung khí hoặc hội chứng trẻ bị lắc mạnh.
  • Đột quỵ: Hay còn được gọi là chấn thương não do thiếu oxy. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này, kèm theo các dấu hiệu co giật, khó thở và làm tổn thương các mô não.
  • Các tai nạn khác:
    • Bị tấn công;
    • Vết thương do đạn bắn;
    • Tự sát;

Chấn thương sọ não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì nguyên nhân gây ra rất đa dạng. Trong đó, người lớn tuổi (> 65 tuổi) là đối tượng có nguy cơ mắc phải và tử vong cao do té ngã.

Ngoài ra, nam giới có tỷ lệ chấn thương sọ não cao gấp 3 lần so với nữ giới. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị chấn thương sọ não do các sự cố an toàn như té ngã từ trên cao như giường, bàn, ghế hoặc bị lạm dụng.

Tham khảo thêm: Suy nhược thần kinh và trầm cảm: Cách nhận biết và điều trị kịp thời

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng chấn thương sọ não thường biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ chấn thương. Có những người cảm thấy choáng váng trong vài phút hoặc mất ý thức ngay sau khi bị tác động mạnh vào đầu, hôn mê sâu, thậm chí rơi vào trạng thái thực vật.

Người bị chấn thương sọ não thường có các triệu chứng về thể chất và thay đổi hành vi, tâm trạng, khả năng nhận thức

Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể xảy ra ngay sau khi bị chấn thương sọ não hoặc trong vòng 24 giờ đầu tiên, bao gồm:

  • Triệu chứng thể chất
    • Đau đầu;
    • Nhìn mờ, nhìn đôi;
    • Kích thước đồng tử mắt không đều hoặc bị giãn nở;
    • Buồn nôn, nôn ói;
    • Chảy dịch từ mũi, tai;
    • Mất thăng bằng;
    • Yếu tay, chân;
    • Nói lắp;
  • Triệu chứng rối loạn nhận thức - hành vi
    • Rơi vào trạng thái mất ý thức trong vài giây, vài phút hoặc vài tiếng;
    • Lú lẫn, mất phương hướng;
    • Khó ghi nhớ, giảm khả năng tập trung và khó đưa ra quyết định;
    • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn;
    • Tính cách thay đổi, dễ cáu gắt, bực bội;
  • Triệu chứng nhận thức - cảm giác
    • Hoa mắt, chóng mặt, hay choáng váng;
    • Dễ mất thăng bằng;
    • Mờ mắt;
    • Ù tai, suy giảm thính giác;
    • Có vị lạ trong miệng;
    • Nhạy cảm với ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn lớn;
    • Chán nản, mệt mỏi, lo lắng bất thường;
    • Thay đổi tâm trạng, dễ kích động, hung hăng, hiếu chiến và có những hành vi bất thường;
    • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng và buồn ngủ;

Trong đó, các chuyên gia nhận định các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, lú lẫn, mất thăng bằng... thường khởi phát ngay sau khi gặp chấn thương nhưng sẽ dần thuyên giảm theo thời gian. Riêng những triệu chứng cảm xúc như buồn bã, chán nản, thất vọng, hung hăng, dễ kích động thường có xu hướng phát triển trong quá trình hồi phục.

Đối với trẻ em, các biểu hiện chấn thương sọ não cũng xảy ra tương tự sau khi gặp tác động mạnh vào đầu. Tuy nhiên, trẻ thường không thể mô tả chính xác những cảm giác, sự khó chịu cho bố mẹ biết. Cụ thể một số triệu chứng thường gặp sau:

  • Quấy khóc nhiều, cáu kỉnh, khó chịu và khó dỗ;
  • Bỏ ăn, chán ăn, nôn mửa;
  • Giảm khả năng chú ý, tập trung;
  • Mất hứng thú với những thứ bản thân yêu thích như đồ chơi, gấu bông;
  • Thay đổi thói quen ngủ;
  • Quên những kỹ năng cơ bản như đi vệ sinh, tự mặc quần áo...;
  • Đi đứng không vững, mất thăng bằng;

Chẩn đoán

Bất kỳ dạng chấn thương sọ não nào cũng cần phải tiến hành thăm khám thần kinh nhằm đánh giá cảm giác, kỹ năng vận động, nói, nghe, giữ thăng bằng, trạng thái tinh thần, tâm trạng, hành vi... Dựa vào các biểu hiện lâm sàng hiện diện, các chuyên gia sẽ xác định các chấn thương rủi ro.

Chẩn đoán mức độ tổn thương não, xác định dạng chấn thương bằng các kỹ thuật hình ảnh như chụp CT hoặc MRI

Đồng thời, kết hợp thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh nhằm đánh giá mức độ chấn thương sọ não và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có nên phẫu thuật hay không. Bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): CT scan là kỹ thuật tạo ra hình ảnh 2 chiều về mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Hình ảnh CT não cho phép phát hiện các vết nứt hộp sọ, dấu hiệu bầm tím mô não, sưng phù hoặc chảy máu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này cho kết quả hình ảnh não chi tiết hơn mà CT có thể bỏ sót, nhất là với những vùng não bị tổn thương nhỏ. Đồng thời, xác định vị trí chảy máu nội sọ, tụ máu dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng.
  • Xét nghiệm máu: Được chỉ định thực hiện nhằm tìm kiếm các protein trong máu thông qua chỉ số chấn thương não Banyan™ (BTI) cho phép đánh giá mức độ chấn thương nhẹ hoặc nặng.

Hiện nay, chẩn đoán chấn thương sọ não thường dựa vào thang điểm hôn mê Glasgow. Đây là công cụ được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm đánh giá mức độ ý thức ở người bị chấn thương sọ não. Bài kiểm tra có tổng cộng 15 điểm tiêu chuẩn nhằm đánh giá các kỹ năng và cách ứng xử, trả lời hoặc các vận động của cơ thể.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng

Chấn thương sọ não cực kỳ nguy hiểm, nhất là với những trường hợp mức độ tổn thương vừa và nặng, có thể gây tàn tật vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, những người bị TBI thường có nguy có cao gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

Chấn thương sọ não vừa và nặng có nguy cao cao gây tổn thương não không phục hồi và tàn tật vĩnh viễn

  • Gây ảnh hưởng đến ý thức, sự tỉnh táo, nhận thức và khả năng phản ứng của bệnh nhân. Biến chứng này gồm 4 trạng thái bất thường là:
    • Trạng thái ý thức tối thiểu;
    • Trạng thái thực vật;
    • Hôn mê sâu;
    • Chết não;
  • Phát triển bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ;
  • Tổn thương não tạm thời hoặc vĩnh viễn, xuất huyết não, dập não, sưng phù não... làm tăng nguy cơ tử vong;
  • Động kinh;
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc lo lắng, trầm cảm;
  • Bệnh não do chấn thương mãn tính;

Tiên lượng

Tiên lượng chấn thương sọ não mang tính cá nhân hóa. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, mức độ chấn thương, dạng chấn thương... Mặc dù não bị chấn thương ngay tại thời điểm xảy ra va chạm, nhưng đa số các tổn thương nặng được phát triển từ các chấn thương thứ phát sau đó vài ngày hoặc vài tuần.

Đối với những trường hợp TBI nhẹ, các triệu chứng không nghiêm trọng có thể dần phục hồi và hoạt động trở lại như trước sau vài ngày hoặc vài tháng chăm sóc tích cực. Ngược lại, những người bị TBI vừa và nặng thường gây các biến chứng khó lường hơn, các tổn thương vĩnh viễn gần như không thể điều trị phục hồi, theo người bệnh đến suốt đời.

Ngoài ra, tiên lượng về sự hồi phục và khả năng điều trị chấn thương sọ não còn phụ thuộc vào tuổi tác, có tiền sử TBI trước đây hay không, môi trường phục hồi, trạng thái tinh thần và sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè...

Tham khảo thêm: Điểm danh 5 nguyên nhân gây suy nhược thần kinh hàng đầu

Điều trị y tế

Tùy vào nguyên nhân, vị trí và mức độ chấn thương não, mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị khác nhau.

Điều trị chấn thương sọ não mức độ nhẹ

Mục tiêu điều trị trong trường hợp này là nghỉ ngơi tại chỗ nhằm giảm thiểu chấn động mạnh, kết hợp chườm lạnh và dùng thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng. Hầu hết các trường hợp TBI nhẹ được chăm sóc tích cực có thể phục hồi trở lại trong vòng vài tuần và làm chậm các chấn động tiếp theo.

Bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ có thể chườm đá và dùng thuốc cải thiện cơn đau

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê toa sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc chống co giật điều trị cơn động kinh;
  • Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ chất dịch lỏng tích tụ, giải phóng áp lực nội sọ;
  • Thuốc chống đông máu giúp ngăn chặn hình thành các cục máu đông;
  • Thuốc chống trầm cảm, giảm lo âu nhằm xoa dịu trạng thái tinh thần bất ổn, căng thẳng, sợ hãi của bệnh nhân;
  • Một số chất kích thích nhăm tăng cường sự tỉnh táo;

Hãy chú ý tái khám thường xuyên để theo dõi tiến triển bệnh, bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ về các dấu hiệu bất thường không liên quan đến chấn thương như cảm xúc khó chịu, có những hành vi, lời nói bất thường...

Điều trị chấn thương sọ não nặng

Những ca TBI nặng phải được nhập viện điều trị tích cực. Mục tiêu điều trị nhằm bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân, đảm bảo duy trì chức năng các cơ quan quan trọng (như tim, phổi, tủy sống...), duy trì hô hấp với nguồn oxy phù hợp, kiểm soát huyết áp, giảm thiểu tối đa các chấn động ngăn ngừa não tổn nặng hơn.

Phẫu thuật nhằm điều trị chấn thương sọ não gây xuất huyết hoặc giải phóng áp lực do sưng phù não

Trường hợp bệnh nhân TBI xuất huyết não nhiều, cần phải phẫu thuật nhằm chăm sóc y tế khẩn cấp. Phẫu thuật nhằm các mục đích sau:

  • Loại bỏ mảnh vụn hoặc các mô não chết do các tác nhân gây tổn thương đâm thủng hộp sọ;
  • Giải phóng áp lực bên trong hộp sọ, bằng kỹ thuật đặt ống thông được đưa vào hộp sọ qua lỗ khoan nhằm dẫn lưu chất dịch lỏng;
  • Loại bỏ các khối tụ máu bầm tím;
  • Sửa chữa phục hồi các xương sọ bị gãy;
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, nhất là viêm phổi;
  • Giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch (chứng huyết khối tĩnh mạch sâu);

Chăm sóc tích cực & phục hồi chức năng

Bệnh nhân TBI dù nhẹ hoặc nặng đều cần có chế độ chăm sóc tích cực phù hợp. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, tránh đi lại hoặc vận động nặng, tránh stress, căng thẳng hoặc các chấn động mạnh;
  • Đồng thời, cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tránh gây thiếu hụt tác động xấu đến sức khỏe;
  • Hoặc được chỉ định nuôi ăn bằng ống nhằm duy trì lượng chất dinh dưỡng cân bằng đảm bảo bệnh nhân phục hồi tốt nhất;

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não bằng các biện pháp trị liệu tích cực về vận động, nhận thức, cảm xúc

Sau giai đoạn chăm sóc cấp tính được điều trị nội trú tại bệnh viện, bệnh nhân TBI sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe tích cực. Các biện pháp trị liệu tích cực giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn về thể chất, suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, nghề nghiệp...

Trong đó, liệu pháp phục hồi chức năng nhận thức (CTR) đặc biệt quan trọng giúp bệnh nhân TBI lấy lại chức năng não khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Khắc phục các khiếm khuyết về trí nhớ, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.

Tham khảo thêm: Top 3 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Phòng ngừa

Phòng ngừa là giải pháp tốt nhất để tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực do chấn thương sọ não gây ra. Bạn có thể dự phòng các tổn thương mạnh đến vùng đầu bằng các biện pháp bảo vệ sau:

Đội mũ bảo hiểm khi lái xe hoặc chơi thể thao để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não

  • Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với người đi xe máy, xe mô tô 2 bánh, xe máy điện, thắt dây an toàn khi lái xe ô tô, xe máy kéo, xe tải...
  • Đội mũ bảo hộ khi đi xe đạp, chơi ván trượt hoặc các môn thể thao dễ gây chấn thương đầu.
  • Tuyệt đối không nên lái xe sau khi uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Cần lắp các thanh chắn cửa sổ, cầu thang, kết hợp lắp tay vịn nếu có trẻ nhỏ.
  • Loại bỏ những tấm thảm trơn trượt dễ gây ngã và lắp thanh vịn trong nhà vệ sinh, bồn tắm.
  • Sân chơi cho trẻ em nên lắp sàn bằng các vật liệu chống hấp thụ sốc như cát hoặc phủ gỗ cứng.
  • Đối với người già nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi bộ như gậy, khung tập đi để có thể đứng vững hơn, giảm nguy cơ té ngã gây chấn thương sọ não.
  • Duy trì thói quen tập luyện rèn luyện thể chất, cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng với những môn thể thao như yoga, thiền định, thái cực quyền...

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Những dấu hiệu điển hình nào cho thấy tôi bị chấn thương sọ não?

2. Tôi bị chấn thương sọ não có nghiêm trọng không?

3. Tôi có nguy cơ tử vong hay không?

4. Tiên lượng hồi phục não của tôi là bao nhiêu?

5. Tôi nên điều trị chấn thương sọ não bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Tôi bị chấn thương sọ não khi nào nên phẫu thuật?

7. Tôi nên điều trị nội trú hay ngoại trú?

8. Chi phí xét nghiệm chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não tốn bao nhiêu? Có dùng thẻ BYT được không?

9. Tôi nên làm và tránh làm những gì để giảm thiểu tổn thương não nặng hơn?

10. Tôi có cần thực hiện các giải pháp trị liệu phục hồi chức năng sau điều trị hay không?

Bất kỳ ai cũng có thể bị chấn thương sọ não, do nhiều nguyên nhân khác nhau. TBI là tác nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên trên thế giới. Do đó, mỗi người trong chúng ta cần chú ý thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho vùng đầu, giảm nguy cơ mắc phải và có cuộc sống chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Beriberi
Bệnh Beriberi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thiếu hụt vitamin B1. Bệnh gây ra các tổn thương đến hệ thống tim mạch và hệ thần kinh trung…
Hội chứng Cotard
Hội chứng Cotard là một dạng rối loạn tâm thần…
Bệnh Teo Dây Thần Kinh Thị Giác
Teo dây thần kinh thị giác là bệnh lý xảy…
Hội chứng West
Hội chứng West là một loại động kinh hiếm gặp…
Bệnh Moyamonya

Bệnh Moyamonya là một trong những dạng tắc nghẽn mạch máu não mạn tính, chủ yếu ở động mạch cảnh.…

Bệnh Trầm cảm

Trầm cảm là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng và phổ biến trong…

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là căn bệnh suy giảm trí nhớ và các kỹ năng trí tuệ. Bệnh chủ yếu xảy ra…

Bệnh U Màng Não

U màng não là khối u nội sọ có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng xuất hiện ở nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua