Mộng thịt

Mộng thịt là bệnh lý về mắt khá hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng và các tác nhân ngoài trời khác. Khối u mộng thịt phát triển trên lớp mô tròng trắng, có thể gây đau, ngứa rát khó chịu và các vấn đề về thị lực khác. Phẫu thuật loại bỏ mộng thịt là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng vẫn có tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật. 

Mộng thịt (Pterygium/ Surfer's Eye) được mô tả là khối u (không phải ung thư) phát triển từ chính các mô kết mạc mắt. Lớp mô này có màu trong suốt và bao phủ toàn bộ phần tròng trắng. Vị trí xuất hiện chủ yếu ở bên mắt gần với mũi nhất, sau đó lan ta bên ngoài, một vài trường hợp lan đến giác mạc.

Mộng thịt là sự phát triển bất thường của mô kết mạc mắt gây mờ mắt

Sự tăng trưởng bất thường của mộng thịt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt. Rất ít trường hợp cùng xảy ra ở 2 bên mắt (mộng thịt hai bên). Nhiều người thường nhầm lẫm giữa mộng thịt và hội chứng Pingueculum. Khác với khối mộng thịt có nhiều mạch máu bên trong, khối Pingueculum có màu vàng hoặc trắng nổi lên trên tròng trắng mắt và không ảnh hưởng đến giác mạc.

Các chuyên gia đánh giá mộng thịt là vấn đề nhãn khoa không quá nghiêm trọng. Vì bản chất của nó không phải ung thư, không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, sự tăng sinh quá mức của lớp màng trên kết mạc, che phủ mí mắt và bao phủ nhãn cầu có thể gây kích ứng mắt, đau nhức, khô ngứa, thậm chí gây suy giảm thị lực tạm thời.

Phân loại

Có 2 dạng mộng thịt được phân chia theo tính chất và đặc điểm phát triển, bao gồm nguyên phát và thứ phát. Trong đó:

  • Mộng thịt nguyên phát: Là tình trạng xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Mộng thịt thường bắt đầu từ phía mũi - nơi gần mắt nhất và phát triển dần về phía trung tâm mắt.
  • Mộng thịt thứ phát: Xảy ra do sự tác động của các yếu tố ngoại lai như bức xạ tia cực tím (UV), hội chứng khô mắt hoặc kích ứng mắt mãn tính. Mộng thịt có thể phát triển ở bất kỳ bên mắt nào, vị trí và hướng bất kỳ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra tổn thương mắt mộng thịt vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa bệnh mộng thịt với việc để mắt tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời (tia UV) và các tác nhân gây kích ứng mắt như thời tiết nóng, khô, ẩm quá mức, nhiều gió, bụi, phấn hoa, khói...

Tiếp xúc trực tiếp với tia UV là tác nhân hàng đầu phát triển mộng thịt

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro sau đây cũng làm tăng nguy cơ phát triển mộng thịt:

  • Người lớn tuổi (> 80 tuổi) sống ở những quốc gia gần xích đạo;
  • Từ 20 - 40 tuổi thường bị mộng thịt đơn, > 40 tuổi có thể bị mộng thịt số lượng nhiều;
  • Nam giới có nguy cơ phát triển mộng thịt cao gấp 2 lần so với nữ giới;
  • Trẻ em hiếm khi bị mộng thịt;
  • Yếu tố di truyền;

Triệu chứng 

Người bị mộng thịt sẽ có các biểu hiện điển hình như:

Các dấu hiệu của mộng thịt là mắt đỏ, khô, ngứa rát và nhìn mờ

  • Đỏ mắt, sưng viêm;
  • Mắt khô, dễ bị kích ứng;
  • Ngứa, rát;
  • Nhìn mờ;
  • Nhìn đôi;
  • Chảy nước mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Cảm giác mắt cộm như có dị vật bên trong;

Chẩn đoán

Chỉ cần khám mắt toàn diện, bác sĩ sẽ phát hiện sự phát triển bất thường của mộng thịt. Các bước kiểm tra cụ thể bao gồm:

  • Chiếu đèn khe: Giúp phát hiện vị trí và kích thước của khối mộng thịt;
  • Đo thị lực: Bằng bảng chữ cái hoặc các ký hiệu, biểu tượng đặt cách xa mắt khoảng 5 mét;
  • Xét nghiệm địa hình giác mạc: Đây là kỹ thuật chẩn đoán mắt hiện đại, sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh 3D về cấu trúc và bề mặt giác mạc. Nhờ đó, giúp phát hiện tổn thương mộng thịt.

Biến chứng và tiên lượng

Mộng thịt là một trong những vấn đề nhãn khoa ít phổ biến, chỉ khoảng 12% trường hợp mắc phải trên toàn thế giới. Sự phát triển của mộng thịt lây lan đến giác mạc, hình thành sẹo lớn nhỏ có thể gây cản trở tầm nhìn và suy giảm thị lực. Thậm chí, nếu tổn thương quá lớn có thê dẫn đến mù lòa, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Các khối mộng thịt khi đã phát triển thường không thể tự khỏi, bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ. Người bệnh cũng có thể gặp phải những rủi ro nguy hiểm xuất phát từ quá trình phẫu thuật như xuất huyết, nhiễm trùng, để lại sẹo...

Ngoài ra, tỷ lệ tái phát mộng thịt sau phẫu thuật cũng rất cao tùy từng kỹ thuật. Nhất là khi bệnh nhân tiếp tục để mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Điều trị

Điều trị y tế đối với bệnh mộng thịt là cần thiết khi các triệu chứng nặng và có xu hướng tiến triển nghiêm trọng, gây suy giảm thị lực. Mục tiêu điều trị mộng thịt nhằm cải thiện triệu chứng và tốt hơn nữa là loại bỏ hoàn toàn khối u này để ngăn chặn các biến chứng khó lường.

Một số biện pháp điều trị mộng thịt được đánh giá cao như:

Điều trị triệu chứng 

Một số chọn lựa tích cực giúp cải thiện triệu chứng mộng thịt, bao gồm:

  • Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ giúp giảm khô và kích ứng mắt;
  • Thuốc nhỏ mắt steroid giúp giảm viêm, sưng đỏ;

Thuốc nhỏ mắt giúp cải thiện cảm giác khô ngứa, sưng viêm mắt

Lưu ý, thuốc nhỏ mắt có rất nhiều loại, kê toa hoặc không kê toa. Khuyến cáo người bệnh nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng loại phù hợp. Tránh tự ý dùng ngăn ngừa các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau:

  • Chườm đắp gạc ấm lên mắt;
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E tốt cho mắt;
  • Không hút thuốc lá chủ động và thụ động, vì khói thuốc lá cũng có thể gây kích ứng mắt;

Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp khối u mộng thịt gây suy giảm thị lực, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Phẫu thuật mộng thịt là thủ thuật lại bỏ khối u khỏi mắt. Sau đó, cấy ghép một mảnh kết mạc mắt nhân tạo vào thay thế, được lấy từ đoạn sau của mí mắt trên. Quá trình này được thực hiện trong phòng mổ, dưới trạng thái gây tê tại chỗ và thường mất khoảng 30 - 45 phút.

Phẫu thuật loại bỏ mộng thịt và thay thế kết mạc mắt đem lại hiệu quả điều trị cao

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải đeo băng che mắt từ 1 - 2 ngày hoặc cho đến khi mắt không còn cảm giác khó chịu. Kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid trong vòng vài tuần hoặc vài tháng để xoa dịu các triệu chứng viêm, giảm nguy cơ hình thành các tổn thương mới.

Trường hợp cần thiết có thể sử dụng mitomycin C và 5-fluorouracil nhằm ngăn chặn sự phát triển trở lại của khối u mộng thịt. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ làm tổn thương giác mạc hoặc củng mạc. Do đó, hãy chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ phát triển bệnh mộng thịt hoặc mong muốn làm chậm sự phát triển của nó, hãy tuân thủ thực hiện các biện pháp tích cực sau:

  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm và đội mũ rộng vành mọi lúc, kể cả khi trời nhiều mây.
  • Chọn kính râm có độ chống tia UVA và UVB cao, tốt nhất là từ 99 - 100%.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo để duy trì độ ẩm cho mắt, nhất là khi bạn đang sống ở nơi có khí hậu khô hanh, nhiều gió bụi.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi hay bị đau mắt, cộm sưng, đỏ viêm và ngứa rát là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Khối u mộng thịt có phải ung thư không?

3. Nguyên nhân tại sao mắt tôi phát triển mộng thịt?

4. Cần làm những xét nghiệm nào để chẩn đoán mộng thịt?

5. Khối mộng thịt có tự khỏi không?

6. Tôi nên điều trị mộng thịt bằng phương pháp nào tốt nhất?

7. Có cần phẫu thuật loại bỏ mộng thịt không?

8. Những rủi ro tôi có thể gặp phải khi phẫu thuật mộng thịt?

9. Chi phí phẫu thuật mộng thịt tốn bao nhiêu? Quá trình phẫu thuật mất bao lâu?

10. Bệnh mộng thịt có tái phát trở lại sau phẫu thuật không?

Hầu hết các trường hợp phát triển mộng thịt thường không quá nguy hiểm. Chỉ cần được phát hiện sớm và phẫu thuật loại bỏ kịp thời, thị lực của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng ngược lại, nguy cơ mù lòa vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm. Khuyến khích thăm khám nhãn khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của mộng thịt.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Nhược Thị
Nhược thị xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một bên mắt của trẻ yếu hơn mắt còn lại và suy giảm thị lực, gặp vấn…
Bệnh Đục Thủy Tinh Thể
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ…
Rách giác mạc
Rách giác mạc là bệnh lý nhãn khoa rất dễ…
Bệnh U kết mạc mắt
U kết mạc mắt là sự phát triển triển của…
Cận Thị

Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao qua từng năm.…

Bệnh Quáng Gà

Quáng gà là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về mắt từ nhẹ đến nặng hoặc do thiếu hụt…

Bệnh Viễn Thị

Viễn thị là một trong những vấn đề về mắt phổ biến, khó nhìn rõ khác vật ở gần, gây…

Bong võng mạc

Bong võng mạc là bệnh lý về mắt nguy hiểm, có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua